NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN NÔNG SƠN
Những hạn chế về trình độ được đề cập ở trên là rất cơ bản và cấp bách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay. Xét trên nhiều phương diện thì những hạn chế này không chỉ mang yếu tố khách quan mà còn mang yếu tố chủ quan.
1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Nông Sơn được hình thành từ nguồn chủ yếu là những người trưởng thành từ phong trào địa phương và bộ đội xuất ngũ. Những người trưởng thành từ phong trào địa phương là những cá nhân năng nổ, nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho các hoạt động phong trào của địa phương. Qua quá trình rèn luyện, phấn đấu họ trở thành những hạt nhân chủ chốt của chính quyền cấp cơ sở. Đây là con đường chủ yếu hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Như vậy, có thể thấy những người này đều là những cá nhân nổi trội từ phong trào địa phương, có nhiệt tình công tác, có phẩm chất lãnh đạo…
Tuy nhiên, họ lại không được đào tạo một cách bài bản nên trình độ còn rất nhiều hạn chế.
Thứ hai, do độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện Nông Sơn khá cao. Theo thống kê có 287/328 cán bộ, công chức (chiếm 87,5%) có độ tuổi từ 36 trở lên. Do có gần 90% tổng số cán bộ, công chức được sinh trước năm 1970 – là giai đoạn đất nước còn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển…Vì vậy mà thâm niên công tác của cán bộ, công chức cao. Độ tuổi và thâm niên công tác như vậy đã ảnh hưởng tới trình độ cũng như chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ ba, do điều kiện kinh tế – xã hội ở miền núi còn rất nhiều khó khăn mà các chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở không đủ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình họ. Người cán bộ, công chức cấp cơ sở ngoài công việc của xã, của thôn còn phải chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác, trước khi có chế độ tiền lương họ chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí. Mà mức phụ cấp này rất thấp, chỉ có tác dụng hỗ trợ chi phí trong sinh hoạt hàng ngày dù mức sống ở miền núi không cao. Vì vậy, vấn đề học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tư, do chất lượng bầu cử HĐND cấp xã không cao. Phần lớn cán bộ, công chức cấp cơ sở là người địa phương, được hình thành chủ yếu bằng con đường bầu cử. Do tính cục bộ địa phương cùng với sự ảnh hưởng của các dòng họ lớn có địa vị, uy tín trong xã nên nhiều nơi những người có tài, có đức, có trình độ
cao hơn lại không được bầu mà người được bầu lại là những người trong các dòng họ lớn, dòng họ có uy tín, hay là người làng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở toàn huyện
Thứ năm, do cơ chế tuyển dụng cán bộ chuyên môn cấp xã trước đó để lại: Do Nhà nước chưa ban hành một quy chế tuyển dụng công chức cấp xã một cách chính thức. Theo Nghị định số 114/2003/NĐ – CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn thì thẩm quyền tổ chức thi tuyển công chức cấp xã do cấp huyện tiến hành. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một văn bản chính thức về quy chế thi tuyển công chức cấp xã áp dụng trên toàn quốc, một số địa phương đã ban hành quy chế thi tuyển công chức cấp xã tạm thời. Nhưng do hầu hết các xã chưa có sự biến động lớn về mặt nhân sự và cấp huyện chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức thi tuyển nên hầu hết các địa phương chưa tiến hành thi tuyển. Trước kia, vì chưa có một cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã chính thức nên đội ngũ công chức chuyên môn cấp cơ sở được hình thành từ nhiều con đường khác nhau. Thứ nhất, do gián tiếp từ con đường bầu cử: một người được hiệp
thương đưa ra ứng cử để bầu vào HĐND, nhưng kết quả lại không trúng cử. Cán bộ chuyên trách khi không được bầu lại được bố trí sang làm công chức. Chính vì vậy, đội ngũ công chức cấp cơ sở thường xuyên luân chuyển, không được chuyên
nghiệp hoá. Thứ hai, do ảnh hưởng của cơ chế “xin – cho”, “thân quen” nên một bộ phận công chức chuyên môn cấp xã khi chưa được đào tạo đã được nhận vào làm, sau đó được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (chủ yếu theo hình thức ngắn hạn hay tại chức). Chính điều này cũng ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng nhu cầu công việc là tương đối phổ biến.
Thứ sáu, do chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa toàn diện, còn nhiều hạn chế. Hiện nay, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện Yên Lạc vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên. Điều đó có nghĩa là khi cấp trên có chỉ tiêu hay hướng dẫn mở lớp đào tạo, bồi dưỡng thì huyện mới cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Bản thân huyện Nông Sơn chưa tự tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, mà chỉ tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện. Mặt khác, huyện cũng chưa có chính sách hỗ trợ, động viên thêm cho cán bộ, công chức ngoài trợ cấp của tỉnh khi đi đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, trong những năm trước, khi chưa có quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện chưa thực sự nhiệt tình, chưa có động lực để đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại trường chính trị tỉnh. Thứ bảy, do chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài cùng với điều kiện làm việc
tại công sở cấp xã chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút lực lượng sinh viên các trường cao đẳng, đại học về làm việc tại cấp cơ sở. Chính sách khuyến khích của tỉnh Quảng Nam là nếu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy có nguyện vọng về làm việc tại cấp xã sẽ được vào ngay biên chế nhà nước, không phải qua các kỳ thi tuyển công chức nếu xã đó có nhu cầu. Tuy nhiên, do điều kiện và phương tiện làm
việc của công sở cấp xã còn nghèo nàn, lạc hậu; do tâm lý của sinh viên không muốn về cơ sở làm việc vì nhiều lý do nên hiện nay tỷ lệ cán bộ ,công chức cấp cơ sở có bằng đại học chính quy còn rất ít.
Thứ tám, do Nhà nước chưa có một cơ chế kiểm soát thực sự có hiệu lực về vấn đề bắt buộc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Mặc dù đội ngũ cán bộ cấp xã được xác lập địa vị là cán bộ, công chức trong biên chế Nhà nước kể từ Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và những quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ cán bộ, công chức cấp cơ sở được quy định trong Quyết định 04/2004/QĐ – BNV nhưng việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở (trong đó có vấn đề chuẩn hoá cán bộ, công chức cấp cơ sở) trong thực tế của các xã thuộc huyện Nông Sơn còn chưa nghiêm túc, chưa có hiệu quả, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ nhiều nguyên nhân khác nhau (do cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ, năng lực cho bản thân; do việc rà soát, đánh giá, tổng hợp và báo cáo về số lượng cán bộ, công chức cơ sở chưa đạt chuẩn của các xã thuộc huyện còn chậm và thiếu chính xác; do chưa có cơ chế để bắt buộc cán bộ, công chức cấp cơ sở phải đạt chuẩn và nâng cao trình độ,…
Ngoài ra, do Nhà nước quy định tiêu chuẩn về trình độ học vấn của nhóm đối tượng trưởng các đoàn thể là tốt nghiệp THCS trở lên, đây là một mức chuẩn thấp, trực tiếp ảnh hưởng đến trình độ, chất lượng chung của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.
2. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài các nguyên nhân khách quan không thuộc về bản thân người cán bộ, công chức cấp cơ sở nêu ở trên còn có nguyên nhân thuộc về chính bản thân họ. Mà nguyên nhân này có ảnh hưởng quyết định và trực tiếp nhất tới chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.
Phần lớn, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện Nông Sơn trưởng thành từ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp cũ cộng với những khó khăn trong đời sống kinh tế đã hình thành trong đội ngũ này thói quen trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, sức ỳ lớn, kém năng động, sáng tạo và ảnh hưởng lớn tới nhu cầu học tập nâng cao trình độ của họ.
Vấn đề nhận thức hay ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp cơ sở chưa cao. Việc này lại chủ yếu do cơ chế, do những điều kiện khách quan như trên đã phân tích đem lại.
Trên đây là những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. Đứng trước đòi hỏi của sự phát triển của đất nước cũng như vấn đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước thì yêu cầu bức thiết đặt ra là
phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của các ngành, các cấp trong đó chính quyền cơ sở mà đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở là nòng cốt. Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Và để đạt được điều này không những cần có sự quan tâm của Nhà nước mà chính bản thân đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở cũng phải nỗ lực rất nhiều để nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và hoàn thành tốt công việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
CHƯƠNG III