Đặc điểm các quần xã thuộc lớp Rú

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 125 - 128)

7. Cấu trúc luận án

3.5.3.Đặc điểm các quần xã thuộc lớp Rú

Lớp rú gồm 53 quần xã phân bố trên đất cát ẩm, đất cát khô và đất cát ngập nước định kỳ (xem Phụ lục 7). Lớp rú bao gồm các rú kín, rú thưa có tạo tán và rú thưa không tạo tán. Chiều cao của các quần xã thay đổi từ 4 - 8m. Ở những quần xã thuộc nhóm rú thưa không tạo tán, các loài Thực vật hạt kín thường mọc đan với nhau tạo thành từng cụm (lùm) do đó không có cấu trúc phân tầng

115

rõ rệt. Mỗi một cụm thường có các loài cây gỗ hoặc bụi lớn mọc vươn cao ở trung tâm, xung quanh phía dưới là các cây gỗ hoặc cây bụi nhỏ hơn và cây thảo. Các cụm thường phân bố cách xa hoặc gần nhau. Những quần xã này chỉ phân bố trên đất cát cố định khô.

- Rú ở vùng đất ngập nước định kỳ

Đối với các quần xã thuộc lớp Rú phân bố ở vùng đất ngập nước định kỳ (12 quần xã), các loài dạng sống Mi có tỷ lệ cao (5,7 - 45,4%). Các loài dạng sống He (4,5 - 40%), Th (0 - 37,1%), Na (0 - 33,3%) và Cr (0 - 33,3%) cũng chiếm ưu thế ở môi trường ngập nước này. Dạng sống Pp và Sp không có sự hiện diện ở các rú phân bố ở môi trường đất ngập nước. Dạng sống Lp, Ep và Ch xuất hiện rải rác ở một số rú.

- Rú ở vùng đất cát cố định không ngập nước

Rú phân bố trong môi trường đất cát cố định không ngập nước gồm 41 quần xã, trong đó có 1 quần xã phân bố ở vùng đất cát ẩm. Các loài thực vật có dạng sống Mi dao động từ 5,7 - 56,7%. Dạng sống Mi vẫn là dạng sống có số loài ưu thế ở các quần xã thuộc lớp Rú. Dạng sống Na (10 - 35,3%), He (0 -2 6,2%) và Th (0 - 25,5%) cũng là những dạng sống có số loài ưu thế ở các quần xã thuộc lớp này, tiếp đến là dạng sống Cr (0-10,5%), Ep (0-9,1%). Dạng sống Pp và Ch có số loài thấp và xuất hiện không nhiều ở các quần xã. Dạng sống Sp không xuất hiện ở quần xã kiểu rú.

Đối với các loài như xương rồng, xương rắn, thuốc dấu thân có mọng nước cũng có xuất hiện rải rác ở các quần xã thuộc lớp rừng và rú. Tuy nhiên, đối với xương rồng có chiều cao trên 2m lại được xếp vào dạng sống Mi; xương rắn và thuốc dấu lại được xếp vào dạng sống Na [5].

Những quần xã thuộc lớp Rú có tạo tán thường hình thành 2 tầng: tầng tán và tầng cây bụi với cây thảo. Những quần xã thuộc lớp Rú không tạo tán thì các cây gỗ hoặc cây bụi thường mọc theo cụm (hay lùm). Các loài cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn thường mọc tại trung tâm của cụm, các loài cây bụi lớn hoặc cây bụi thấp hơn mọc xen giữa và xung quanh cụm. Các loài cây thảo mọc dưới tán hoặc phần trống ngoài cụm. Rú phân bố trên tất cả các phân vùng đất cát tỉnh Quảng Trị.

116

Rú trên đất cát ngập nước định kỳ là những rú thưa và có thể xếp vào thành 2 nhóm: nhóm quần xã ưu thế bởi Tràm (Melaleuca cajuputi) và nhóm quần xã ưu thế bởi Ba chạc (Euodia lepta) và Tràm (Melaleuca cajuputi). Mỗi nhóm quần xã trên gồm 6 quần xã.

Nhóm ưu thế bởi Tràm (Melaleuca cajuputi), tầng tán được tạo thành bởi loài Tràm; tầng cây bụi và thân thảo gồm có các loài như: An bích lông khoằm (Osbeckia stellata), Dứa dại (Pandanus tectorius), Dành dành (Gardenia angusta), Mao tái (Eriachne pallescens), Chanh lương (Leptocarpus disjunctus), Nhĩ lam (Utricularia coerulea), Mồm nốt (Ischaemum barbatum var. lodiculare), Cốc tinh thảo (Eriocaulon sexangulare), Bần thảo rìa (Eremochloa ciliaris), Luân thảo wallich (Rolata wallichii),...

Nhóm quần xã ưu thế bởi Tràm (Melaleuca cajuputi) và Ba chạc (Euodia lepta) tầng tán được tạo thành bởi hai 2 loài ưu thế này; tầng cây bụi và cây thảo có sự hiện diện của các loài như: An bích lông khoằm (Osbeckia stellata), Dứa dại (Pandanus tectorius), Dành dành (Gardenia angusta), Mua đa hùng (Melastoma affine), Luân thảo wallich (Rolata wallichii), Năng nâu (Eleocharis atropurpurea), Năng ngọt (Eleocharis dulcis), Cốc tinh thảo (Eriocaulon sexangulare), Cói làm chiếu (Cyperus malaccensis), San nước (Paspalum paspaloides), Bèo lục bình (Eichhornia crassipes),...

Các quần xã phân bố trên đất không ngập nước gồm 41 quần xã, có thể chia làm 2 nhóm dựa trên cấu trúc phân tầng và không phân tầng. Nhóm quần xã không phân tầng gồm 23 quần xã, nhóm quần xã có phân tầng (rú kín hoặc thưa) gồm 18 quần xã.

Các loài tạo tán hoặc các loài cây gỗ bụi lớn mọc ở trung tâm của mỗi lùm ở vùng ven biển Hải Lăng-Triệu Phong, chủ yếu các loài: Trâm bù (Syzygium corticosum), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Ma ca (Rapanea linearis), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Rè muôi (Cinnamomum melastomaceum), đôi khi gặp cả Tràm (Melaleuca cajuputi). Trong khi ở vùng ven biển Gio Linh là các loài như Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Rè muôi (Cinnamomum melastomaceum), đôi khi có sự hiện diện của Dẻ cau (Lithocarpus concentricus). Các quần xã phân bố ở vùng nội đồng Hải Lăng, nội đồng Gio Linh, ven biển Vĩnh Linh, nội đồng

117

Vĩnh Linh tầng tán hoặc cây gỗ và bụi lớn cùa lùm gồm: Sơn quả (Gluta wrayi), Dẻ cau (Lithocarpus concentricus), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Dẻ gai (Castanopsis indica), Trâm bù (Syzygium corticosum), ở vùng nội đồng Hải Lăng đôi khi là Ma ca (Rapanea linearis).

Các loài cây bụi mọc ở tầng thấp: Cù đèn (Croton heteocarpus), Trang son (Ixora coccinea), Cách hoa pierre (Cleistanthus pierrei), Nây (Mischocarpus poilane), Dầu đắng (Lindera myrrha), Cổ ướm (Archidendron bauchei), Diệp hạc châu thái (Phyllanthus thaii), Sầm tán (Memecylon umbellatum), Gai xanh (Severinia monophylla), Dứa dại (Pandanus tectorius), Tân bời merri (Neolitsea merrilliana),... cùng với các loài thân thảo như: Mao tái (Eriachne pallescens), Mồm nốt (Ischaemum barbatum var. lodiculare), Cầu bản (Sphaerocaryum malaccense), Hương lâu (Dianella nemorosa), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Bích trai burmann (Cyanotis burmanniana),...

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 125 - 128)