Ramdhani và cộng sự (2017) với nghiên cứu: “Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp tại một khoa giáo dục hồi giáo trường đại học Garut Indonosia” trong nghiên cứu này nhóm tác giả đề xuất 4 yếu tố tác động đến cam kết gắn bó tổ chức của người lao động là: (1) Làm việc nhóm; (2) Giao tiếp tổ chức; (3) đào tạo và phát triển; (4) Phần thưởng và sự công nhận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố này, ảnh hưởng tích cực và có liên quan mật thiết đến sự cam kết gắn bó của nhân viên.
Wolfgang (2013) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của vắn hóa doanh nghiệp đối với cam kết gắn bó của người lao động tại các công ty cung cấp phần mền ở Ấn Độ” đã thực hiện nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các khách hàng của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ gia công phần mềm tại Ấn Độ thường xuyên phàn nàn về việc chảy máu chất xám do bị hao hụt dần nguồn nhân công tại các tổ chức này. Bằng việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu: Những nhân tố trong sự cam kết của nhân viên có liên quan với nhau như thế nào? Văn hóa quốc gia có thể taọ nên ảnh hưởng như thế nào? Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đối
25
với sự cam kết của nhân viên là gì? Tác giả đã đưa ra mô hình giả định là thừa nhận sự cam kết của nhân viên trong ngành dịch vụ gia công phần mềm tại Ấn Độ chịu sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp và thực hiện nghiên cứu để chứng minh giả định đó. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 291 giám đốc điều hành và nhà quản lý tại các công ty trong ngành dịch vụ gia công phần mềm, làm việc tại Bangalore và Pune, Ấn độ. Tuổi trung bình của những người được khảo sát là 30,25% trong số đó là nữ giới. Số năm kinh nghiệm trung bình của họ là 7,4 năm, trong đó thời gian làm việc trung bình tại doanh nghiệp hiện tại là 3,2 năm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, văn hóa quốc gia có ảnh hưởng nhất định tới những mối quan hệ, và mối tương quan giữa văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết của nhân viên trở thành một xu hướng ở Ấn Độ. Đồng thời chỉ ra sự tồn tại của mối tương quan giữa văn hóa doanh nghiệp và mức độ cam kết gắn bó của nhân viên trong ngành dịch vụ gia công phần mềm tại Ấn Độ.
Syed và cộng sự (2012) với nghiên cứu: “Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó: Nghiên cứu trường hợp tại một khoa thành viên trong trường đại học tư thục tại Pakistan”. Nhóm học giả đã khẳng định rằng việc nâng cao văn hóa của tổ chức là điều cần thiết để làm gia tăng sự cam kết của các cán bộ giảng viên. Họ cho rằng cán bộ giảng viên là xương sống của một trường đại học, đó là lý do vì sao các trường đại học thường đưa ra những chương trình nhằm phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên nhằm mục đích nâng cao uy tín và danh tiếng của mình. Trong nghiên cứu này, văn hóa doanh nghiệp đã được nghiên cứu bằng mô hình với năm yếu tố, gồm (1) Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro, (2) Sự chú ý tới các chi tiết, (3) Định hướng kết quả, (4) Định hướng con người, (5) Định hướng tập thể. Sự cam kết với tổ chức được đánh giá bằng ba yếu tố, gồm (1) Cam kết về mặt tình cảm; (2) Cam kết tiếp tục; (3) Cam kết quy chuẩn. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các cán bộ giảng viên tại hai trường đại học tư thục là Đại học Iqra và Hamdard tại tỉnh Sindh ở Pakistan thông qua phiếu khảo sát. Kết quả thu được tại cả hai trường đại học cho thấy mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa tất cả các yếu tố trong mô hình văn hóa doanh nghiệp, tức là Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro, Sự chú ý đến chi tiết, Định hướng kết quả, Định
26
hướng con người và Định hướng tập thể với tất cả các yếu tố của Sự cam kết với tổ chức. Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng Văn hóa doanh nghiệp có mối tương quan tích cực đối với sự cam kết với tổ chức của các cán bộ giảng viên các trường đại học tư thục ở Pakistan. Thông qua đó, nghiên cứu đã kiến nghị cần cải thiện hơn nữa Văn hóa doanh nghiệp tại các trường đại học tư thục để nâng cao sự cam kết gắn bó của các cán bộ giảng viên.
Boon và Arumugam (2006) với nghiên cứu: Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó, trường hợp của các công ty bán dẫn tại Malaysia. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát ảnh hưởng của bốn khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp (làm việc theo nhóm, thông tin liên lạc, khen thưởng và công nhận, đào tạo và phát triển) đối với sự cam kết của nhân nhân viên thuộc sáu công ty đóng gói bán dẫn lớn của Malaysia. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy phân cấp để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Tổng cộng đã có 377 nhân viên thuộc các công ty này tham gia khảo sát. Trong đó, có 212 (56,23%) nhân viên nữ và 165 (43,77%) nhân viên nam. Số người ở độ tuổi dưới 30 chiếm 54% tổng số mẫu. Ngoài ra, 55% số người được hỏi đã kết hôn, và trên 24% nhân viên đã đạt được ít nhất một văn bằng trình độ chuyên môn. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng truyền thông, đào tạo và phát triển, khen thưởng và công nhận, và làm việc theo nhóm đều có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó của nhân viên.
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất