8. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực Tổng công ty điện lực Quốc gia Malaysia (TNB)
TNB là một trong số các DN lớn nhất Malaysia được thành lập năm 1990 theo mô hình DNNN. Năm 2008, TNB có tổng tài sản trên 18,7 tỷ USD, số lao động gần 39.000 người, tổng công suất phát điện 11.200 MW, chiếm trên 61% toàn quốc. Từ năm 1997, TNB hoạt động như một tập đoàn với các công ty con trong các lĩnh vực SXKD điện, tư vấn xây dựng công trình điện, giáo dục đào tạo và nghiên cứu ứng dụng giống như mô hình của EVN hiện nay. Hiện trạng về NNL của TNB cho thấy tỷ trọng nhân lực có trình độ ở bậc ĐH ở năm 2009 vào khoảng 24%, CNKT lành nghề chiếm 43%. Công ty đặt mục tiêu đưa số có trình độ CNKT lành nghề (tương đương cao đẳng nghề trở lên) có kỹ năng tốt về kỹ thuật đạt 55% vào năm 2015.
Về hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách phát triển NNL: TNB công bố cam kết đảm bảo để các chương trình giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng được hoạch định và triển khai một cách có hệ thống, tích hợp với phát triển sự nghiệp cá nhân trong toàn Tổng công ty và các công ty, đơn vị thành viên. TNB thể hiện rõ quyết tâm xây dựng một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp có năng lực để thực hiện tầm nhìn trở thành một tập đoàn hàng đầu thế giới về năng lượng.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo của TNB rất lớn và có chiến lược rõ ràng: kể từ năm 1970 TNB đã có chương trình gửi sinh viên đi đào tạo bậc ĐH và sau ĐH ở các nước phát triển để tuyển dụng; từ năm 1997 đến 2000 đã đầu tư trên 250 triệu đô-la Mỹ để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho trường đại học của mình (Uniten). Đến nay, Uniten đã trở thành trường đại học quốc tế có chất lượng cao ở khu vực, tự cân đối về tài chính nhưng gắn bó mật thiết và hợp tác toàn diện với TNB trong phát triển NNL.
Về tổ chức và bộ máy quản lý phát triển NNL, bên cạnh Uniten, TNB còn có một trung tâm đào tạo trực thuộc được trang bị cơ sở vật chất phù hợp với công nghệ hiện đại đang sử dụng trong thực tế để triển khai đào tạo bồi dưỡng NNL cho TNB và các
đơn vị. Các cơ sở đào tạo này nằm trong khối quản lý và phát triển NNL cùng với ban NNL do 1 Phó tổng giám đốc Tổng công ty chỉ đạo.
Trong quản lý và triển khai phát triển NNL, TNB tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên NNL hiện có theo cấp bậc, ngạch bậc với hai nhóm nhân lực chính là: lãnh đạo quản lý và chuyên gia về CMKT. Hoạt động chủ yếu nhất là tổ chức các khóa đào tạo có chứng chỉ bắt buộc của trung tâm đào tạo trực thuộc. Hàng năm TNB tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên 100 ngàn lượt người ở các vị trí khác nhau trên cơ sở đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Các chương trình đào tạo và bồi dưỡng được chia thành các mảng lĩnh vực chính về CMKT, đây là những ngành nghề chủ yếu của lực lượng nhân lực kỹ thuật ngành điện.
1.4.3.Công ty Điện lực Bình Dương thuộc SPC
PCBD là một trong những công ty điện lực phát triển của EVN SPC với số nhân lực là 1.213 người, tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 12 tỷ 462 triệu kWh; tăng 13,38% so với năm 2017, Tốc độ tăng điện thương phẩm cao hơn bình quân cả nước (10,47%) và trong toàn EVN SPC (10,51%).
Bảng 1.3: Chỉ tiêu năng suất lao động của PCBD giai đoạn 2014-2018
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018
Theo sản lượng điện TP MWh/người/năm 6,166 6,741 7,851 8,853 10,273
Tăng trưởng % 13,6 9,6 16,5 12,8 16 Theo khách hàng KH /người 298 321 362 397 426
Theo khách hàng % 10,4 11,5 12,7 9,6 7,3
(Nguồn tác giả thu thập từ: theo phòng Tổ chức nhân sự – PCBD)
Nhờ chính sách phát triển NNL và triển khai thực hiện NCCL NNL hiệu quả, PCBD đã trở thành một trong những công ty tiêu biểu của EVN xét cả về quy mô và hiệu quả hoạt động. Đến nay, PCBD đã đưa NSLĐ trên 10 triệu kWh/người/năm tăng trưởng 16% so với năm 2017. Hiện nay, PCBD được đánh giá là Công ty có chất lượng dịch vụ tốt trong khâu SX-KD điện nhờ làm tốt các chính sách về NCCL NNL sau:
- PCBD luôn nỗ lực trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, việc coi trọng đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên NNL hiện có là nguyên nhân chính để PCBD thành công trong SXKD điện với chỉ số NSLĐ tăng liên tục. Chỉ số NSLĐ của PCBD
tăng liên tục từ mức 6,166 MWh/lao động/năm vào năm 2014 lên 10,273 MWh/lao động/năm ở năm 2018, tăng trên 40% trong vòng 5 năm.
- Cơ cấu và bộ máy LĐ ở PCBD được thực hiện một cách có hệ thống, tổ chức chặt chẽ từ công ty tới các phòng, ban, đơn vị ở tất cả các nội dung trong PCBD.
Như vậy, giúp NCCL NNL một cách hiệu quả nhất với các nội dung: phân tích NNL, hoạch định để đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá CL NNL.
- PCBD luôn quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để NCCL NNL, trong đó chú trọng đặc biệt đến bồi dưỡng với các phương thức phù hợp nhằm duy trì và phát triển các kỹ năng thực hiện công việc, cập nhất kiến thức mới. Triển khai đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên gắn với kế hoạch phát triển cá nhân. Ngoài ra, chương trình bồi dưỡng, phát triển cá nhân được tiến hành ngay tại các đơn vị trực thuộc và do đơn vị trực tiếp triển khai. Các phòng, ban chức năng của PCBD, đơn vị trực tiếp thực hiện một số khóa đào tạo ở các lĩnh vực chuyên sâu ngay tại PCBD và đơn vị trực thuộc. Luân chuyển các vị trí công tác, trao đổi hướng dẫn viên, giáo viên được thực hiện thường xuyên nhằm tạo điều kiện mở rộng và nâng cao khả năng làm việc ở các vị trí khác nhau và giúp cho LĐ nâng cao trình độ chuyên môn.
Như vậy, NCCL NNL ở PCBD được thực hiện và triển khai một cách có hiệu quả, các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên được triển khai liên tục và mang tính hệ thống là do tổ chức, bộ máy hoạt động hiệu quả và công tác quản lý NCCL NNL được thực hiện rất tốt.