Dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 56 - 58)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.6 Dịch vụ ngân hàng điện tử

+ SMS banking: Khi đăng ký SMS banking, tất cả những biến động về số dư của khách hàng tại SCB đều được thông báo qua tin nhắn. Bên cạnh đó khách hàng còn dễ dàng tra cứu thông tin về tài khoản, theo dõi tỷ giá, lãi suất hoặc cũng có thể dung để nạp tiền di động trả trước, thanh toán cước điện thoại di động trả sau. Ngoài ra khách hàng còn có thể tra cứu trạm ATM gần nhất hoặc nhận những tin tức khuyến mãi hấp dẫn từ SCB thông qua SMS banking.

+ Internet banking: Với Internet banking khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tra cứu, thanh toán hoặc gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn thông qua bất kỳ thiết bị nào có Internet. Hơn nữa khách hàng có thể chuyển khoản hoặc chuyển tiền trong, ngoài SCB với số tiền lên đến 10 tỷ đồng/1 ngày. Việc xác nhận giao dịch qua SMS hoặc Soft OTP, mã token tùy vào lựa chọn của khách hàng.

+ Mobile banking: Khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng. Ứng dụng thiết kế với giao diện thân thiện, thao tác dễ dàng và tích hợp cùng các tiện ích đa dạng cũng như liên tục được SCB cập nhật để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

0 500 1000 1500 2000 2500

Số lượng Thẻ thanh toán được phát hành Số lượng Thẻ tín dụng được phát hành

SỐ LƯỢNG THẺ PHÁT HÀNH

45 Bảng 2.8: Dịch vụ NHĐT SCB An Giang từ 2015-2018 Năm Hợp đồng Ebanking được phát hành Hợp đồng SMS banking được phát hành Hợp đồng Mobile banking được phát hành 2015 256 318 336 2016 393 568 445 2017 435 886 642 2018 512 2025 1196

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SCB An Giang)

Việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử tăng đều qua các năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018 theo chủ trương từ Hội sở SCB, các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống đẩy mạnh tư vấn khách hàng dịch vụ SMS banking báo số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Với tỷ trọng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2018 lần lượt là Ebanking 27,6%, SMS banking 87,6% và Mobile banking 54% nhóm dịch vụ này là kênh đóng góp tỷ trọng thu ngoài lãi lớn trong tổng thu ngoài lãi tại SCB An Giang.

Biểu đồ 2.5: Kết quả thực hiện DVNHĐT SCB An Giang từ 2015 - 2018

0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

DVNHĐT giai đoạn 2015-2018

46

2.2.7 Dịch vụ bảo lãnh

Bảo lãnh là dịch vụ có xu hướng phát triển và góp phần mang lại thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của SCB. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Điều kiện và thủ tục để được Ngân hàng bảo lãnh khá phức tạp và nhiều khi khó thực hiện đối với một số khách hàng hiện nay: kinh doanh phải có lãi, không có nợ quá hạn và lãi treo hoặc phải có đủ tài sản thế chấp hợp pháp…

- Việc qui định về dịch vụ bảo lãnh của SCB bất hợp lý thể hiện trong một thời gian khá dài chỉ có chi nhánh mới được thực hiện dịch vụ này, không triển khai tại các phòng giao dịch do vậy đã ảnh hưởng tới doanh số dịch vụ bảo lãnh tại SCB An Giang.

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện DVBL SCB An Giang từ 2015 – 2018

ĐVT: ngàn đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SCB An Giang)

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 56 - 58)