Đặc điểm bệnh nhân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 81 - 82)

Tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm can thiệp là 61,4 ± 19,2, ở nhóm không can thiệp là 57,6 ± 17,4 và gần 1/2 bệnh nhân có độ tuổi từ 36 – 70 tuổi, p = 0,14. Tỷ lệ nam: nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,47.

Bệnh nhân ở nhóm can thiệp và không can thiệp có cân nặng trung bình lần lượt là 60,1 ± 16,0 kg và 59,3 ± 10,4 kg, tương ứng với BMI 23 ± 4,9 và 22,6 ± 3,2. Tỷ lệ bệnh nhân có BMI > 25 ở 2 nhóm chiếm 23,9% và 24,2%.

Ở nhóm can thiệp, trung vị chỉ số bệnh kèm Charlson ở nhóm can thiệp là 1,0 (0 – 2) so với 0,0 (0 – 2) trong nhóm không can thiệp. Về chức năng thận của bệnh nhân ở 2 nhóm, CrCl < 60 mL/phút chiếm tỷ lệ > 30%, với giá trị CrCl trung bình lần lượt là 73,5 ± 34,6 mL/phút và 76,5 ± 25,7 mL/phút.

Tình trạng bệnh nhiễm phức tạp chiếm tỷ lệ cao (> 50%) với tỷ lệ phân lập Staphylococci kháng methicillin là 17,4% và 6,8%.

4.1.2. Đặc điểm sử dụng vancomycin

So với nhóm không can thiệp, nhóm can thiệp có tỷ lệ dùng kèm các thuốc độc thận cao hơn (69,6% so với 56,1%, p = 0,04), trong thời gian kéo dài (trung vị là 9 (6 – 14,3) ngày so với 6 (3 – 9) ngày, p < 0,001).

Trung vị thời gian sử dụng vancomycin ở nhóm can thiệp là 12,0 (8,0 – 16,0) ngày, ở nhóm không can thiệp là 8,0 (6,0 – 14,0) ngày, p < 0,001. Ở cả 2 nhóm, liều nạp ít được sử dụng (< 10%) và phần lớn khởi đầu với liều 1 g mỗi 12 giờ.

4.1.3. Hiệu quả theo dõi nồng độ vancomycin

Về hiệu quả đo nồng độ đáy ở nhóm can thiệp: tăng tỷ lệ bệnh nhân được đo nồng độ đáy (từ 75,8% lên 94,6 %), tăng tần suất đo (trung bình 2,0 mẫu/bệnh nhân lên 3,1 mẫu/bệnh nhân), giảm tỷ lệ nồng độ dưới ngưỡng trị liệu (từ 46,0% xuống 27,6%), tăng tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 mẫu nồng độ trong ngưỡng trị liệu (từ 53,0% lên 80,5%) và tăng tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 mẫu nồng độ theo vị trí nhiễm khuẩn (từ 27,0% lên 63,2%).

Đề cương khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết luận và đề nghị

67

Về mức độ tuân thủ ở nhóm can thiệp: tăng tỷ lệ đo nồng độ đáy hằng tuần (từ 42,0% lên 72,4%), tăng tỷ lệ theo dõi chức năng thận hằng tuần (từ 78,0% lên 89,1%) và tăng thời điểm đo nồng độ đáy lần đầu tiên theo đúng khuyến cáo (từ 31,0% lên 47,1%).

4.1.4. Hiệu quả điều trị

Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, tỷ lệ đáp ứng lâm sàng ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm không can thiệp (89,1% so với 78,0%, p = 0,03). Can thiệp của DSLS có liên quan đến tăng đáp ứng lâm sàng ở bệnh nhân được chỉ định điều trị và TDM vancomycin (OR = 2,508; 95% CI 1,112 – 5,654; p = 0,03).

Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ đáp ứng cận lâm sàng về chỉ số bạch cầu tăng từ 86,0% lên 97,5%, có đáp ứng CRP tăng từ 54,9% lên 71,4% và có đáp ứng procalcitonin tăng từ 83,1% lên 89,6%.

Ở bệnh nhân được thực hiện TDM vancomycin, thời gian nằm viện ở bệnh nhân nhóm không can thiệp là 17,5 (11,0 – 26,0), ngắn hơn so với nhóm can thiệp là 19,0 (11,5 – 30,0).

4.1.5. Độc tính trên thận

Tỷ lệ độc tính trên thận thấp hơn ở nhóm can thiệp thấp hơn so với nhóm không can thiệp (2,2% so với 3,8%).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)