Tỷ lệ theo dõi nồng độ vancomycin

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 65)

Nghiên cứu ghi nhận 466 mẫu được đo nồng độ đáy vancomycin, trong đó bệnh nhân ở nhóm can thiệp có số lượng mẫu là 268, chiếm tỷ lệ 57,5%. Khi xét trên tổng số bệnh nhân của từng nhóm, tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện được đo nồng độ vancomycin ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm không can thiệp (94,6 % so với 75,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Như vậy, số lượng mẫu được định lượng nồng độ đáy trung bình cho 1 bệnh nhân ở nhóm can thiệp cao hơn (3,1 mẫu/bệnh nhân) cao hơn so với nhóm không can thiệp (2,0 mẫu/bệnh nhân).

Bảng 3.14 trình bày tỷ lệ bệnh nhân được đo nồng độ đáy khi xét trên tình trạng nhiễm khuẩn, chức năng thận và BMI.

Bảng 3.14. Tỷ lệ đo nồng độ đáy ở theo đặc điểm bệnh nhân

Đặc điểm bệnh nhân Nhóm can thiệp Nhóm không can thiệp p

Nhiễm khuẩn phức tạp 46/48 (95,8%) 65/80 (81,3%) 0,03 CrCl < 60 mL/phút 32/33 (97,0%) 34/37 (91,9%) 0,62 BMI > 25 21/22 (95,5%) 25/32 (78,1%) 0,12

Sự phân bố kết quả đo nồng độ đáy vancomycin

Hình 3.11 thể hiện sự phân bố nồng độ đáy của vancomycin ở 2 nhóm. Ở nhóm can thiệp, nồng độ đáy có xu hướng cao hơn so với nhóm không can thiệp, với trung vị đo được lần lượt là 14,0 (9,6 – 19,1) và 10,4 (7,1 – 15,3).

Đề cương khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

50

Hình 3.12. Sự phân bố nồng độ đáy của tổng số mẫu theo các khoảng nồng độ đáy Theo kết quả đánh giá nồng độ đáy vancomycin dựa vào các khoảng nồng độ, tỷ lệ nồng độ đáy ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê trong khoảng nồng độ 20 – 25 µg/mL (p = 0,003) nhưng không có ý nghĩa thống kê trong các khoảng 10 – 20 µg/mL và > 25 µg/mL so với nhóm không can thiệp. Ngược lại, tỷ lệ nồng độ đáy < 10 µg/mL ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không can thiệp (27,6% so với 46,0%, p < 0,001). Sự phân bố nồng độ đáy của tổng số mẫu thu được theo các khoảng nồng độ được trình bày trong hình 3.12.

Kết quả phân tích nồng độ đáy vancomycin của mẫu phân tích trong lần đo đầu tiên được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Kết quả nồng độ đáy trong lần đo đầu tiên

Khoảng nồng độ Nhóm can thiệp (N = 87)

Nhóm không can thiệp (N = 100) p < 10 µg/mL, n (%) 43 (49,4) 62 (62,0) 0,08 10 – 20 µg/mL, n (%) 35 (40,2) 31 (31,0) 0,19 20 – 25 µg/mL, n (%) 4 (4,6) 1 (1,0) 0,29 > 25 µg/mL, n (%) 5 (5,7) 6 (6,0) 1,00

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 - 65)