Thực trạng trình độ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Nông Sơn

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 32)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN NÔNG SƠN

1. Thực trạng trình độ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Nông Sơn

Bảng 1: trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Nông Sơn

Số lượng 275 (người)

Dưới THPT Tốt nghiệp

THPT Chưa qua bồi dưỡng sơ cấp trung cấp – cao đẳng cử nhân Về trình độ học vấn 39 (14%) 236 (86%) Về trình độ lý luận chính trị 70 (25,6%) 10 (3,7%) 195 (70,7%) Về trình độ chuyên môn 67 (24,3%) 8 (3,0%) 153 (55,8%) 47 (16,9%) Về trình độ quản lý nhà nước 221 (80,5%) 54 (19,5%) Trình độ tin học và ngoại ngữ :

Có 60/275 người có trình độ tin học, chiếm 21,9% tổng số cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện. Chưa có cán bộ, công chức nào có trình độ ngoại ngữ. Đây là một hạn chế rất lớn về trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Nông Sơn đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay.

Qua các số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, trình độ học vấn của cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Nông Sơn là khá cao (tốt nghiệp THPT 86%) so với mặt bằng xã hội, đặc biệt ở vùng nông thôn. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức khác cũng

như việc tiếp nhận và triển khai tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức mới chỉ tốt nghiệp THCS – là trình độ được coi là phổ cập giáo dục. Hạn chế này ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện.

Thứ hai, các kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn hay kỹ năng quản lý nhà nước ở trình độ còn thấp đặc biệt là trình độ quản lý nhà nước chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 80,5%; 79,1% cán bộ, công chức đặc biệt là công chức chuyên môn chưa có trình độ tin học phục vụ công tác chuyên môn. Với thực trạng này đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện gặp không ít khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở cũng như để tự học tập nâng cao trình độ.

Thứ ba, mức đạt được trong các trình độ chủ yếu là trung cấp: trung cấp lý luận chính trị là 70,7%; trung cấp chuyên môn là 55,8%.

Tóm lại, với thực trạng như trên thì vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện đang đặt ra khá cấp thiết.

Nhóm cán bộ chuyên trách:

Trình độ của nhóm cán bộ chuyên trách của huyện như sau : Trình độ học vấn :

Có 15/77 người tốt nghiệp THCS, chiếm 19,3%. Có 62/77 người tốt nghiệp THPTchiếm 80,7%.

Trong đó: Nhóm cán bộ chủ chốt (gồm Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND) có 42 người thì có 6 người tốt nghiệp THCS, chiếm 15%; 36 người tốt nghiệp THPT, chiếm 85% Nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã (gồm Chủ tịch UBMTTQ, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) có 35 người thì có 9 người tốt nghiệp THCS, chiếm 24,7%; 26 người tốt nghiệp THPT, chiếm 75,3%.

Trình độ lý luận chính trị

Có 16/77 người chưa qua bồi dưỡng, chiếm 20,3%; có 61/77 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 79,7%.

Nhóm cán bộ chủ chốt chưa qua bồi dưỡng có 4/42 người, chiếm 9,3%; 38/42 người, chiếm 90,7% người đạt trình độ sơ cấp và trung cấp.

Nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã: có 12/35 người chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị, chiếm 34,1%; 23/35 người đạt trình độ sơ cấp và trung cấp, chiếm

65,9%.

Trình độ chuyên môn

Có 26/77 người chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm 34,4%; 3/77 người đạt trình độ sơ cấp, chiếm 4,2%; 35/77 người đạt trình độ trung cấp – cao đẳng, chiếm 45,3%; 13/77 người có trình độ đại học – trên đại học, chiếm 16,1%. Nhóm cán bộ chủ chốt chưa qua đào tạo chuyên môn có 8/42 người,

chiếm 18,7%; 24/42 người có trình độ sơ cấp và trung cấp, chiếm 57%; 10/42 người có trình độ đại học – trên đại học, chiếm 24,3%.

Nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã chưa qua đào tạo chuyên môn có 19/35 người, chiếm 54,1%; 14/35 người có trình độ sơ cấp và trung cấp, chiếm 40%; 2/35 người có trình độ đại học – trên đại học, chiếm 5,9%

Trình độ quản lý nhà nước

Có 63/77 người chưa qua bồi dưỡng quản lý nhà nước, chiếm 82,3%; 14/77 người đã qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 17,7%. Nhóm cán bộ chủ chốt chưa qua bồi dưỡng quản lý nhà nước có 36/42 người, chiếm 86%; có 6/42 người đã qua bồi dưỡng, chiếm 14%.

Nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã chưa qua bồi dưỡng có 27/35 người, chiếm 77,6%; 8/35 người chưa qua bồi dưỡng, chiếm 22,4%.

Trình độ tin học

Số cán bộ chuyên trách có bằng tin học là 6/77 người, chiếm 8,3%. Còn lại 71/77 cán bộ chưa được trang bị kiến thức tin học (chiếm 91,7% ).

Qua các số liệu trên ta thấy: Trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị

của cán bộ chuyên trách cấp cơ sở huyện Nông Sơn là khá cao, trình độ chuyên môn đạt mức trung bình; trình độ quản lý nhà nước và trình độ tin học ở mức rất thấp.

Bảng 2: Thực trạng trình độ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở huyện Nông Sơn

Học Vấn Lý Luận Chính Trị Chuyên Môn Quản Lý Nhà

Nước TH CS TH PT Chưa qua BD Sơ cấp Trung cấp Chưa qua BD Sơ cấp TC, CĐ ĐH, trên ĐH Chưa qua BD Đã qua BD TC 100 19, 3 80,7 20,3 4,2 75,5 34,4 4,2 45,2 16, 1 82,3 0 17, 7 22,4 Bảng tổng hợp số liệu: (đơn vị: %) (Nguồn: Phòng Nội vụ – huyện Nông Sơn)

So với mức tiêu chuẩn đạt được về trình độ quy định cụ thể theo mục 4 điều 5, mục 4 điều 7 và mục 4 điều 8 của Quyết định 04/2004/QĐ – BNV đối với nhóm cán bộ chủ chốt của huyện Nông Sơn như sau:

+ Trình độ học vấn: 85%

+ Trình độ lý luận chính trị: 87,9% + Trình độ chuyên môn: 78,5% + Trình độ quản lý nhà nước: 14%

Qua số liệu trên cho thấy: trình độ học vấn; trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện Nông Sơn đã cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Trình độ học vấn cao là điều kiện thuận lợi rất lớn để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tiếp thu, nhận thức cũng như truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Trình độ lý luận chính trị cao thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đảng uỷ, công tác lãnh đạo hoạt động của HĐND và UBND và trình độ chuyên môn góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo trong mọi hoạt động chung của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp cơ sở. Tuy nhiên trình độ quản lý nhà nước đạt ở mức 14% là rất thấp so với yêu cầu đặt ra, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Nếu như lý luận chính trị là lĩnh vực mang tính chất định hướng thì kiến thức quản lý Nhà nước là công cụ để cán bộ, công chức chính quyền cơ sở thực thi tốt nhiệm vụ của mình. Thực tế là 86% cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính. Đó là một thực trạng đáng báo động. Vì khi cán bộ không được đào tạo hay bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính Nhà nước sẽ dẫn đến một tình trạng là

cán bộ làm việc theo cảm tính, theo kinh nghiệm sẵn có, thậm chí tuỳ tiện. Tất nhiên, những sai phạm này không hoàn toàn do nguyên nhân hạn chế về trình độ quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nhưng từ những sai phạm nghiêm trọng đó càng đặt ra vấn đề cần nâng cao hơn nữa trình độ quản lý hành chính nhà nước để hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm đáng tiếc xảy ra.

Đối với nhóm Trưởng các đoàn thể trong xã, so với tiêu chuẩn cụ thể về trình độ của trưởng các đoàn thể cấp cơ sở theo khoản 3, điều 6 của Quyết định 04/2004/QĐ – BNV ta thấy mức độ đạt chuẩn của nhóm này như sau:

+ Trình độ học vấn: 100%

+ Trình độ lý luận chính trị: 65,9% + Trình độ chuyên môn: 45,9%

Tỷ lệ nhóm Trưởng các đoàn thể đạt tiêu chuẩn 100% về trình độ học vấn là tỷ lệ tuyệt đối. Đạt được mức độ như vậy bởi Nhà nước quy định trình độ học vấn đối với chức danh này chỉ là tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, ngày nay, tốt nghiệp THCS mới chỉ được coi là xoá mù. Mặc dù mặt bằng dân trí ở nước ta còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn, nhưng việc quy định tiêu chuẩn trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ trưởng các đoàn thể như trên không phù hợp so với vị trí công tác của họ. Đây là một trong những nguyên nhân sẽ khiến cho trình độ của cán bộ trưởng các đoàn thể cấp cơ sở nói chung bị hạn chế.

Trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn còn chưa cao. Mặc dù hoạt động của họ không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân nhưng chất lượng hoạt động của họ liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các đoàn thể trong xã. Vì vậy, việc nâng cao trình độ của đội ngũ trưởng các đoàn thể cấp cơ sở là rất cấp thiết.

Nhóm công chức chuyên môn

Theo thống kê, thực trạng trình độ công chức cấp xã của huyện Nông Sơn như sau:

Trình độ học vấn

Có 4/56 người tốt nghiệp THCS, chiếm 6,6%; 52 người tốt nghiệp THPT, chiếm 93,4%.

Trình độ lý luận chính trị

Có 19/56 người chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị, chiếm 33,1%; 2/56

người có trình độ sơ cấp, chiếm 2,9%; 35/56 người đạt trình độ trung cấp, chiếm 64%.

Trình độ chuyên môn

Có 5/56 người chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, chiếm 9,6 %; 1/56 người có trình độ sơ cấp, chiếm 1,8%; 40/56 người có trình độ trung cấp về chuyên môn, chiếm 72,1%; 10/56 người có trình độ đại học – trên đại học, chiếm 16,5%.

Trình độ quản lý nhà nước

Có 44/56 người chưa qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 77,9%; 12/56 người đã qua bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 22,1%.

Trình độ tin học:

Số công chức có bằng tin học là 23/56 người, chiếm

41,2%; Còn lại 33/56 người, chiếm 58,8% chưa được trang bị kiến thức tin học

Bảng 3: Thực trạng trình độ nhóm công chức cấp xã huyện Nông Sơn

Bảng số liệu: (Đơn vị: %)

(Nguồn: Phòng Nội vụ - huyện Nông Sơn)

So với mức tiêu chuẩn đạt được về trình độ quy định cụ thể theo khoản 2 điều 16 và khoản 2 điều 18 của Quyết định số 04/2004/QĐ – BNV đối với Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự (là hai chức danh có tiêu chuẩn về trình độ tương đương nhau) như sau:

Học Vấn Lý Luận Chính Trị Chuyên Môn Quản Lý Nhà

Nước Tin Học TH CS TH PT Chưa qua BD Sơ cấp Trung cấp Chưa qua BD Sơ cấp TC, CĐ ĐH, trên ĐH Chưa qua BD Đã qua BD TC TC 100 6.6 93. 4 33.1 2.9 64 9.6 1.8 72.1 16. 5 77.9 0 22.1 41.2

- Trình độ học vấn: 82,4%

- Trình độ lý luận chính trị: 79,4% - Trình độ chuyên môn: 67,7% - Trình độ quản lý nhà nước: 35,3%

So với mức tiêu chuẩn đạt được về trình độ quy định cụ thể theo khoản 2 điều 10; khoản 2 điều 11; khoản 2 điều 12; khoản 2 điều 13; khoản 2 điều 14 của Quyết định số 04/2004/QĐ – BNV đối với nhóm công chức Văn phòng – Thống kê; Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Địa chính – Xây dựng; Văn hoá – Xã hội (là những chức danh có tiêu chuẩn về trình độ tương đương nhau) như sau:

- Trình độ học vấn: 97,1%

- Trình độ lý luận chính trị: 61,8% - Trình độ chuyên môn: 94,1% - Trình độ quản lý nhà nước: 17,6% - Trình độ tin học: 45,1%

Từ những số liệu trên ta thấy:

Trình độ học vấn của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Nông Sơn là cao.

đặc biệt đối với nhóm công chức Văn phòng – Thống kê; Tài chính - Kế toán; Địa chính – Xây dựng; Văn hoá – Xây dựng; Tư pháp – Hộ tịch. Trình độ học vấn như trên về cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cũng như yêu cầu công việc.

Về trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước

Trình độ lý luận chính trị của nhóm công chức chuyên môn cấp xã cũng tương đối cao và đang tăng dần lên so với các năm trước. Còn mức độ đạt yêu cầu về trình độ quản lý nhà nước là rất thấp. Đây là một hạn chế lớn trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chuyên môn.

Về trình độ chuyên môn

Đây là yếu tố rất quan trọng đối với đội ngũ công chức chuyên môn. Mức độ đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn của đội ngũ này là khá cao. Tuy nhiên, cả trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã chủ yếu là ở mức trung cấp, tỷ lệ công chức có trình độ đại học – trên đại học còn rất thấp.

Trình độ tin học

Có 54,5% công chức cấp xã chưa được trang bị kiến thức về tin học, chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ tin học phục vụ công tác chuyên môn. Đây là một lỗ

hổng lớn trong trình độ, kiến thức, kỹ năng thực hành công việc của đội ngũ công chức chuyên môn.

Đối với cả cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã của huyện Nông Sơn số người chưa qua bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao (80,5%). Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã của huyện cũng là mức đạt chuẩn thấp nhất so với các loại trình độ khác. Điều này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý chung cũng như quá trình giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và chính quyền cấp xã nói chung.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện nông sơn, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 32)

w