Đặc điểm các quần xã thuộc lớp Rừng kín

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 124 - 125)

7. Cấu trúc luận án

3.5.2. Đặc điểm các quần xã thuộc lớp Rừng kín

Lớp Rừng kín bao gồm 8 quần xã phân bố ở vùng đất cát cố định gồm đất cát cố định ẩm, đất cát cố định khô (xem Phụ lục 6). Rừng phân bố ở các phân vùng như: ven biển Hải Lăng-Triệu Phong, nội đồng Hải Lăng, nội đồng Gio Linh, ven biển Vĩnh Linh. Các quần xã trong lớp rừng thuộc phân lớp rừng kín thường xanh. Trong số 8 quần xã, có 2 quần xã phân bố trên đất cát cố định khô và 6 quần xã phân bố trên đất cát cố định ẩm. Rừng phân bố ở vùng đất cát cố định ẩm có chiều cao tán rừng trên 10m trong khi đó rừng phân bố trên đất cát khô có chiều cao thấp hơn.

Tỷ lệ dạng sống Me ở lớp Rừng dao động từ 10 - 25,6% tổng số loài, dạng sống Mi dao động trong khoảng 25 - 41,7%. Mật độ trung bình trên 100m2 của dạng sống Me dao động từ 3,3 - 11,1 cây. Mật độ trung bình của dạng sống Mi dao động từ 10,2 - 72 cây.

Dạng sống Na cũng có số loài lớn, tỷ lệ dao động từ 18,9 - 27,8% tổng số loài. Tỷ lệ này thấp hơn so với số loài có dạng sống Mi (25 - 41,7%). Mật độ trung bình của dạng sống Na rất lớn, dao động trong khoảng 34 - 248 cây.

Dạng sống Lp cũng có số loài tương đối cao trong quần xã (8,3 - 17,6%) cao hơn các dạng sống Pp (0 - 2,9%), Ep (0 - 6,8%), He (0 - 8,3%), Cr (0 - 7,9%), Th (1,4 - 8,8%). Cây mọng nước (dạng sống Sp) và cây chồi sát đất (dạng sống Ch) không có sự hiện diện ở lớp Rừng. Cây ký sinh hoặc bán ký sinh chỉ xuất hiện ở 2 trong 8 quần xã thuộc lớp rừng. Mật độ trung bình của dạng sống Lp dao động trong khoảng 1,8 - 67 cây. Mật độ trung bình các loài có dạng sống Pp rất thấp, biến động từ 0 đến 0,9 cây. Các loài có dạng sống Ep có mật độ trung bình biến động từ 0 đến 29 cây, cao hơn dạng sống Ch có mật độ trung bình từ 0 - 2,2

114

cây. Các loài có dạng sống He, Cr, Th có mật độ cá thể khá lớn. Dạng sống He có mật độ trung bình dao động từ 0-3047,3 cây, dạng sống Cr là 0 - 160 cây và Th là 11 - 241 cây.

Lớp Rừng có cây chồi trên chiếm ưu thế, trong đó chủ yếu là cây có dạng sống Me (gỗ vừa), gỗ nhỏ hoặc bụi lớn (Mi), cây bụi lùn (Na) và cây thân leo (Lp). Các quần xã thuộc lớp rừng kín có cấu trúc gồm 3 tầng: tầng tán, dưới tán và tầng cây bụi-thảm mục.

Rừng phân bố ở vùng ven biển Hải Lăng-Triệu Phong, tầng tán ưu thế bởi Trâm bù (Syzygium corticosum), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum) và Rỏi mật (Garcinia ferrea). Đối với vùng nội đồng Hải Lăng, nội đồng Gio Linh và ven biển Vĩnh Linh tầng tán được tạo thành từ các loài như: Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Dẻ cau (Lithocarpus concentricus), Sơn quả (Gluta wrayi), Dẻ gai (Castanopsis indica).

Tầng dưới tán ở tất cả các quần xã thuộc lớp rừng có sự hiện diện của Bùi (Ilex brevicuspis). Riêng rừng ở nội đồng Gio Linh có sự ưu thế của Tràm (Melaleuca cajuputi). Ngoài ra thường gặp các loài như Cách hoa pierre (Cleistanthus pierrei), Nây (Mischocarpus poilane), Ma ca (Rapanea linearis), Thiểu nhụy hải nam (Meiogyne hainanensis),...

Tầng cây bụi và cây thảo gồm các loài: Tân bời merri (Neolitsea merrilliana), Cù đèn (Croton heteocarpus), Trang son (Ixora coccinea), Mao tái (Eriachne pallescens), Mồm nốt (Ischaemum barbatum var. lodiculare), Cầu bản (Sphaerocaryum malaccense),... Các loài thực vật ngoại tầng gồm các cây leo, cây bì sinh như: Tiêu núi (Piper montium), Lấu bò (Psychotria serpens), Cẩm cù xoan ngược (Hoya kerrii), Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae), Kim cang lá xoan (Smilax ovalifolia),...

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)