Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực an giang (Trang 28 - 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

* Đánh giá về trí lực

Các chỉ tiêu của từng tiêu chí được xác định thông qua thống kê của Phòng TC&NS trong kỳ khảo sát. Căn cứ đánh giá:

+Cơ cấu nhân lực trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, thâm niên: Lấy số liệu của tổ chức tại thời điểm đánh giá.

+Chuẩn cơ cấu nhân lực theo trình độ được đào tạo được xác định theo cơ cấu của chuyên gia tư vấn.

* Đánh giá về thể lực

Các chỉ tiêu từng tiêu chí được xác định thông qua thống kê của Phòng TC&NS và công tác khảo sát. So sánh tỷ trọng NNL của tổ chức theo sức khỏe, thể lực hiện có với chuẩn về cơ cấu sức khỏe, thể lực thâm niên công tác và đưa ra nhận xét.

Phân loại sức khỏe NNL của Bộ Y tế quy định được xếp theo các mức trên cơ sở đánh giá tuyệt đối để có nhận xét định tính cho từng loại.

Bảng 1.1: Phân loại sức khỏe theo thể lực

Loại sức khỏe Nam Nữ

Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)

1. Rất khỏe ≥ 163 ≥ 51 ≥ 154 ≥ 48 2. Khỏe 160 - 161 47- 50 152 -153 47 - 48 3. Trung bình 157 - 159 43 – 46 150 - 151 42 - 43 4. Yếu 155 - 156 41- 42 148 - 149 40 - 41 5. Rất yếu 153 - 154 40 147 38 – 39 6. Kém ≤ 152 ≤ 39 ≤ 146 ≤ 37

(Nguồn: TT 36/TTLTBYTBQP ngày 17/10/2011 của BYTBQP)

- Căn cứ đánh giá:

+Cơ cấu sức khỏe, thể lực của NLĐ hiện có: Lấy số liệu của tổ chức tại thời điểm đánh giá.

+Chuẩn cơ cấu về sức khỏe, thể lực của NLĐ: Lấy ý kiến của chuyên gia. Riêng ngành điện, đặc biệt là các công nhân làm việc trên cao thường xuyên tiếp xúc với nguồn nguy hiểm đến tính mạng. Thể lực thể hiện tiềm năng sức khỏe của con

người, thể hiện một phần mức độ năng động và khả năng giải quyết công việc. Công nhân ngành điện do làm việc tập trung và năng nhọc đều có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của họ. Do đó, thể chất tốt làm giảm khả năng mắc bệnh nghề nghiệp, làm cho CLNNL được đảm bảo hơn.

* Đánh giá về tâm lực

Tâm lực của NNL bao gồm thái độ làm việc, khả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí của NNL.

Thái độ làm việc chính là ý thức của NNL trong quá trình làm việc. Điều nàyhoàn toàn phụ thuộc vào khí chất và tính cách mỗi cá nhân. Khi đứng trong một tổ chức, họ buộc phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định. Ngành điện có nhiều công đoạn SXKD, chỉ cần một công đoạn nào đó NLĐ người công nhân có thái độ làm việc không đúng mực, có thể ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí làm việc, đến công đoạn SX tiếp theo, chất lượng SP, tiến độ hoàn thành….

Khả năng chịu áp lực công việc là tiềm năng ẩn chứa trong mỗi cá nhân conngười. Đó là sự bền bỉ của con người trong công việc cả về trí lực và thể lực. Trí lực là cơ sở để NNL có khả năng chịu áp lực, nhưng thể lực là điều kiện cần thiết không thể thiếu để con người giải quyết công việc hàng ngày và kéo dài thời gian làm việc nếu có yêu cầu.

- Căn cứ đánh giá:

+Mức độ hài lòng của NLĐ về thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực công việc của cấp trên, nhân viên và đồng nghiệp: Thu thập từ phiếu khảo sát phỏng vấn tổ chức tại thời điểm đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực an giang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)