Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 40 - 43)

ngƣời khiếm thính trên truyền hình tại Việt Nam hiện nay

Có thể nói, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của quốc gia.

Trong Hiến pháp 2013, tại điều 25, chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiền quyền tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

Thực tiễn hoạt động báo chí, truyền thông ở nước ta hiện nay rất phong phú, đa dạng. Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí, truyền thông cũng tách dần ra theo từng ngành riêng, trong đó truyền hình được đánh giá là một trong những thể loại báo chí có ưu thế nổi trội bởi nó sử dụng tất cả các dạng thức ngôn ngữ mà báo in, báo nói (phát thanh), mạng Internet và các phương thức tuyên truyền

khác sử dụng. Cùng với những hình ảnh thực tiễn sống động, cách sử dụng ngôn ngữ của các chương trình truyền hình có những đặc điểm khác biệt, ngôn ngữ truyền hình cần được xem xét từ góc độ ngôn ngữ viết và cả ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ truyền hình mang đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, mang những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nói, dạng thức nói và có tác động bởi yếu tố tâm lý ngôn ngữ học.

Theo GS,TS Nguyễn Đức Tồn “Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong các phương tiện giao tiếp đại chúng nói chung, phát thanh và truyền hình nói riêng, thuộc loại vấn đề rất có tính thời sự. Giá trị của những vấn đề đó đã vượt ra ngoài phạm vi ngôn ngữ học thuần túy”.

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, vai trò và sự ảnh hưởng đối với tiếng Việt trên các phương tiện này cũng ngày càng được khẳng định, đặc biệt trên các phương tiện nghe - nhìn như phát thanh và truyền hình. Có thể nói, phát thanh và truyền hình đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp gìn giữ và phát triển tiếng Việt.

Dựa vào nhu cầu của người tiếp nhận, của thị trường và của cả xu hướng truyền thông trên thế giới, các thể loại báo chí được phân theo tính chất và cách đưa thông tin. Những thể loại hay xuất hiện nhất là: bảntin, bình luận, phóng sự, điều tra, ghi nhanh, ký chân dung… Và bên cạnh các thể loại hay, được khán giả thường xuyên đón nhận thì các chương trình chuyên biệt, hướng tới từng đối tượng đặc thù cũng đang ngày càng nhiều hơn.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có gần 7 triệu người khuyết tật, trong đó có hơn 1 triệu người khiếm thính, chiếm khoảng 13,5% số người khuyết tật và chiếm khoảng 6,3% dân số. Nhờ ngôn ngữ ký hiệu mà có tới 75% người khiếm thính có thể giao tiếp. Hiện chưa có thống kê và nghiên cứu cụ thể về dạy ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở Việt Nam, mặc dù các cơ sở giáo dục trẻ khiếm thính ra đời ngày càng nhiều ở các vùng miền, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,

Huế… Đáng lưu ý là nhiều vùng miền, ngôn ngữ ký hiệu ít được sử dụng chính thức như các môn học.

Được thừa nhận như một ngôn ngữ chính quy của cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam, ngôn ngữ ký hiệu đã được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua một số chương trình truyền hình.

Việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại Việt Nam hiện nay có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam hiện nay đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ nhằm xây dựng một xã hội hòa nhập, không rào cản với người khiếm thính..

Thứ hai, dẫu chưa phải là những chương trình truyền hình chuyên biệt dành riêng cho đối tượng người khiếm thính tại Việt Nam nhưng các chương trình này đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đối tượng khán giả là người khiếm thính có thêm được những sân chơi hữu ích.

Thứ ba, Việt Nam có Luật người khuyết tật, trong đó có điều về dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính và cộng đồng xã hội. Việt Nam cũng đã ký công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, trong công ước cũng nói về vấn đề phổ biến ngôn ngữ ký hiệu cho cộng đồng người điếc và những người hỗ trợ cho người điếc. Do đó, việc tiếp cận ngôn ngữ ký hiệu một cách phổ cập sẽ hỗ trợ được cho người khiếm thính, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Ví dụ họ cần tiếp cận với dịch vụ y tế, đi học, đi làm... Họ có thể trao đổi với người không khiếm thính bằng chính ngôn ngữ kí hiệu của mình.

Thứ tư, tạo ra môi trường thích hợp cho người khiếm thính phát triển kỹ năng ký hiệu để có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ rộng rãi, đồng thời mở rộng vốn từ thông qua giao tiếp hằng ngày, trong chỉ trong một thế giới của những người khiếm thính, mà trong một xã hội rộng lớn hơn.

Thứ năm, góp phầnhướng tới và xây dựng những quy định chung trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ kí hiệu với các loại câu, đặc biệt là câu hỏi, câu

cầu khiến của người khiếm thính. Có vậy người khiếm thính mới không gặp khó khăn khi diễn đạt những dạng câu hỏi, người bình thường sẽ hiểu đúng nội dung muốn trao đổi của người đối diện.

Theo TS Cao Thị Xuân Mỹ, Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thì hiện nay, “chúng ta đang "thả nổi" ngôn ngữ kí hiệu, không định hướng, không hỗ trợ người khiếm thính trong việc hình thành ngữ pháp để có được những quy luật cơ bản, giúp các ký hiệu giao tiếp đó trở thành một hệ thống ngôn ngữ kí hiệu thật sự. Cho đến hiện tại, việc dạy ngôn ngữ kí hiệu chỉ dừng ở việc cung cấp các ký hiệu". Chính vì vậy mà việc tăng cường xây dựng, phát triển các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ kí hiệu sẽ góp phần không nhỏ trong việc dần thống nhất và xây dựng những quy định chung trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ kí hiệu tại Việt Nam.

Và điểm quan trọng là việc ra đời, phát triển những chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ kí hiệu dành cho người khiếm thính tại Việt Nam sẽ hướng đến những lợi ích thiết thực, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong mọi lĩnh vực của người khiếm thính, cũng như xây dựng mạng lưới hợp tác lâu dài, bền vững giữa các câu lạc bộ người điếc ở Việt Nam và với các tổ chức, cá nhân làm việc vì quyền của người khuyết tật.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 40 - 43)