Bối cảnh kinh tế xã hội liên quan đến phát triển DVPTD

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 81 - 82)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội liên quan đến phát triển DVPTD

Trong năm 2018, sự phục hồi chậm và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro của nền kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp, chính sách thắt chặt tiền tệ của FED và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới… đã ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sự điều hành sát sao, quyết liệt của Chính phủ cùng nỗ lực của các Bộ, Ban, ngành, địa phương, kinh tế của nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm và lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (3,54%).

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng đạt được kết quả tích cực mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn do chính sách thắt chặt tín dụng nhưng đa số các tổ chức tín dụng (88% TCTD) đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2018 được cải thiện hơn, trong đó 35% nhận định cải thiện nhiều; nhu cầu của khách hàng về sử dụng sản phẩm dịch vụ gia tăng; rủi ro hệ thống khách hàng tổng thể có xu hướng ổn định; thanh khoản và mặt bằng lãi suất ổn định, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng ở mức thấp… Đây là cơ sở để các TCTD lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của ngành Ngân hàng trong năm 2019.

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính thì Việt Nam với dân số khoảng 96 triệu người, GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt gần 2.590 USD (tăng 201 USD so với năm 2017) được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ. Vì vậy việc tập trung cho hoạt động bán lẻ đang trở thành xu thế không chỉ với ngân hàng tư nhân mà cả với ngân hàng quốc doanh và đây được coi là chiến lược phát triển của nhiều ngân hàng nhằm đa dạng nguồn thu, giảm thiểu rủi ro hoạt động và đạt hiệu

70

quả kinh doanh tối ưu. Hơn nữa, hiện nay một lượng lớn dân cư chưa được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng, sẽ trở thành nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ được tiếp sức mạnh mẽ khi có hàng triệu khách hàng mới từ nông thôn tới đô thị, đang được tiếp cận một cách nhanh chóng các sản phẩm tài chính, công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)