Mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường cao đăng nghề tây ninh (Trang 37)

Các tiêu chí kiểm định và điểm chuẩn cho từng tiêu chí kiểm định đánh giá chất lượng của trường cao đẳng nghề của Bộ lao động thương binh xã hội hiện nay (Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cụ thể như sau:

(1) Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý 12 điểm

(2) Hoạt động đào tạo 17 điểm

(3) Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động 15 điểm

(4) Chương trình, giáo trình 15 điểm

(5) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện 15 điểm (6) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ 5 điểm

(7) Quản lý tài chính 6 điểm

(8) Dịch vụ người học 9 điểm

(9) Giám sát, đánh giá chất lượng 6 điểm

Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100 điểm Từ các mô hình nghiên cứu trên đây, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề của Bộ lao động thương binh xã hội và thông qua kết quả điều tra tham khảo ý kiến của các chuyên gia và người học nghề, tác giả xin đề xuất những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh thông qua sự đánh giá của người học là : Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; Đội ngũ giảng viên; Môi trường học tập; Dịch vụ hỗ trợ; Người học nghề. Nhưng để biết chính xác trong những nhân tố nêu trên, những nhân tố ảnh hưởng chính thức và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng đào tạo nghề tại Nhà trường thì ta cần phải lập mô hình nghiên cứu và tiến hành phân tích định lượng thì mới có được sự đánh giá sát đáng. Trước tiên, tác giả xin đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề như sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề:

1/ Chương trình đào tạo:

29 - Các môn học được phân bổ hợp lý. - Các môn học bổ sung kiến thức lẫn nhau. - Thời lượng dành cho lý thuyết được đảm bảo.

- Nội dung lý thuyết được đảm bảo là cơ sở cho việc vận dụng vào thực hành.

- Thời lượng dành cho thực hành được đảm bảo.

- Các tài liêu học tập của khóa học thích hợp và được cập nhật. 2/ Cơ sở vật chất đào tạo:

- Phòng học đảm bảo âm thanh, ánh sáng và độ thông thoáng.

- Nguồn tài liệu trong thư viện đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người học. - Bạn dễ dàng tiếp cận các tài liệu học tập và tham khảo tại thư viện. - Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc học tập.

- Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập.

3/ Đội ngũ giáo viên:

- Giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt.

- Kiến thức của giáo viên vững vàng về nghề được phân công giảng dạy. - Thường xuyên cập nhật thông tin mới trong bài giảng.

- Chủ động dẫn dắt người học vận dụng thực tế. - Phương pháp giảng dạy sinh động thu hút. - Sẵn sàng giúp đỡ người học trong học tập. 4/ Môi trường học tập:

- Thể hiện thân thiện với người học.

- Nơi đào tạo luôn có trách nhiệm đối với người học.

- Thường xuyên tìm hiểu đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người học. - Bầu không khí trong hoạt động rèn luyện và học tập được tâm thế tích cực cho người học.

30

- Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tốt nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn của người học.

- Nhân viên các phòng, khoa, ban có thái độ phục vụ tốt. - Hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt.

6/ Người học nghề:

- Kiến thức trước khi học đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong đào tạo nghề. - Có sự nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp.

- Người học luôn có thái độ học tập tích cực. - Người học có ý thức tự học cao.

+ Các giả thiết nghiên cứu: tương ứng với mỗi nhân tố là một giả thiết nghiên

cứu:

- H1: Chương trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. - H2: Cơ sở vật chất đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. - H3: Đội ngũ giáo viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. - H4: Môi trường học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. - H5: Chất lượng dịch vụ hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo. - H6: Người học nghề sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo.

31

Mô hình nghiên cứu

Hình 2.4. Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

Chương trình đào tạo

Dịch vụ hỗ trợ Cơ sở vật chất

Người học nghề Đội ngũ giáo viên

Môi trường học tập

Chất Lượng Đào Tạo

32

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài “ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh” được thực hiện với phương pháp nghiên cứu mô tả, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng là một phạm trù rất rộng lớn, rất khó để đo lường và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo bộ tiêu chí của AUN- QA, hệ thống đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học của ASEAN, chất lượng được hiểu là mức độ hài lòng của những người có liên quan đến quá trình giáo dục bao gồm: các giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp, chính phủ, và các đối tượng liên quan khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán thông qua phản hồi từ học sinh, sinh viên là những người trực tiếp liên quan đến hoạt động đào tạo về sự hài lòng của họ đối với hoạt động giảng dạy. Sinh viên, học sinh chính là những người đầu tiên trải nghiệm và đánh giá chất lượng dạy học, họ trải nghiệm phương pháp dạy học của giáo viên, họ có ý kiến về trang thiết bị dạy học và các yếu tố liên quan khác.

Sau khi xây dựng mô hình, bảng khảo sát được thiết kế với mục đích thu thập những đánh giá của học sinh sinh viên về mức độ hài lòng của họ đối với những dịch vụ được cung cấp bởi nhà trường và bộ môn trong quá trình theo học nghề kế toán doanh nghiệp.

3.1. Thiết kế nghiên cứu:

Thông tin thứ cấp: Nguồn thông tin được thu thập từ các nghiên cứu, các bài viết liên quan; các văn bản, thông tư về hoạt động đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp; …

33

Thông tin về học sinh, sinh viên được cung cấp bởi các phòng ban, bộ phận quản lý để đưa vào phiếu điều tra.

Thông tin sơ cấp: Được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Bước điều tra để xây dựng bảng câu hỏi:

+) Nghiên cứu thổng thể từ các mô hình trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết.

+) Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các đối tượng là các giáo viên trong bộ môn kế toán, các cán bộ có kinh nghiệm quản lý và các sinh viên đang theo học tại trường thuộc 2 hệ đào tạo (trung cấp, cao đẳng) từ đó tiếp thu, điều chỉnh bổ sung các biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

+) Sau khi tham vấn, thảo luận, hầu hết những người tham gia đồng ý với mô hình lý thuyết được xây dựng ở chương 1; đồng thời cũng đồng ý với nội dung của các biến quan sát để đo lường chất lượng đào tạo nghề. Bảng điều tra cuối cùng đã được hiệu chỉnh bao gồm các nội dung nghiên cứu định tính và định lượng phục vụ cho việc phân tích khám phá.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi thu thập ý kiến, tác giả xây dựng phiếu điều tra, sử dụng thanh đo Likert (1932) với 5 mức độ, sau đó tiến hành các bước như sau: +) Thực hiện điều tra khảo sát.

+) Nhận xét kết quả khảo sát.

34

3.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai, 2002)

Thang đo nháp

Thảo luận nhóm Điều chỉnh Thang đo chính

Nghiên cứu định lượng

Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy Cơ sở lý thuyết

35

3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu định tính.

Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phương pháp thảo luận nhóm vừa để khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh. Nghiên cứu được tiến hành thông qua bảng câu hỏi với 12 sinh viên của các lớp chuyên ngành kế toán. Kết quả của khảo sát là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.

Đầu tiên, tác giả tiến hành thảo luận nhóm, lấy ý kiến về các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề kế toán qua sự hài lòng của sinh viên. Nội dung được thể hiện ở phụ lục 1. Kết quả các đáp viên đồng ý với các nhân tố được đề xuất, không có nhân tố nào được đưa thêm vào.

Sau đó, các biến quan sát của các nhân tố đại diện được giới thiệu để các đáp viên nêu chính kiến (phụ lục 2). Sau khi các cuộc thảo luận kết thúc, tác giả tổng hợp ý kiến, kết quả 6 nhân tố đại diện được giữ nguyên, 32 biến quan sát cũng không thay đổi.

Bảng 3.2 Kết quả thảo luận nhóm.

Stt Các biến quan sát

I. Chương trình đào tạo

1 1. Nội dung đào tạo phù hợp với trình độ học viên 2 2. Nội dung đào tạo được cập nhật thường xuyên 3 3. Nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

4 4. Các môn học được phân bổ hợp lý 5 5. Đề thi vừa sức, phân loại được sinh viên

36

6 1. Phòng học đảm bảo điều kiện dạy – học, thông thoáng, rộng rãi 7 2. Tài liệu và phương tiện dạy học tốt

8 3. Thư viện đáp ứng nhu cầu của sinh viên

9 4. Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc học tập 10 5. Lớp học có đủ chỗ ngồi cho sinh viên

III. Đội ngũ giáo viên

11 1. Giáo viên chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đảm bảo chuyên môn 12 2. Giáo viên có khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy tốt 13 3. Giáo viên biết cách khuyến khích người học tích cực, chủ động 14 4. Giáo viên có thời gian giao lưu phù hợp với học sinh, sinh viên 15 5. Giáo viên đánh giá kết quả học tập công bằng, khách quan

IV. Dịch vụ hỗ trợ

16 1. Cán bộ công tác học sinh, sinh viên giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của sinh viên

17 2. Nhân viên hành chính có thái độ thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng sinh viên 18 3. Hoạt động tư vấn nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lưạ chọn của người

học.

19 4. Thông tin trên website phong phú, được cập nhật thường xuyên. 20 5. Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe tốt

V.Môi trường học tập

21 1. Môi trường hoạt động, học tập thân thiện với người học 22 2. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm với người học

23 3. Nhà trường, giáo viên thường xuyên quan tâm, tìm hiểu nắm bắt tâm tư người học

37

24 4. Hoạt động rèn luyện thể chất, kỹ năng sống phong phú tạo phấn khích cho người học

VI.Người học nghề

25 1. Sinh viên ý thức rõ ràng về yêu cầu học tập

26 2. Sinh viên có kiến thức cơ bản đảm bảo yêu cầu của nghề học 27 3. Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học

28 4. Sinh viên tham gia tích cực vào các buổi học 29 5. Sinh viên có ý thức tự học tốt

VII. Chất lượng đào tạo

30 1. Kết quả đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu của người học 31 2. Hình thức thi hợp lý, đảm bảo công bằng

32 3. Kiến thức đạt được giúp người học tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường

(nguồn: Kết quả thảo luận nhóm)

Sau khi lấy ý kiến từ học sinh, sinh viên, tác giả tiến hành thảo luận, lấy ý kiến của các chuyên gia là các thầy cô trực tiếp đảm nhận giảng dạy trong bộ môn Kinh tế - Dịch vụ. (Phụ lục 3).

Khảo sát cho thấy các nhân tố và các biến quan sát vẫn giữ nguyên, chỉ có một số điều chỉnh về từ ngữ để câu hỏi rõ nghĩa hơn.

Bảng 3.3 Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Stt Các biến quan sát chưa hiệu chỉnh Các biến quan sát sau hiệu chỉnh I. Chương trình đào tạo

1 1. Nội dung đào tạo phù hợp với trình độ học viên

2 2. Nội dung đào tạo được cập nhật thường xuyên

38 3 3. Nội dung đào tạo gắn với thực tiễn 4 4. Các môn học được phân bổ hợp lý

5 5. Đề thi vừa sức, phân loại được sinh viên

II. Cơ sở vật chất

6 1. Phòng học đảm bảo điều kiện dạy – học, thông thoáng, rộng rãi

7 2. Tài liệu và phương tiện dạy học tốt

8 3. Thư viện đáp ứng nhu cầu của sinh viên 9 4. Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ tốt

cho việc học tập 10

5. Lớp học có đủ chỗ ngồi cho sinh viên 5. Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý

III. Đội ngũ giáo viên

11 1. Giáo viên chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đảm bảo chuyên môn

12 2. Giáo viên có khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy tốt

13 3. Giáo viên biết cách khuyến khích người học tích cực, chủ động

14 4. Giáo viên có thời gian giao lưu phù hợp với học sinh, sinh viên

15 5. Giáo viên đánh giá kết quả học tập công bằng, khách quan

IV. Dịch vụ hỗ trợ

16 1. Cán bộ công tác học sinh, sinh viên giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của sinh viên

39 17 2. Nhân viên hành chính có thái độ thân

thiện, nhiệt tình, tôn trọng sinh viên 18 3. Hoạt động tư vấn nghề nghiệp đáp ứng

tốt nhu cầu tìm hiểu, lưạ chọn của người học.

19 4. Thông tin trên website phong phú, được cập nhật thường xuyên.

20 5. Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe tốt

V.Môi trường học tập

21 1. Môi trường hoạt động, học tập thân thiện với người học

22 2. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm với người học

2. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm với quyền lợi của người học 23 3. Nhà trường, giáo viên thường xuyên

quan tâm, tìm hiểu nắm bắt tâm tư người học

24 4. Hoạt động rèn luyện thể chất, kỹ năng sống phong phú tạo phấn khích cho người học

VI.Người học nghề

25 1. Sinh viên ý thức rõ ràng về yêu cầu học tập

26 2. Sinh viên có kiến thức cơ bản đảm bảo yêu cầu của nghề học

27 3. Sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học 28 4. Sinh viên tham gia tích cực vào các buổi

40 29 5. Sinh viên có ý thức tự học tốt

VII. Chất lượng đào tạo

30 1. Kết quả đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu của người học

1. Dịch vụ đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu người học

31 2. Hình thức thi hợp lý, đảm bảo công bằng

32 3. Kiến thức đạt được giúp người học tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường

(nguồn: Kết quả thảo luận chuyên gia)

3.3.2 Nghiên cứu định lượng 3.3.2.1 Xây dựng thang đo 3.3.2.1 Xây dựng thang đo

Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng thang đo gồm 6 nhân tố: Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất gồm 5 biến quan sát, Đội ngũ giáo viên gồm 5

Một phần của tài liệu Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường cao đăng nghề tây ninh (Trang 37)