Về cơ bản, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho kết quả khác tương đồng với kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đây (Bảng 2.1). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh khá tương đồng với nghiên cứu của Lại Xuân Thủy và Phan Thị Minh Lý (2011).
Tuy nhiên, trong khi hầu hết các kết quả của các đề tài đều có nhân tố Chương trình đào tạo thì kết quả của nghiên cứu này lại chỉ ra nhân tố này không có nhiều sự tác động đến Chất lượng đào tạo của trường. Sự khác biệt này có thể do khác biệt giữa các môi trường đào tạo dẫn đến kết quả sự ảnh hưởng có khác nhau. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy trên thực tế nhân tố Chương trình đào tạo cũng như nhân tố Môi trường học tập đều đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giảng dạy, đào tạo nghề. Vì thế, dù không có trong kết quả nghiên cứu nhưng các nhà quản lý vẫn ngầm định về vai trò của Chương trình đào tạo và Môi trường học tập để có những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động.
78
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. Kết quả của nghiên cứu.
Đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh” được thực hiện với mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là: Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, Đội ngũ giáo viên, Người học nghề, Môi trường học tập và Dịch vụ hỗ trợ với 29 biến quan sát. Nhân tố Chất lượng đào tạo có 3 biến quan sát. Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng chính là học sinh, sinh viên đang theo học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp tại trường.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá mô hình được hiệu chỉnh còn 24 biến quan sát. Cụ thể thang đo về Chương trình đào tạo (CTDT) gồm 6 biến; Thang đo về Dịch vụ hỗ trợ (DVHT) có 7 biến; Thang đo về Người học nghề (NHN) 4 biến; Thang đo về Đội ngũ giáo viên (DNGV) có 4 biến và thang đo về Cơ sở vật chất (CSVC) gồm 3 biến. Chất lượng đào tạo (CLDT) vẫn là 3 biến.
Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết xác định được 3 nhân tố DVHT, NHN, DNGV ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh với mức ý nghĩa Sig. <0,05, còn nhân tố CTDT và CSVC có mức ý nghĩa lần lượt là 0,062 và 0,975 > 0,05 nên chúng ta loại 2 nhân tố này khỏi mô hình nghiên cứu.
Vậy qua nghiên cứu chúng ta chấp nhận giả thuyết H1, H3, H4 trong mô hình nghiên cứu chính thức.
Qua kết quả phân tích, đề tài cũng xác định được nhân tố Người học nghề là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến Chất lượng đào tạo nghề kế toán với hệ số Beta
79
chuẩn hóa là 0,305 chiếm 37,90%; Nhân tố Đội ngũ giáo viên đứng thứ hai trong các nhân tố ảnh hưởng với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,293 chiếm 36,33% và cuối cùng là nhân tố Dịch vụ hỗ trợ 0,208 chiếm tỷ lệ 25,77%.
Từ kết quả phân tích, dựa trên tình hình thực tế tại đơn vị, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh.
5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh.
Dựa trên kết quả mô hình phân tích nhân tố khám phá ở chương 3, chúng ta đã xác định được có 3 nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng đào tạo nghề kế toán là Dịch vụ hỗ trợ, Người học nghề và Đội ngũ giáo viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng. Một khi các nhân tố ảnh hưởng phát triển theo chiều hướng tích cực thì chất lượng đào tạo cũng theo đó mà được nâng cao.
5.2.1. Giải pháp về Người học nghề.
Trong giáo dục, động cơ học tập của người học là một nhân tố quan trọng vừa kích thích sự ham muốn học tập của học sinh vừa là động lực thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập.
Động cơ học tập có thể xuất phát từ bên trong, từ nhu cầu bản thân, sự hiểu biết, niềm yêu thích của cá nhân đối với lĩnh vực mà mình muốn theo học. Động cơ bên trong giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, khắc phục những trở ngại để duy trì niềm tin, sự nỗ lực và sự yêu mến, say mê hứng thú với việc tìm tòi, khám phá, chinh phục những mục tiêu của việc học tập.
Bên cạnh đó, động cơ học tập cũng có thể xuất phát từ những yếu tố khách quan bên ngoài như sự kỳ vọng của cha mẹ, sự lôi cuốn của giáo viên giảng dạy, sự khâm phục, vị nể từ bạn bè,… Loại động cơ này tuy không mạnh mẽ và cũng có thể mang lại ý
80
nghĩa tiêu cực nhưng cũng là một trong những nhân tố tác động tạo sự thôi thúc, hứng thú trong hoạt động học tập của người học.
Theo bảng khảo sát nghiên cứu, nhân tố Người học nghề là nhân tố quyết định lớn nhất đến chất lượng đào tạo nghề kế toán (chiếm 37,90%), nhân tố này bao gồm các biến quan sát sau: Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học (NHN3); Sinh viên tham gia tích cực vào các buổi học (NHN4); Sinh viên có ý thức tự học tốt (NHN5); Sinh viên có kiến thức cơ bản đảm bảo yêu cầu của nghề học (NHN2).
- Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học: Kiến thức chuyên ngành kế toán là một tập hợp kiến thức tổng thể có liên quan mật thiết với nhau. Các môn học lý thuyết, mô đun thực hành được thiết kế để người học có thể tiếp thu lý thuyết và thực hành một cách liên tục có hệ thống vì vậy đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức một cách có hệ thống, không thể coi trọng phần này mà bỏ qua các phần khác. Đặc biệt, đối với học sinh hệ trung cấp, khả năng tiếp thu còn hạn chế rất cần có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên nên việc đi học đều đặn là một yêu cầu tất yếu.
Ngoài ra, việc chấp hành nghiêm túc giờ giấc học tập cũng là một phương thức rèn luyện tác phong công nghiệp, không làm việc theo tùy hứng mà phải đảm bảo đúng nội quy, quy định.
Đặc thù của lứa tuổi học sinh, sinh viên là lứa tuổi năng động, ham thích sự tự do, không chịu ràng buộc, gò bó, nên để đảm bảo được việc học sinh, sinh viên tham gia đầy đủ vào các buổi học cần có sự phối hợp giám sát giữa nhà trường và phụ huynh, đặc biệt là học sinh trung cấp chưa đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có những quy chế, khen thưởng khích lệ học sinh đồng thời cũng có những chế tài xử phạt đủ mạnh để có tính răn đe, điều chỉnh hành vi của học sinh, sinh viên.
- Sinh viên tham gia tích cực vào các buổi học:
Một vấn đề tồn tại từ lâu trong phương pháp giảng dạy của giáo dục Việt Nam chính là sự thụ động của người học trong quá trình rèn luyện tiếp thu kiến thức. Các lớp học chủ yếu được tổ chức dưới hình thức giáo viên truyền giảng kiến thức trong khi học trò ghi chép, tiếp nhận thông tin chứ không có sự tương tác qua lại giữa người học và
81
người giảng dạy. Điều này làm cho hiệu quả truyền đạt không cao, thông tin được cung cấp một cách máy móc, khô khan dễ gây nhàm chán, uể oải cho người học. Để tạo sự hứng thú, khuyến khích người học tự tìm tòi, mở rộng kiến thức cũng như chủ động hơn trong việc tiếp nhận thông tin, người giảng dạy cần phải thay đổi cách thức giảng dạy, phá bỏ những thói quen, những cách làm truyền thống đã không còn mang lại hiệu quả.
Phương pháp giảng dạy tích cực đang là hướng đi mới mà ngành giáo dục đang hướng đến nhằm cải thiện và thay đổi dần thói quen học tập đã hằn sâu từ bao đời nay của các thế hệ người Việt.
Phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp giảng dạy tích cực tập trung hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học tập, nghĩa là thay vì trước đây giáo viên là người hoạt động chủ yếu, học sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép thì nay đối tượng hoạt động chính là sinh viên, giáo viên chỉ đóng vai trò gợi mở, hướng dẫn và điều chỉnh khi cần thiết. Lý thuyết nghề và thực hành được tích hợp trong cùng một giờ học, học sinh có thể áp dụng ngay kiến thức mà mình học được vào thực hành dưới sự hướng dẫn, quan sát của các giáo viên.
Có rất nhiều phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề, phương pháp học tập theo nhóm,…. Đối với thực tế giảng dạy kế toán tại trường cao đẳng nghề Tây Ninh, tác giả đề xuất cần khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình giảng dạy Học sinh cần được phân chia theo nhóm để thảo luận các chủ đề hoặc các bài tập thực hành mà giáo viên đưa ra, sau đó nhóm trình bày vấn đề trước lớp và nhận ý kiến nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác. Việc chia nhóm cần đảm bảo số lượng thành viên vừa đủ để làm việc và phát huy tinh thần chủ động, tích cực của mỗi học sinh, sinh viên. Qua quá trình thảo luận trong nhóm, học sinh nắm kỹ hơn các kiến thức mà mình tìm hiểu được đồng thời cũng mở rộng hơn nhờ học hỏi từ các thành viên khác. Bên cạnh đó, học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, biết lắng
82
nghe, biết tranh luận, phản biện, khả năng phân tích, tổng hợp thông tin. Quan trọng hơn, sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông, là một kỹ năng rất quan trọng đối với nhân viên kế toán trong thời kỳ phát triển mới.
- Sinh viên có ý thức tự học tốt: Do ảnh hưởng từ phương pháp dạy truyền thống nên phần lớn học sinh, sinh viên vẫn còn học tập một cách thụ động, trông chờ vào kiến thức mà giáo viên truyền dạy trên lớp chứ chưa có ý thức tự nghiên cứu, tìm hiểu. Học sinh hệ trung cấp của trường lại chủ yếu là học sinh lớp 9, khả năng học tập, tiếp thu hạn chế nên khả năng tự học, tự tìm hiểu tài liệu cũng không đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập của học sinh là vô cùng hạn hẹp, chủ yếu là do giáo viên sưu tầm và cung cấp, điều này cũng làm hạn chế khả năng tự học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Với đối tượng sinh viên hệ cao đẳng, Nhà trường, bộ môn, các giáo viên cần có những biện pháp khuyến khích học tập. Xây dựng các cơ sở hạ tầng, thư viện hiện đại phục vụ cho việc học tập, thực hành, tạo điều kiện cho học sinh lập nhóm cùng nhau trao đổi, tự trau dồi kiến thức ngoài giờ học. Sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc học để việc thu nhận thông tin là nhu cầu cần thiết thay vì sự bắt buộc phải có mặt để đủ điều kiện thi hoặc đạt điểm quá trình. Việc kích thích tính tự giác, mê say nghiên cứu là rất cần thiết đối với sinh viên. Hướng dẫn sinh viên tự học, làm bài tập thảo luận, bài tập lớn, tiểu luận…vẫn là biện pháp phổ biến cần áp dụng. Đây là dịp để các em rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, thuyết phục người khác, tạo tiền đề cho các kỹ năng trong công việc sau này.
Với đối tượng học sinh hệ trung cấp, vì tuổi đời còn nhỏ (chưa đủ 18) nên các em có thể chưa hình thành được ý thức và phương pháp tự học tập, rèn luyện nên cần có sự chung sức giám sát, khuyến khích, động viên từ thầy cô và phụ huynh học sinh. - Sinh viên có kiến thức cơ bản đảm bảo yêu cầu của nghề học:
Chuyên ngành kế toán không đòi hỏi các kỹ thuật tính toán phức tạp, nâng cao nhưng lại yêu cầu học sinh, sinh viên có kiến thức về kinh tế, hiểu biết về các vấn đề sản
83
xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Điều này đòi hỏi học sinh, sinh viên phải đọc và tìm hiểu rất nhiều thông tin kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các kỹ thuật xử lý thông tin, dữ liệu của kế toán đòi hỏi người học có khả năng phân tích, tổng hợp các số liệu – một kỹ năng đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ, nguyên tắc và cẩn trọng.
Để cải thiện yếu tố này, nhà trường cần làm tốt công tác tuyền truyền, tư vấn nghề nghiệp cho người học, để người học trước khi quyết định đăng ký nhập học có một sự hiểu biết và chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nghề học.
Trên thực tế cho thấy, đối tượng học sinh hệ trung cấp vừa tốt nghiệp trung học cơ sở khó có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nghề học. Không chỉ riêng với nghề kế toán mà với tất cả các ngành nghề khác. Vì vậy, với những đối tượng học sinh này cần có thời gian nhất định để giáo viên bổ sung thêm kiến thức cơ bản, cần thiết để các em có đủ khả năng tiếp nhận những kiến thức ở tầm cao hơn.
Tác giả cho rằng, cần có sự điều chỉnh trong nội dung chương trình đào tạo hệ trung cấp với đối tượng người học là học sinh tốt trung học cơ sở, yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề phù hợp với khả năng của học sinh, cần có những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể khác nhau giữ các trình độ đào tạo nghề sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
5.2.2. Giải pháp về Đội ngũ giáo viên.
Giáo viên dù là ở bất cứ cấp học nào cũng chính là nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng đào tạo. Giáo viên chính là người truyền đạt kiến thức, gắn lý thuyết với thực hành, truyền lửa cho học sinh, sinh viên sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề, đam mê cống hiến. Thương hiệu của nhà trường cũng gắn với danh tiếng, uy tín của đội ngũ giáo viên.
Theo kết quả của mô hình nghiên cứu cho thấy nhân tố đội ngũ giáo viên là nhân tố đứng thứ hai trong mức độ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán. Nhân tố này bao gồm các biến: Giáo viên có thời gian giao lưu phù hợp với học sinh, sinh viên (DNGV4), Giáo viên biết cách khuyến khích người học tích cực, chủ động
84
(DNGV3), Giáo viên có khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy tốt (DNGV2), Giáo viên đánh giá kết quả học tập công bằng, khách quan (DNGV5).
- Giáo viên có thời gian giao lưu phù hợp với học sinh, sinh viên.
Thời gian giao lưu, trao đổi trong giờ học là rất hạn hẹp bởi thời lượng, nội dung chương trình là rất lớn. Vì vậy giáo viên không thể giải đáp hết các khúc mắc, các vấn đề khó khăn mà học sinh, sinh viên gặp phải trong quá trình học tập. Để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho học sinh duy trì việc học tập tích cực thì tất yếu cần có sự chia sẻ, hỗ trợ từ các giáo viên. Ngoài nội dung giảng dạy trên lớp, thầy cô nên gợi mở các nội dung khác để các em tìm hiểu thêm, hoặc đưa ra các vấn đề, các chủ điểm để học sinh đưa ra ý kiến cùng tranh luận, cùng nghiên cứu.
Mặt khác, đặc điểm chung của học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Tây Ninh là đa số các em có hoàn cảnh khó khăn, không thể theo học ở các trường khác có yêu cầu cao hơn về kinh phí. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có sự hạn chế trong khả