Phân bố độ thường gặp

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 88 - 95)

7. Cấu trúc luận án

3.2.5.1.Phân bố độ thường gặp

Một trong những đặc điểm phản ánh được sự phân bố của thực vật trong quần xã đó là độ thường gặp của chúng [68]. Những loài phổ biến là những loài có độ thường gặp cao trong quần xã. Sự phân bố về độ thường gặp các loài ở mỗi sinh cảnh được mô tả bằng biểu đồ hình hộp (Hình 3.11).

Biểu đồ còn thể hiện tỷ lệ số loài trong mỗi quần xã ở mức 25%, 50% và 75% tổng số loài ở mỗi độ thường gặp. Những điểm nằm ngoài đường Whisker (còn gọi là

16.1 3 2.4 3 2.4 0.6 0.6 47 2.4 3.6 16.1 6.5 1.8 Đơn vị : % Cho gỗ

Nguyên liệu giấy sợi Tinh dầu Dầu béo Cho nhựa Làm thuốc Chất nhuộm Cây cảnh

78

outlier) thể hiện là những loài có độ thường gặp cao vượt trội so với độ thường gặp của phần lớn các loài còn lại. Qua đó cho biết mức độ tập trung phần lớn độ thường gặp của các loài ở khoảng nào.

Ở sinh cảnh thuộc các vùng đất cát di động, các loài có độ thường gặp khá cao. Ở sinh cảnh DĐ_VB_TP_HL độ thường gặp dao động từ 20% - 100%, DĐ_VB_GL (50 - 100%), DĐ_VB_VL, DĐ_NĐ_VB_TP_HL và DĐ_NĐ_VB_VL các loài có độ thường gặp đều là 100% (Hình 3.11).

Hình 3.11. Biểu đồ hình hộp mô tả phân bố độ thường gặp ở các sinh cảnh

Đối với vùng đất cát cố định ngập nước và không ngập nước, độ thường gặp khá đa dạng, chỉ có 2 sinh cảnh bắt gặp loài có độ thường gặp 100%, 2 sinh cảnh xuất hiện loài có độ thường gặp trên 90%, 3 sinh cảnh hiện diện loài có độ thường gặp cao hơn 80%, còn lại độ thường gặp của loài cao nhất trong các sinh cảnh này đều thấp hơn 90%. Sinh cảnh NN_VB_VL chỉ có loài với độ thường gặp là 50%. Ở sinh cảnh NNĐK_VB_TP_HL và NĐ_HL_K có 75% số loài ở sinh cảnh đó có độ thường gặp dưới 10%; sinh cảnh VB_TP_HL_K có 75% số loài có độ thường gặp dưới 15%; VB_VL_K là 20%. Ở sinh cảnh NNĐK_NĐ_HL, NN_NĐ_HL, VB_TP_HL_A, VB_VL_K có ít nhất 75% tổng số loài có độ thường gặp dưới 25%; NNĐK_VB_GL dưới 30%; NĐ_HL_A dưới 40%; NĐ_GL_K và NĐ_VL_K là 50% (Hình 3.11).

79

Bảng 3.13. Thống kê số lượng loài ở các bậc độ thường gặp theo Raunkiaer (1934), Phan Nguyên Hồng và cs. (1978)

Raunkiaer, 1934 Phan Nguyên Hồng và cs. 1978

A B C D E TG IG NN Tổng số loài SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Raunkiaer 53 14 9 8 16 A>B>C>D <E VB_TP_HL_K 138 84,66 20 12,27 2 1,23 3 1,84 0 0 A>B>C<D >E 3 1,84 13 7,98 147 90,18 163 NĐ_HL_K 162 86,63 18 9,63 4 2,14 3 1,6 0 0 A>B>C>D >E 3 1,6 16 8,56 168 89,84 187 VB_GL_K 71 73,96 19 19,79 4 4,17 1 1,04 1 1,04 A>B>C>D =E 4 4,17 16 16,67 76 79,17 96 NĐ_GL_K 27 47,37 16 28,07 8 14,04 4 7,02 2 3,51 A>B>C>D >E 14 24,56 16 28,07 27 47,37 57 VB_VL_K 75 77,32 12 12,37 6 6,19 3 3,09 1 1,03 A>B>C>D >E 7 7,22 12 12,37 78 80,41 97 NĐ_VL_K 25 56,82 5 11,36 7 15,91 0 0 7 15,91 A>B>C>D <E 11 25 8 18,18 25 56,82 44 VB_TP_HL_A 69 69,7 19 19,19 9 9,09 1 1,01 1 1,01 A>B>C>D =E 4 4,04 20 20,2 75 75,76 99 NĐ_HL_A 33 53,23 18 29,03 5 8,06 5 8,06 1 1,61 A>B>C>D >E 11 17,74 18 29,03 33 53,23 62 NĐ_GL_A 41 70,69 9 15,52 6 10,34 2 3,45 0 0 A>B>C>D >E 5 8,62 12 20,69 41 70,69 58 NNĐK_VB_TP_ HL 50 86,21 5 8,62 2 3,45 1 1,72 0 0 A>B>C>D >E 2 3,45 3 5,17 53 91,38 58

80

Raunkiaer, 1934 Phan Nguyên Hồng và cs. 1978

A B C D E TG IG NN Tổng số loài SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % NNĐK_VB_GL 21 67,74 4 12,9 4 12,9 2 6,45 0 0 A>B>C>D >E 3 9,68 7 22,58 21 67,74 31 NNĐK_NĐ_HL 41 70,69 11 18,97 5 8,62 1 1,72 0 0 A>B>C>D >E 2 3,45 8 13,79 48 82,76 58 DĐ_NĐ_VB_TP _HL 0 0 0 0 0 0 0 0 4 100 A=B=C=D <E 4 100 0 0 0 0 4 DĐ_NĐ_VB_VL 0 0 0 0 0 0 0 0 1 100 A=B=C=D <E 1 100 0 0 0 0 1 DĐ_VB_TP_HL 3 37,5 2 25 1 12,5 1 12,5 1 12,5 A>B>C=D =E 3 37,5 2 25 3 37,5 8 DD_VB_VL 0 0 0 0 6 100 0 0 0 0 A=B<C>D =E 6 100 0 0 0 0 6 DĐ_VB_GL 0 0 0 0 0 0 3 75 1 25 A=B=C<D >E 4 100 0 0 0 0 4 NN_NĐ_HL 19 67,86 5 17,86 2 7,14 2 7,14 0 0 A>B>C=D >E 4 14,29 3 10,71 21 75 28 NN_VB_VL 5 100 0 0 0 0 0 0 0 0 A>B=C=D =E 5 100 0 0 0 0 5 Toàn thảm 288 92,61 16 5,15 5 1,61 2 0,64 0 0 A>B>C>D >E 5 1,61 12 3,86 294 94,53 311

Ghi chú: SL – số lượng loại; % - tỷ lệ %; TG - thường gặp; IG - ít gặp; NN – ngẫu nhiên; A – lớp A (độ thường gặp nhỏ hơn 20%); B – lớp B (độ thường gặp từ 20% đến dưới 40%); C – lớp C (độ thường gặp từ 40% đến dưới 60%); D – lớp D (độ thường gặp từ 60% đến dưới 80%); E – lớp E (độ thường gặp từ 80% đến dưới 100%)

81

Như vậy, sự phân bố độ thường gặp ở các sinh cảnh có sự khác nhau. Ngoại trừ các sinh cảnh ở vùng đất cát di động và NN_VB_VL, các sinh cảnh còn lại có phần lớn số loài (ít nhất 75% tổng số loài ở mỗi sinh cảnh) có độ thường gặp dưới 50% (Hình 3.11).

Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ thường gặp của các loài ở các sinh cảnh chúng tôi thống kê kết quả về số lượng loài ở các mức độ thường gặp theo Phan Nguyên Hồng và cs. [15], Raunkiaer [105] được thể hiện ở Bảng 3.13. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết ở mỗi sinh cảnh thì loài bắt gặp ngẫu nhiên và loài ít gặp có số lượng lớn hơn những loài thường gặp ngoại trừ các cồn cát di động ven biển và trong nội địa, sinh cảnh đất ngập nước thường xuyên ven biển Vĩnh Linh. Đối với các sinh cảnh ở các vùng đất cát khô, cát ẩm không ngập nước và đất cát ngập nước định kỳ như: VB_TP_HL_K, NĐ_HL_K, VB_GL_K, NĐ_GL_K,

VB_VL_K, NĐ_VL_K, VB_TP_HL_A, NĐ_HL_A, NĐ_GL_A,

NNĐK_VB_TP_HL, NNĐK_VB_GL, NNĐK_NĐ_HL có số loài bắt gặp ngẫu nhiên lớn hơn loài ít gặp và số loài ít gặp lớn hơn số loài thường gặp. Tuy vậy, vùng đất cát nội đồng Vĩnh Linh khô (NĐ_VL_K) có số loài thường gặp cao hơn số loài ít gặp.

Ở vùng đất cát di động nằm sâu trong nội địa, đất cát di động ven biển ở Gio Linh (DĐ_VB_GL) và Vĩnh Linh (DĐ_VB_VL) chỉ có các loài thường gặp. Trong khi đó, vùng đất cát di động ven biển Triệu Phong và Hải Lăng (DĐ_VB_TP_HL) vừa có sự hiện diện các loài thường gặp, ít gặp và ngẫu nhiên. Trong đó số loài ít gặp có số lượng thấp hơn loài thường gặp và ngẫu nhiên.

Đối với vùng đất cát ngập nước thường xuyên, ở vùng ven biển Vĩnh Linh (NN_VB_VL) cũng chỉ có các loài thường gặp. Ở vùng đất cát nội đồng Hải Lăng có sự hiện diện của loài thường gặp, ít gặp và ngẫu nhiên. Số loài ngẫu nhiên cao hơn số loài thường gặp, số loài thường gặp lớn hơn số loài ít gặp.

Khi xét trên toàn thảm, độ thường gặp giảm, chỉ có 5 loài thường gặp: Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Nây (Mischocarpus poilane), Các hoa pirre (Cleistanthus pierrei), Cù đèn (Croton heteocarpus), Trang son (Ixora coccinea); 15 loài ít gặp và hầu hết là loài bắt gặp ngẫu nhiên (294 loài). Có đến 135 loài có độ thường gặp nhỏ hơn 1%, 235 loài có độ thường gặp nhỏ hơn 5%, 252 loài có

82

độ thường gặp nhỏ hơn 10% (độ thường gặp nhỏ hơn 7%) của độ thường gặp lớn nhất (69,14%). Chỉ 17 loài có độ thường gặp lớn hơn 25% và 5 loài lớn hơn 50%. Có 62 loài có độ thường gặp là 0,22% (chỉ bắt gặp ở 1 ô tiêu chuẩn), 34 loài bắt gặp ở 2 ô tiêu chuẩn (độ thường gặp là 0,44%), 22 loài bắt gặp ở 3 ô tiêu chuẩn (0,66%), 17 loài bắt gặp ở 4 ô tiêu chuẩn (độ thường gặp 0,88%) (Hình 3.12). Như vậy, từ kết quả trên cho thấy xu hướng chung về phân bố của độ thường gặp theo đặc điểm: số loài ngẫu nhiên > số loài ít gặp> số loài thường gặp.

Độ thường gặp của các loài giảm khi xét trên diện tích lớn. Sự thay đổi của độ thường gặp này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bossuyt và cs. [46]. Ở diện tích lớn, tỷ lệ các loài hiếm cao trong khi đó ở diện tích nhỏ hơn các loài thường gặp có tỷ lệ tăng cao.

Hình 3.12. Biểu đồ phân bố độ thường gặp trên toàn thảm thực vật tự nhiên

Raunkiaer (1934) lại phân chia độ thường gặp thành 5 mức, qua thống kê về sự phân bố số lượng loài ở các mức độ thường gặp để đánh giá đặc điểm đồng đều (homogeneous community) hay không đồng đều (heterogeneous community) của quần xã. Kết quả nghiên cứu về độ thường gặp Thực vật hạt kín ở các sinh cảnh và trên toàn thảm thực vật tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị thể hiện ở Bảng 3.13. Từ kết quả nghiên cứu ở bảng cho thấy, tỷ lệ các loài có độ thường gặp ở mỗi lớp ở các sinh cảnh có sự khác nhau và tỷ lệ này khi xét trên toàn thảm cũng có sự

83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thay đổi. Khi xét trên toàn thảm, hầu hết các loài (92,61%) có độ thường gặp thuộc lớp A (độ thường dặp dưới 20%), 5,15% tổng số loài có độ thường gặp từ 20% - 40% (lớp B), 1,61% tổng số loài có độ thường gặp từ 40% - 60% (lớp C) và chỉ 0,64% tổng số loài có độ thường gặp từ 60%-80% (lớp D).

Một quần xã hay thảm thực vật có số loài với độ thường gặp ở lớp A lớn hơn lớp B lớn hơn lớp C lớn hơn hoặc bằng lớp D và nhỏ hơn lớp E (phân bố độ thường gặp chuẩn theo Raunkiaer: A>B>C>=D<E) là quần xã hay thảm thực vật đồng nhất (homogeneous community) trong trường hợp khác là quần xã không đồng nhất. Đối với một thảm thực vật hay quần xã đồng đều thì tỷ lệ lớp E nhất định phải cao hơn lớp D [92]. Những loài thuộc lớp E (có độ thường gặp lớn hơn 80%) thường được gọi là loài ổn định (constant species). Những loài này đóng vai trò quan trọng trong phân biệt với quần xã khác.

Thảm thực vật phân bố ở các điều kiện sinh cảnh của vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có phổ phân bố độ thường gặp khác biệt với phổ của Raunkiaer ngoại trừ vùng đất cát cố định nội đồng Vĩnh Linh khô. Bên cạnh đó, ở một số sinh cảnh chỉ có sự hiện diện của độ thường gặp của một lớp duy nhất: vùng đất cát di động nội đồng Vĩnh Linh và Hải Lăng lớp E đạt đến 100%, vùng đất cát di động ven biển Vĩnh Linh lớp C đạt 100%, vùng đất ngập nước thường xuyên ven biển Vĩnh Linh lớp A đạt 100%. Như vậy, hầu hết tất cả thảm thực vật tự nhiên phân bố trong các sinh cảnh trên đều là quần xã thực vật không đồng nhất ngoại trừ ở vùng đất cát nội đồng Vĩnh Linh khô và vùng đất cát di động trong nội đồng Vĩnh Linh và Hải Lăng.

Bên cạnh đó, tính chất quần xã hay thảm thực vật đồng nhất hay không đồng nhất cũng phụ thuộc vào diện tích nghiên cứu [122]. Ở một diện tích nhỏ có thể là thảm thực vật đồng nhất nhưng với diện tích lớn lại là thảm thực vật không đồng nhất. Vì vậy, khi xét trên toàn thảm thực vật tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, độ thường gặp của các loài cũng có sự thay đổi, do vậy tỷ lệ giữa các lớp của độ thường gặp thay đổi rất nhiều. Khi so sánh phổ độ thường gặp ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị với của Raunkiaer cho thấy thảm thực vật tự nhiên ở đây là không đồng nhất. Ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau, sự phân bố của các loài tại các sinh cảnh đó có sự khác nhau đã góp phần tạo ra kiểu

84 thảm thực vật không đồng đều.

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 88 - 95)