7. Cấu trúc luận án
3.2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tra cứu 311 loài phân bố ở thảm thực vật tự nhiên và xác định được 136 loài Thực vật hạt kín (chiếm 43,7%) phân bố ở các quần xã thực vật tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có giá trị sử dụng (Bảng 3.12 và Hình 3.10). Có 32 loài mang nhiều giá trị sử dụng khác nhau, trong đó 28 loài có hai giá trị sử dụng và 4 loài có ba giá trị sử dụng (xem Phụ lục 1). Giá trị sử dụng của Thực vật hạt kín ở vùng đất cát khá đa dạng như: cho gỗ, nguyên liệu giấy sợi, tinh dầu, dầu béo, cho nhựa, làm thuốc, chất nhuộm, cây cảnh, thức ăn cho người, thức ăn cho gia súc, vật liệu xây dựng, nhưng không có thực vật cho tanin.
Bảng 3.12. Đa dạng giá trị sử dụng của Thực vật hạt kín vùng đất cát tỉnh Quảng Trị
Stt Công dụng Số loài Tỷ lệ %
Tổng số loài có giá trị sử dụng 136 43,7
1 Cho gỗ 27 16,07
2 Nguyên liệu giấy sợi 5 2,98
3 Tinh dầu 4 2,38 4 Dầu béo 1 0,6 5 Cho nhựa 1 0,6 6 Làm thuốc 79 47,02 7 Chất nhuộm 4 2,38 8 Cây cảnh 6 3,57
9 Thức ăn cho người 27 16,07
10 Thức ăn cho gia súc 11 6,55
11 Vật liệu xây dựng 3 1,79
77
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số loài có giá trị sử dụng
Các loài thực vật làm thuốc ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị phong phú nhất với 79 loài, tiếp đến là cây cho gỗ và cây làm thức ăn cho người (27 loài), thực vật làm thức ăn cho gia súc gồm 11 loài, cây làm cảnh (6 loài), cây lấy sợi (5 loài), cây cho tinh dầu và cây cho chất nhuộm cùng có 4 loài, cây sử dụng trong xây dựng gồm 3 loài, cây cho dầu béo và cây cho nhựa chỉ có 1 loài.
Từ kết quả trên cho thấy giá trị sử dụng của thực vật vùng đất cát khá đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị, có tiềm năng mang lại giá trị kinh tế đối với người dân địa phương.