Chất lượng đào tạo nghề kế toán

Một phần của tài liệu Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường cao đăng nghề tây ninh (Trang 27)

Chất lượng đào tạo nghề kế toán có thể hiểu là kết quả đạt được của quá trình đào tạo liên tục nhằm đảm bảo cho học sinh – sinh viên đạt được những kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp: có đủ phẩm chất, khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn kế toán, tổ chức công tác kế toán tại đơn vị đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Tạo khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công việc thuộc lĩnh vực kế toán doanh nghiệp.

Mặt khác, ngoài khả năng chuyên môn thì hiện nay nhà tuyển dụng còn đánh giá chất lượng lao động qua khả năng thích nghi, học tập trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp, với các tiêu chí cơ bản như:

19

Tính chuyên nghiệp trong làm việc: Khả năng quyết đoán, tư duy sáng tạo

và xử lý linh hoạt trong mọi tình huống là tiêu chí đánh giá nhân viên kế toán đầu tiên. Tuy nhiên hầu hết nhân viên kế toán thường bỏ qua yếu tố này. Đó cũng là lý do mà hệ thống hoạt động của doanh nghiệp rơi vào gián đoạn, trì trệ. Vì vậy, nhân viên kế toán phải có tính chuyên nghiệp trong làm việc, dám đương đầu với mọi thử thách mà không ngại khó khăn, để phát triển hết khả năng của mình.

Hiệu quả thực hiện các mục tiêu đặt ra: Thường thì việc cam kết thực hiện

công việc được thông qua hợp đồng lao động giữa hai bên. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể đưa ra mục tiêu công việc để nhân viên kế toán đáp ứng và thực hiện chúng. Đó cũng là một tiêu chí cơ bản để đánh giá nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp phát triển luôn có nguồn lao động làm việc mạnh mẽ, hăng say với tinh thần sôi nổi theo một chí hướng phát triển. Và những người làm ở bộ phận kế toán chính là người tăng năng suất đem đến nguồn lợi to lớn, đồng thời cải thiện mức sống cho mình thông qua tiền lương, thưởng mỗi tháng.

Có tính hợp tác và học hỏi kinh nghiệm: Kiến thức là thứ vô tận để mỗi

một con người trau dồi, khám phá. Thì đối với một nhân viên kế toán cũng vậy, họ có năng lực, có kiến thức chuyên môn, được công ty thừa nhận nhưng vẫn cần phải có sự tích cực hợp tác, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để phát triển bản thân nói chung và toàn thể công ty nói riêng.

Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: Tiêu chí đánh giá nhân viên

kế toán cũng như bất cứ nhân viên nào khác trong doanh nghiệp, là đều phải có tinh thần trách nhiệm với công việc mà mình đang đảm nhiệm. Luôn đặt mục tiêu với công việc và sẵn sàng lăn xả bất cứ việc gì của mình. Tất cả mọi thứ đều có thể học hỏi, vận dụng phương pháp để đưa ra giải quyết công việc nhanh chóng hơn. Nói cách khác, một nhân viên kế toán được đánh giá tốt là một người biết nhận thức, có ý thức trách nhiệm với công việc và bản thân mình.

Thái độ tích cực, vui vẻ, hòa đồng: Đối với một người làm kế toán, khi gặp

bất cứ khó khăn nào trong công việc, cần phải giữ cho mình thái độ bình tĩnh, tỉnh táo để có thể giải quyết mọi việc hiệu quả. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá nhân viên kế

20

toán tại nơi tập thể là họ cần phải có thái độ thân thiện, hòa đồng và khiêm nhường, để tạo nên những yếu tố tích cực giúp họ thành công trong công việc.

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp.

Từ những tiêu chuẩn đánh giá đã được đề ra trong thông tư 15/2017/TT- BLĐTBXH thì chúng ta có thể khái quát được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề kế toán nói riêng là: Cơ sở vật chất; Chất lượng đội ngũ giáo viên; chương trình đào tạo; người học nghề; đội ngũ quản lý và chính sách quản lý; nguồn lực tài chính của nhà trường.

Cơ sở vật chất: Bao gồm: Hệ thống giảng đường, xưởng thực hành, phòng

thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ dạy và học, thư viện và nguồn tài liệu đáp ứng nhu cầu người học.

Luật giáo dục nghề nghiệp (2014): “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thiết bị đào tạo theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương”. Để nâng cao chất lượng đào tạo, yếu tố cơ sở vật chất được xem là tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá. Phòng học, máy móc, trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong quá trình đào tạo, nó giúp người học có điều kiện để thực hành có thể hoàn thiện kỹ năng.

Để đảm bảo sau khi tốt nghiệp, người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, đó là tiếp cận ngay và làm chủ cộng nghệ sản xuất nơi công tác một cách có hiệu quả, thì cơ sở đào tạo nghề phải có cơ sở vật chất – trang thiết bị thực hành đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo; thậm chí, công nghệ phải đi trước công nghệ của nền sản xuất. Trường đào tạo nghề phải có các phòng học bộ môn phù hợp với từng ngành học, cấp học, phải có thư viện hiện đại; các trung tâm thông tin; nối mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu của người học. Hệ thống sách và tài liệu giáo khoa cho người học; sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, cho giáo viên cũng cần được trang bị đầy đủ.

21

Như vậy, có thể thấy trong đào tạo nghề nếu chương trình đào tạo được đánh giá là tốt, đội ngũ giáo viên có chuyên môn kinh nghiệm, mà hệ thống cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu đào tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Mặt khác để có được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nhu cầu đào tạo thì nguồn tài chính để hình thành nên nó cũng trở nên vô cùng cần thiết và không thể thiếu trong đào tạo. Tài chính cho đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Tài chính đầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.

Chất lượng đội ngũ giảng viên: Quá trình đào tạo gồm hai quá trình dạy và

học và người trực tiếp thực hiện quá trình dạy hay nói cách khác là truyền thụ kiến thức nghề nghiệp đến cho HSSV chính là đội ngũ giảng viên. Như vậy, đội ngũ GV có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề KTDN nói riêng. Nếu đội ngũ GV có tri thức, năng lực, tư duy sáng tạo, trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn thì chất lượng đào tạo được tăng lên; ngược lại, nếu đội ngũ GV vừa thiếu về quy mô, chất lượng không đồng bộ và cơ cấu không phù hợp thì không thể nâng cao chất lượng đào tạo được.

Theo luật GDNN (2014): GV dạy nghề phải có tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe, đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. GV dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc dạy song song cả hai hình thức trên trong CSGDNN. Do đó, năng lực GV dạy nghề ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến chất lượng đào tạo nghề. Đào tạo nghề có nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và người học có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nghề có nhiều cấp khác nhau (chưa có nghề, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến trình độ của đội ngũ GV dạy nghề cũng rất đa dạng. GV dạy nghề luôn luôn phải đáp ứng cả hai điều kiện đó là số lượng và chất lượng; có đủ về số

22

lượng để có thể tận tình hướng dẫn, theo sát người học, có đủ chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho người học một cách hiệu quả.

Trên thực tế cũng cho thấy GV đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. GV là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sáng tạo nghề nghiệp, là người luôn tích cực hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thành nhân cách, tác phong công nghiệp. Trong các buổi thực hành, GV là người huấn luyện viên tận tụy, mẫu mực và bao dung. Vai trò của GV dạy nghề là trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, tạo lập nhân cách cho người học. Người GV dạy nghề trước hết phải yêu nghề, có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, có tài năng sư phạm và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học.

Chương trình đào tạo: là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào

tạo nghề, bởi chương trình đào tạo chính là nội dung đào tạo, là một văn bản hay thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, gồm điều kiện, phương pháp, quy trình tổ chức và đánh giá các hoạt động đào tạo nghề để đạt được mục tiêu đào tạo. Tùy theo từng đối tượng đào tạo sẽ có những chương trình phù hợp và đảm bảo được các yêu cầu: cơ bản, thiết thực, hiện đại, khả thi và hệ thống.

Chương trình đào tạo được xây dựng vừa có tính chuẩn vừa có tính linh hoạt để thích ứng nhanh với tổ chức đào tạo, đáp ứng sự thay đổi thương xuyên của công nghệ sản xuất, tính chất nghề nghiệp. Vì vậy, để xây dựng được những chương trình đào tạo thành công cần có sự tham gia của các chuyên gia từ các ngành sản xuất, phương tiện tiếp cận khoa học kỹ thuật.

Đối với chương trình đào tạo nghề kế toán, khung chương trình được ban hành chủ yếu nhấn mạnh đến phần giáo dục đại cương, các yêu cầu về kiến thức chuyên ngành còn rất thấp so với những yêu cầu của IFAC, đặc điểm này chưa thể hiện được tinh thần hội nhập trong chương trình đào tạo và phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp khi người học muốn tiếp tục theo học các chương trình đào tạo hay thi lấy bằng CPA ở các quốc gia khác theo chuẩn quốc tế sau khi tốt nghiệp. Các chương trình đào tạo kế toán chính quy của Việt nam còn dạy quá nhiều môn khác. Thời lượng học kế toán chủ yếu là lý thuyết, ít có cơ hội thực hành nghề nghiệp. Trong khi

23

đó nhiệm vụ của ngành kế toán trong những năm tới được xác định là “ phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cơ sở triển khai hiệu quả các nội dung: Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bòi dưỡng; đồng thời kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên ngành và đào tạo nâng cao học vấn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng các chương trình và bộ tài liệu chuẩn, phù hợp thông lệ quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, thi lấy các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Như vậy có thể thấy, chương trình đào tạo chính là khâu then chốt quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán trong tương lai và đổi mới chương trình đào tạo là nhiệm vụ cấp bách mà những người làm công tác đào tạo cần chú trọng thực hiện một cách thật khoa học và hiệu quả.

Người học nghề: Người học nghề vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu và vừa

là một trong những chủ thể của quá trình đào tạo nghề. Cho dù cơ sở vật chất tốt, trình độ đội ngũ giáo viên cao, nhưng khả năng, ý thức, thái độ người học nghề không cao thì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

Chất lượng học sinh sinh viên đầu vào là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bởi nó quyết định đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội của người học đối với những kiến thức, kỹ năng mà giáo viên muốn truyền tải. Điều này thể hiện rõ hơn đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp khi mà các thí sinh có chất lượng cao thường có sự lựa chọn học tập tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp.

Đội ngũ quản lý và chính sách quản lý: Một nhân tố không thể thiếu trong

quá trình tổ chức đào tạo chính là đội ngũ quản lý bao gồm: Cán bộ lãnh đạo; cán bộ quản lý các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là nhân tố quyết định đến sự bền vững không chỉ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà còn của tất cả các tổ chức trên mọi lĩnh vực. Đội ngũ quản lý tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng lãnh đạo; có chính sách quản lý minh bạch hiệu quả thì sẽ luôn là yếu tố đảm bảo cho chất lượng đào tạo nghề mà cơ sở đó cung cấp cho thị trường lao động.

24

Sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo: Trong thời đại

hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang từng ngày, từng giờ phát triển thì sẽ rất hiệu quả nếu như người học vừa được học, vừa được làm trong môi trường thực tế. Đặc biệt đối với ngành kế toán, các chế độ, chính sách, quy định thay đổi thường xuyên theo quá trình phát triển vận hành của nền kinh tế thì khoảng cách giữa chương trình đào tạo và thực tế rất xa nhau. Các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại cho nhân viên kế toán sau khi ra trường về các công việc, kỹ năng làm việc. Nhưng ngược lại các doanh nghiệp lại không có chiến lược đầu tư nuôi dưỡng nguồn nhân lực từ năm thứ 2, thứ 3 và không có kế hoạch cho các sinh viên được vào làm việc một cách linh hoạt.

Doanh nghiệp phải là nơi đặt hàng cho các cơ sở đào tạo nghề nghiệp về nhu cầu nhân lực và có chính sách hỗ trợ để giúp cho công tác đào tạo của các cơ sở có hiệu quả hơn. Nhưng trên thực tế điều này ở Việt Nam chưa được thực hiện tốt, dẫn đến tình trạng nhân lực thừa nhưng lại thiếu nhân lực có chất lượng. Do đó, cần tập trung gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố chủ yếu trên, còn có những nhân tố bên ngoài khác tác động đến chất lượng đào tạo nghề kế toán như: Môi trường học tập; Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; Tốc độ phát triển và sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế; Cơ chế chính sách của Nhà nước; Thái độ về nghề và công tác đào tạo nghề của xã hội;…

2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề trên thế giới cũng như trong nước cũng đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau.

Tác giả Yvonne Hillier (2009) trong nghiên cứu “ Innovation in teaching and learning in vocational education and training : International perspectives” (Đổi mới giảng dạy và học tập trong giáo dục và đào tạo nghề : Quan điểm quốc tế) đã phân tích vai trò của các đối tác trong việc hỗ trợ, phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp; sự phối hợp giữa các ban ngành; vai trò của giáo viên mới; người cố vấn tại

Một phần của tài liệu Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường cao đăng nghề tây ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)