Nhóm các bệnh lý nhiễm khuẩn phức tạp chiếm tỷ lệ cao hơn so với bệnh lý nhiễm khuẩn nhẹ ở nhóm can thiệp và không can thiệp (52,2% và 60,6%). Trong đó, nhiễm khuẩn da – mô mềm (43,5% và 37,1%) và viêm phổi (15,2% và 13,6%) chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phillips và cộng sự với tỷ lệ 30,4% và 32,1% cho nhiễm khuẩn da – mô mềm; 15,2% và 11,3% cho nhiễm khuẩn đường hô hấp [70].
Trong các chủng vi khuẩn được phân lập, Gram dương chiếm tỷ lệ cao (61,1% và 45,3%). Tỷ lệ Staphylococci kháng methicillin được ghi nhận trong nghiên cứu là 54,2% và ở nhóm không can thiệp là 51,7%, thấp hơn so với dữ liệu thống kê ở bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2018 – 2019 (75,8% – 76,7% với MRSA và 85,0% – 77,0% với MR-CNS). Việc số lượng mẫu Staphylococci phân lập được trong nghiên cứu chưa đủ lớn (48 mẫu ở nhóm can thiệp và 29 mẫu ở nhóm không can thiệp) có thể chưa phản ánh được toàn bộ tình trạng đề kháng của vi khuẩn trong thực tế bệnh viện. Tuy nhiên, khi so sánh với tình trạng nhiễm MRSA tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương ( 0 – 23%) và tại Việt Nam (7,9%), tỷ lệ MRSA tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là khá cao so với trong nước và quốc tế [71]. Do đó, việc đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp trong sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa tình trạng đề kháng kháng sinh.
Hiện nay, việc đánh giá độ nhạy cảm với vancomycin của S. aureus và các chủng Staphylococci khác được thực hiện dựa vào kết quả MIC của oxacillin, cefoxitin hoặc kết quả khuếch tán qua đĩa của cefoxitin. Phương pháp xác định MIC vancomycin được xem là một tiêu chuẩn vàng trong đánh giá chủng vi khuẩn đề
Đề cương khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận
57
kháng với vancomycin. Vi khuẩn được xác định là nhạy cảm với vancomycin khi MIC ≤ 2 μg/mL với S. aureus hoặc ≤ 4 μg/mL với một số chủng Staphylococci khác [35]. Các phòng vi sinh thường sử dụng hệ thống xét nghiệm tự động (BD Phoenix, MicroScan WalkAway, Vitek 2) hoặc phương pháp Etest để xác định MIC vancomycin với kết quả MIC thay đổi đáng kể giữa các phương pháp. Theo CLSI, khoảng thay đổi có thể được chấp nhập được đối với các phương pháp đo MIC là trong khoảng ± 1 sau 2 lần pha loãng. Khi xét tiêu chuẩn trên, các phương pháp xét nghiệm độ nhạy cảm hiện tại chưa thể phân biệt được MIC = 1 μg/mL với MIC = 0,5 μg/mL hoặc MIC = 2 μg/mL với độ lặp lại cao. So với các phương pháp tự động, Etest cho kết quả tương đồng với kết quả vi pha loãng (BMD) với tỷ lệ thấp (36,7 – 76,4%), khả năng đưa ra giá trị cao hơn 0,5 – 2 lần độ pha loãng và khả năng xác định MIC = 2 μg/mL cao (80%) [9,72]. Trên thực tế tại Việt Nam, phương pháp Etest thường được sử dụng phổ biến để xác định MIC do thao tác đơn giản và tính thuận tiện trên thực hành lâm sàng.
Tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, độ nhạy cảm của chủng vi khuẩn Staphylococci được kết luận dựa vào kết quả kháng sinh đồ với cefoxitin theo khuyến cáo của CLSI (2017) và Ủy ban Châu Âu về kiểm tra độ nhạy cảm của kháng sinh (EUCAST 2013), kết quả đo MIC bằng phương pháp Etest sẽ được chỉ định sau đó nếu chủng vi khuẩn phân lập được kết luận là MRSA hoặc MR-CNS. Việc thực hiện đo MIC của vancomycin là khá cao ở cả 2 nhóm (≥ 70%). Tuy MRSA chiếm tỷ lệ khá cao trong các mẫu phân lập, nghiên cứu chưa ghi nhận trường hợp nào đề kháng với vancomycin. Trong số các chủng được đo MIC, 18 (94,7%) số chủng có MIC ≤ 1 µg/mL và 1 kết quả phân lập S. epidermidis được ghi nhận có MIC = 2 (≤ 4 µg/mL), các kết quả này tương đồng với tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện [10].