Kết quả đánh giá chung của các phòng, ban thuộc UBND huyện Nông Sơn đối với các xã trong huyện.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN NÔNG SƠN

2.1Kết quả đánh giá chung của các phòng, ban thuộc UBND huyện Nông Sơn đối với các xã trong huyện.

1. Hiệu quả thực thi công vụ

2.1Kết quả đánh giá chung của các phòng, ban thuộc UBND huyện Nông Sơn đối với các xã trong huyện.

Sơn đối với các xã trong huyện.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện năm 2012, các phòng, ban cấp huyện đều có những đánh giá đối với các đơn vị cơ sở cấp xã theo ngành dọc chuyên môn của mình (xem bảng 3 Phụ lục).

Trong 7 xã, thì có 4 xã, đạt chính quyền vững mạnh (chiếm 64,7%), có 3 xã đạt khá (chiếm 35,3%), không có chính quyền cơ sở trung bình và yếu kém. So với năm 2010 tăng 1 xã đạt chính quyền vững mạnh. 7 xã, đều đạt chỉ tiêu pháp lệnh đề ra. Các xã đều có tổng điểm trên 130 điểm với 7 lĩnh vực (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên – môi trường; Công thương; Tài chính – kế hoạch; Thuế; Thống kê; Văn phòng HĐND và UBND; Giáo dục; Y tế; Văn hoá – thông tin; Nội vụ; Lao động – thương binh – xã hội; Công an; Quân sự; Thanh tra; Tư pháp; Ngân hàng chính sách). Trong đó, Trung Phước có số điểm cao nhất (đạt 149,5 điểm, trung bình mỗi lĩnh vực đat 8.8 điểm), tức là hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức của xã là tốt nhất so với các xã khác trong huyện.

So giữa điểm bình quân (điểm trung bình các lĩnh vực) với điểm của xã tự chấm thì nhìn chung có sự chênh lệch theo hướng điểm tự chấm của các xã đều lớn hơn số điểm có thực mà các xã đã thực hiện. Đây là những xã có số điểm được đánh giá là không cao, hiệu quả làm việc thấp. Vì vậy cần phải xem xét lại phương pháp và chất lượng đánh giá hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ công chức ở các xã này.Nhìn chung, các xã trong huyện đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống kinh tế, văn hoá được nâng lên, giảm đáng kể số hộ đói, hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện cuối năm 2012 còn 7,55%. Các xã được xếp loại khá do còn một số chỉ tiêu chưa đạt, một số xã còn chưa củng cố kiện toàn bộ máy cán bộ, tình trạng mất đoàn kết trong cán bộ, công chức xã vẫn còn xảy ra, một vài trường hợp cán bộ, công chức xã vi phạm kỷ luật.

Kết quả thực hiện tại phòng “một cửa” ở UBND các xã

Cải cách hành chính và thực hiện “cơ chế một cửa” là hoạt động quan trọng mà các xã trong huyện đang tập trung thực hiện

2.2.1 Về lĩnh vực hộ khẩu

Công chức tại phòng “một cửa” ở UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 5136 loại giấy tờ, trong đó đã giải quyết 4952 hồ sơ, thời gian trả đúng hạn đạt 98,4%, tỷ lệ trả trước hạn 1,3%, trả chậm so với quy định là 0,3%. Còn 184 giấy tờ chưa giải quyết do chưa đúng thủ tục theo quy định.

2.2.2 Về hộ tịch

Phòng “một cửa” ở UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 5560 hồ sơ trong đó đã giải quyết 5235 hồ sơ, thời gian trả đúng hạn đạt 95,8%, trả trước hạn 2,3%, trả chậm so với quy định là 1,9%, còn lại 325 hồ sơ đang giải quyết.

2.2.3Về chứng thực

Phòng “một cửa” ở UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 6972 các loại giấy tờ chứng thực đều được thực hiện trong ngày, trả đúng hẹn đạt 99,8% và 0,2% trả trước hẹn. Không có giấy tờ trả chậm, còn lại 27 giấy tờ đang giải quyết.

2.2.4 Về địa chính, xây dựng

Phòng “một cửa” ở UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 1015 hồ sơ, đã giải quyết 970 hồ sơ đủ điều kiện và trả đúng hạn đạt 95,9%, trả trước hẹn là 3,7%, trả chậm so với quy định là 0,4%, và còn lại 45 hồ sơ cần phải thẩm định tiếp tục giải quyết..

2.3 Đánh giá về việc ban hành các quyết định quản lý hành chính Nhà nước của UBND xã.

Nhìn chung, phần lớn các loại quyết định, chỉ thị mà UBND xã ban hành trong thời gian qua đều hợp pháp, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại một

số xã như: Quế Lộc, Sơn Viên có những quyết định được ban hành còn trái thẩm quyền, nội dung trái luật. Xét trên phương diện hợp lý thì một số quyết định đã được ban hành chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, cho nên khi triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn (mất thời gian giải thích) ảnh hưởng đến hiệu quả của quyết định hành chính. Như quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cấp công trình nhà văn hoá, hội trường của UBND xã nhưng nguồn vốn lại dựa hẳn vào việc bán đất trái thẩm quyền, thu tiền của dân trước nhưng đến khi hợp pháp hoá quyền sử dụng đất, khi bị phát hiện, đất bị thu hồi, nhân dân đến đòi tiền làm cho công trình xây dựng phải bỏ dở gây lãng phí, thiệt hại lớn, rõ ràng là quyết định này không hợp lý.

Do vậy, các quyết định quản lý hành chính nhà nước do UBND xã ban hành phải xem xét tình hình thực tế ở địa phương, phải tính đến tính khả thi, phải đảm bảo cả hai yếu tố là hợp pháp và hợp lý.

Đánh giá về cung cấp dịch vụ cho công dân trên địa bàn xã

Cung cấp các loại dịch vụ cho công dân trên địa bàn của các xã thuộc huyện Nông Sơn mới chỉ tập trung vào nhóm công việc theo yêu cầu của Quyết định 181/2003/QĐ – TTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được triển khai trên địa bàn các xã từ 1/1/2005, cụ thể ở các lĩnh vực:

- Về xây dựng nhà ở; - Đất đai;

- Hộ tịch; - Chứng thực;

- Thực hiện cơ chế dân chủ cấp xã; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)