Can thiệp của DSLS về sử dụng kháng sinh và TDM tại bệnh viện Đạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34 - 35)

Năm 2015, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện triển khai và từng bước hoàn thiện các hoạt động dược lâm sàng trong toàn bệnh viện nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị, hạn chế tình hình đề kháng kháng sinh và tối thiểu hóa các ADR/ADE trên bệnh nhân. DSLS đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thông tin thuốc, cảnh giác dược và các chương trình can thiệp về việc quản lý sử dụng kháng sinh đã được triển khai tại bệnh viện.

Trong chương trình quản lý kháng sinh, để đảm bảo hiệu quả và an toàn của hoạt động khám chữa bệnh, đội ngũ dược lâm sàng của bệnh viện giúp lựa chọn kháng sinh hợp lý, tối ưu hóa liều dùng dựa vào đặc tính của từng bệnh nhân, tác nhân gây bệnh, vị trí và tình trạng nhiễm khuẩn, tính chất PK/PD của thuốc và điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

Trong hoạt động TDM trong trị liệu, bệnh viện đã ban hành hướng dẫn sử dụng và TDM vancomycin giúp mang lại một số hiệu quả trên lâm sàng. Tuy nhiên, việc áp dụng hướng dẫn chưa được thực hiện đồng bộ trên toàn bệnh viện [10]. Hoạt động của đội ngũ dược lâm sàng tại bệnh viện trong việc quản lý sử dụng vancomycin và tiến hành TDM hiện đang được đẩy mạnh. Trong đó, DSLS có vai trò chính bao gồm thúc đẩy việc áp dụng hướng dẫn của bệnh viện tại các khoa/phòng và trực tiếp can thiệp lên những bệnh nhân có chỉ định vancomycin.

Nội dung can thiệp chủ yếu của DSLS trong bệnh viện bao gồm: đánh giá trực tiếp trên việc sử dụng thuốc của bệnh nhân thông qua hoạt động đi thăm bệnh với bác sĩ và xem xét trên hồ sơ bệnh án; đưa ra hướng dẫn và đề nghị điều chỉnh việc sử dụng kháng sinh khi có các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc…; hướng dẫn hạn chế và tham gia xử lý các ADR/ADE tại các đơn vị. Ngoài ra, DSLS còn đóng vai trò can thiệp gián tiếp thông qua các buổi sinh hoạt khoa học định kỳ tại khoa và hội thảo tại bệnh viện; cập nhật tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh; ghi nhận và báo cáo các ADR; đồng thời cung cấp các thông tin về các hướng dẫn mới trong sử dụng kháng sinh và hoạt động TDM trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, DSLS cũng việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc thực hiện TDM tại bệnh viện, từ đó giúp đưa ra gợi ý cho những chiến lược nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân.

Đề cương khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

20

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34 - 35)