3.2.3.1.Tỷ lệ theo dõi nồng độ vancomycin
Việc đảm bảo thực hiện TDM phù hợp trên bệnh nhân là một trong những trách nhiệm quan trọng của người dược sĩ. Năm 2009, đồng thuận đầu tiên của các Hiệp hội ASHP, IDSA và SIDP về việc thực hiện TDM vancomycin ở người lớn được công bố, khuyến cáo việc theo dõi nồng độ đáy vancomycin như một tiêu chí trung gian để tối ưu hóa AUC/MIC vancomycin với MIC = 1 ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Theo đồng thuận 2020, bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm MRSA mức độ nghiêm trọng nên đạt mục tiêu AUC/MICBMD 400 – 600 khi MICBMD = 1 mg/L nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Hướng dẫn mới cũng khuyến cáo áp dụng theo dõi dựa trên hướng dẫn của AUC thay cho việc theo dõi dựa trên nồng độ đáy mục tiêu 15 – 20 mg/mL do mối lo ngại về các dữ liệu an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân nhiễm MRSA nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sử dụng nồng độ đáy vancomycin để theo dõi bệnh nhân nhiễm MRSA nghiêm trọng bao gồm: việc thực hiện TDM dựa trên AUC chưa thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế và bệnh nhân có chức năng thận không ổn định. Ngoài ra, đối với nhóm bệnh nhân không nhiễm MRSA hoặc mắc các nhiễm khuẩn khác, nghiên cứu chưa đưa ra khuyến cáo cho việc theo dõi vancomycin theo nồng đáy hay theo hướng dẫn của AUC. Như vậy, với tỷ lệ nhiễm MRSA tương đối thấp của nghiên cứu (9,8%) bên cạnh việc thực hiện theo dõi AUC vẫn chưa được áp dụng tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, việc thực hiện TDM vancomycin theo nồng độ đáy do đó vẫn có thể được coi là phù hợp [5,9].
Các hướng dẫn khuyến cáo việc thực hiện TDM vancomycin ở bệnh nhân có nghi ngờ hoặc bằng chứng nhiễm MRSA, bệnh nhân có nguy cơ độc thận cao hoặc sử dụng liều trình điều trị dài ngày (3 – 5 ngày), bệnh nhân nhập ICU, bệnh nhân béo phì, bỏng hoặc lớn tuổi [9,55]. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện theo dõi nồng độ đáy và số lần đo trung bình cho mỗi bệnh nhân cao
Đề cương khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận
61
hơn ở nhóm can thiệp, (94,6% và 3,1 mẫu/bệnh nhân so với 75,8% và 2,0 mẫu/bệnh nhân), p < 0,001, tương đồng với kết quả của Momanttin và cộng sự [62]. Ngoài ra, tỷ lệ theo dõi nồng độ vancomycin cũng có xu hướng cao hơn ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn phức tạp, bệnh nhân béo phì và bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn phức tạp (p = 0,03). Các kết quả này phản ánh một phần hiệu quả can thiệp của DSLS trong việc tăng cường thực hiện theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu, đặc biệt trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân cần đạt mục tiêu nồng độ đáy cao (15 – 20 µg/mL).