8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1.2 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ phi tíndụng của Ngân hàng TMCP
TMCP Sài Gòn
Cùng với các nhận định về nền kinh tế và xu hướng của ngành ngân hàng trong thời gian tới, đồng thời với việc hoàn thiện phương án cơ cấu lại gắn với đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo chủ trương chung của chính phủ và của NHNN, SCB cũng sẽ triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại tài chính, trong đó chú trọng cơ cấu lại danh mục tín dụng và cải thiện chất lượng nguồn thu cho ngân hàng. Bên cạnh đó SCB sẽ tiếp tục hoàn thành các mục tiêu theo lộ trình đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015-2019 theo công văn số 756/NHNN-TTGSNH.m ngày 12/08/2015 như tiếp tục tăng vốn điều lệ, từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra/kiểm soát nội bộ một cách đồng bộ, hiệu quả. Theo đó định hướng phát triển SPDVPTD của SCB 2019 là: Phát triển dịch vụ mới, dịch vụ gắn với công nghệ, tăng cường hoạt động bán hàng, phát triển nền tảng khách hàng và các loại hình dịch vụ cơ bản, tăng trưởng thu phí dịch vụ ít nhất 50%:
+ Tiếp tục triển khai Digital banking, nhanh chóng chuyển đổi các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ đang làm thay đổi hành vi khách hàng. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ trên nền tảng số đảm bảo hoạt động xuyên suốt, tối ưu hiệu suất, quản lý rủi ro theo quy định của tổ chức Thẻ quốc tế và ngân hàng nhà nước. Tăng cường hợp tác với các đối tác đẩy mạnh đặc tính sản phẩm dịch vụ ngân hàng số; Mở rộng dịch vụ tài chính ngân hàng trên nền tảng kỹ thuật số.
71
chuẩn, chất lượng, có hàm lượng công nghệ cao và có những đặc điểm hấp dẫn so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh.
+ Thiết kế dịch vụ, sản phẩm trên nguyên tắc có quy trình, thủ tục đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận và đáp ứng linh hoạt được các nhu cầu của khách hàng.
+ Phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng đội ngũ bán hàng tại các đơn vị kinh doanh - một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả phục vụ khách hàng. SCB không ngừng nỗ lực hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng nhằm mang đến hình ảnh Ngân hàng chuyên nghiệp, nâng tầm vị thế của SCB trong nhận thức của khách hàng.
+ Gia tăng nhận diện thương hiệu trên địa bàn: Xây dựng và quản lý bộ thương hiệu chuẩn của SCB, tiếp tục đồng bộ hóa cơ sở vật chất, không gian giao dịch tại tất cả các đơn vị theo quy chuẩn thương hiệu mới, mở rộng phạm vị hoạt động của Ngân hàng bằng cách phân bổ lại mạng lưới. Đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược thương hiệu nhằm tối đa hóa hình ảnh của SCB trước công chúng cũng như chuyển tải đúng thông điệp, giá trị cốt lõi của SCB đến khách hàng mục tiêu.
+ Triển khai Basel II theo lộ trình cụ thể, từng bước áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel II vào quản lý rủi ro, đảm bảo một cách vững chắc hiệu quả kinh doanh là cơ sở để SCB không ngừng đột phá, tăng sức cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt trên thị trường.