Xuất xây dựng một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 96 - 127)

khuyết tật

Bên cạnh việc hướng tới những chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung, việc hướng tới một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng khán giả đặc biệt này là một việc nên làm.

Việc làm ý nghĩa này không chỉ giúp Việt Nam thực hiện đúng Bộ luật nhân quyền quốc tế; Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966); Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; Công ước Quốc tế về các quyền của người khuyết tật được Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết vào tháng 10/2007; Luật người khuyết tật được thông qua ngày 17/06/2010 mà còn đồng thời thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền tiếp nhận thông tin của người khuyết tật tại Việt Nam.

Đây cũng là một hình thức để các cơ quan ban ngành có thể hiểu thêm tình hình thực tế, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của những người khuyết tật nói chung và những người khiếm thính nói riêng, để nắm bắt những thông tin, kinh nghiệm trong việc bổ sung, xây dựng và thực hiện chính sách dành cho người khuyết tật tại Việt Nam.

Sẽ là cả một chặng đường dài và cần có nhiều yếu tố để có thể thực hiện được một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng khán giả đặc biệt, bởi lẽ, trên thực tế, việc xây dựng một kênh truyền hình dành cho người bình thường đã là một điều khó thì việc xây dựng được một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng khán giả chỉ chiếm hơn 1 triệu lượng người và 6,3% dân số sẽ là việc khó khăn hơn gấp bội.

Trước khi đi vào đề xuất cụ thể trong việc xây dựng một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng là người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật tại Việt Nam nói chung, người viết xin được đưa ra một số đề xuất cụ thể như sau:

 Điều tra thông tin cơ sở về người khiếm thính trên phạm vi rộng hơn như trình độ, khả năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu.

 Chuẩn hoá và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu trên cả nước

 Phát triển và hoàn chỉnh các tài liệu dạy - học ngôn ngữ ký hiệu

 Đưa ngôn ngữ ký hiệu thành một môn học chính trong các trường học đặc biệt, các Trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy và học dành cho người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung.

 Chú trọng nhân rộng mô hình dạy ngôn ngữ ký hiệu tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

 Tổ chức các lớp học, tập huấn mở rộng về ngôn ngữ ký hiệu nhằm giúp những người khiếm thính và không khiếm thính, có nhu cầu và sở thích đặc biệt có thể giao tiếp và hiểu nhau một cách dễ dàng.

Về vấn đề xây dựng một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung, xin được đề xuất cụ thể như sau:

Mục đích:

- Xây dựng và tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên biệt, phát sóng cố định, hàng tuần trên truyền hình.

- Chú trọng phản ánh cuộc sống của thế giới những người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật tại Việt Nam nói chung với những hoạt động nhân văn, ý nghĩa và thiết thực.

- Phổ biến kiến thức về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục….

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề: văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, khoa học công nghệ, biến đổi khí hậu... nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho những người khiếm thính nói riêng và khuyết tật nói chung trên các tỉnh, thành trong cả nước.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng đắn cho những khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung tại Việt Nam để hiểu rõ hơn về các khía cạnh trong cuộc sống.

- Chương trình cũng thông tin tới đối tượng khán giả đặc biệt này trên các tỉnh, thành trong cả nước về những chính sách, văn bản, quy định, quy phạm pháp luật mới tại Việt Nam, cũng như các mô hình kinh tế, những chân dung là người khiếm thính, khuyết tật tiêu biểu, vượt lên khó khăn để có một cuộc sống tốt đẹp.

Điểm khác biệt:

- Tạo ra một sân chơi riêng, dành cho đối tượng khán giả là người khiếm thính, người khuyết tật trên cả nước.

- Là kênh truyền hình riêng biệt đầu tiên ở Việt Nam dành cho đối tượng khán giả đặc biệt này.

- Là kênh truyền hình đầu tiên ở Việt Nam, nơi mà tập thể các đạo diễn, biên tập viên, MC, quay phim, kỹ thuật viên… đều hiểu và biết “nói” ngôn ngữ ký hiệu thông qua các khoá đào tạo đặc biệt.

- Trở thành một địa chỉ quen thuộc để những người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung ở Việt Nam có thể thoải mái chia sẻ và cảm nhận về cuộc sống của những người cùng chung hoàn cảnh trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Nội dung, đối tượng phản ánh của kênh truyền hình:

- Nội dung cơ bản của kênh truyền hình:

+ Là các chương trình được ghi hình tại những địa điểm, không gian cụ

thể, nhân vật cụ thể là người khiếm thính, khuyết tật trên khắp các tỉnh, thành của cả nước.

+ Làm nổi bật những nội dung - ý nghĩa của từng chương trình thông qua các mảng chủ đề, các đề tài được đưa vào sản xuất.

+ Mảng chủ đề, đề tài đưa vào sản xuất gắn với các nhân vật là người khiếm thính nói riêng và khuyết tật nói chung, đã vượt qua số phận để có một cuộc sống tốt đẹp.

+ Mỗi đề tài là một câu chuyện dược ghi nhận từ thực tế với mong muốn cổ động, tuyên truyền những tấm gương sáng, những mô hình làm việc, lao động hiệu quả mà những người khiếm thính, khuyết tật đạt được trên thực tế, nhằm góp phần giúp những người khiếm thính, khuyết tật thêm tin yêu vào cuộc sống.

+ Giới thiệu những chân dung tiêu biểu, những mô hình cải tiến, phát triển kinh tế hay, thiết thực và ý nghĩa của người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói riêng.

+ Giới thiệu các đề án, dự án, phát minh khoa học nhằm truyền tải các thông điệp, nâng cao vai trò và vị thế của các ngành nghề trong cả nước tới người dân.

Đối tượng phản ánh:

+ Cuộc sống, sinh hoạt của những người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước

Khung kênh xin được đề xuất:

- Tên kênh truyền hình: SLTV (Sign Language Television)

- Hình thức thể hiện: Xây dựng các chương trình truyền hình chuyên biệt - Thời lượng phát sóng: 24h/ngày, 7 ngày/tuần.

- Tần suất:

+ Sản xuất mới: 8h/ngày

+ Khai thác lại: 16h/ngày (Khai thác các chương trình truyền hình khác của Việt Nam và trên thế giới, theo hình thức thể hiện đặc thù của kênh)

- Đề xuất thể loại: Tin, phóng sự, chuyên đề, phim tài liệu, thể thao, giải trí…

Tỷ lệ chương trình phát sóng:

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 của luận văn này, tác giả đã đưa ra được những thành công, hạn chế còn tồn đọng, đồng thời đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm xây dựng những chương trình truyền hình chuyên biệt dành riêng cho đối tượng là người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật tại Việt Nam nói chung. Những đề xuất trên được đưa ra sau khi khảo sát các đối tượng khán giả đặc biệt này và ghi nhận những mong muốn của họ trong việc tiếp nhận thông tin từ các chương trình truyền hình tại Việt Nam.

Cũng trong chương 3, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các chương trình đề xuất cụ thể cũng như tỷ lệ các nội dung chương trình cho một kênh truyền hình chuyên biệt nhằm phục vụ cho việc có được những chất lượng chương trình tốt nhất từ nội dung, hình thức, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất, yếu tố con người và cả đề xuất giải pháp trong cách thức tổ chức sản xuất chương trình.

Tất cả những giải pháp và đề xuất đã nêu ra chi tiết trong chương ba là những vấn đề thiết thực, có ý nghĩa trong thực tiễn nhằm có được những chương trình chuyên biệt dành riêng cho một lượng khán giả đặc biệt trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần định hướng dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người. Dù còn nhiều khó khăn, vất vả trong việc truyền tải thông tin đến với nhóm đối tượng khán giả là người khiếm thính, người khuyết tật tại Việt Nam nhưng sự ra đời và phát triển của các chương trình truyền hình dành cho người khuyết tật đã trở thành điểm sáng trong truyền thông Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Trong bối cảnh cụ thể như hiện nay, việc tăng cường tuyên truyền, phát triển các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam là một việc làm ý nghĩa. Việc làm này không chỉ giúp Việt Nam thực hiện đúng Bộ luật nhân quyền quốc tế; Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966); Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; Công ước Quốc tế về các quyền của người khuyết tật được Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết vào tháng 10/2007; Luật người khuyết tật được thông qua ngày 17/06/2010 mà còn đồng thời thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền tiếp nhận thông tin của người khuyết tật tại Việt Nam.

Thông qua chương 1, tác giả luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan, làm tiền đề cho các khái niệm, nội dung liên quan tới ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình tại Việt Nam như tìm hiểu các nghiên cứu, các khái niệm về ngôn ngữ, ngôn ngữ học, ký hiệu, đồng thời đưa ra các khái niệm chung về ngôn ngữ ký hiệu, người khiếm thính, chương trình truyền hình. Tác giả cũng phân định rõ các đặc điểm của ngôn ngữ ký hiệu, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình.

Cũng trong chương 1, tác giả đã phân tích nhân tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình và

trình bày khái quát về các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam, nhằm đưa ra cái nhìn khách quan và tổng thể nhất.

Xuyên suốt nội dung chương 2, tác giả đã đưa ra và phân tích các kết quả của quá trình khảo sát 03 chương trình truyền hình có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam, đó là: Chương trình Bản tin “Nhật ký O2” - O2TV, chương trình Bản tin thời sự, phát sóng lúc 22h00 hàng ngày trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Các kết quả khảo sát đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực tiễn, những ưu điểm cũng như hạn chế về chất lượng nội dung và hình thức của chương trình. Trong đó nhấn mạnh vào những giá trị nhân văn đã đem đến cho cộng đồng người khiếm thính nói riêng và cộng đồng người khuyết tật tại Việt Nam nói chung. Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng đã thẳng thắn chỉ rõ những yếu điểm, hạn chế mà chương trình đang vấp phải, cả về nội dung và hình thức.

Kết thúc việc đưa ra và phân tích ý nghĩa thực tiễn, ưu điểm và nhược điểm của các chương trình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình tại Việt Nam, tác giả luận văn đã nêu ra những thành công và hạn chế còn tồn đọng trong chương 3 của luận văn này. Đồng thời, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, đề xuất, từ nội dung, hình thức, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất, yếu tố con người đến cách thức tổ chức sản xuất chương trình, nhằm góp phần xây dựng các chương trình truyền hình chuyên biệt và kênh truyền hình chuyên biệt dành riêng cho đối tượng là người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật tại Việt Nam nói chung

Tất cả những giải pháp và đề xuất đã nêu ra chi tiết trong chương ba là những vấn đề thiết thực, có ý nghĩa trong thực tiễn nhằm có được những chương trình chuyên biệt dành riêng cho một lượng khán giả đặc biệt trong thời

gian tới. Dẫu chưa có một chương trình truyền hình chuyên biệt nào dành riêng cho đối tượng khán giả đặc biệt này nhưng với những bước tiến trong thời gian qua, có thể thấy, đối tượng khán giả là người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung tại Việt Nam đang ngày được quan tâm và chú ý.

Hi vọng rằng trong tương lai, sẽ ngày càng có nhiều chương trình truyền hình dành cho nhóm đối tượng khán giả này hơn nữa, để những người khiếm thích, những người khuyết tật có thể tự tin hơn và hòa nhập với cộng đồng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966)

2. Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (16/12/1966) 3. Chiến lược Incheon - Dự thảo Tuyên bố cấp Bộ trưởng về thập kỷ người

khuyết tật giai đoạn 2013 - 2022 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 4. Công ước Quốc tế về các quayền của người khuyết tật được Chính phủ

Việt Nam tham gia ký kết vào tháng 10/2007 5. Luật người khuyết tật (17/06/2010)

6. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948)

7. Quyết định Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010

8. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, NXB Giáo dục

9. Phạm Thị Cơi (1988) Quá trình hình thành ngôn ngữ nói ở người điếc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học

10. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội

11. Nguyễn Đức Dũng (2008) Các xu hướng phát triển của báo chí thế giới - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội

12. Nguyễn Đức Dũng (2002) Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hoá – Thông tin

13. Nguyễn Văn Dững (2011), “Báo chí với tính nhân văn và niềm tin của công chúng”, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, số 6/2011

14. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị - Hà Nội

15. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội 16. Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2004 - 2007), Phần mềm Từ

điển Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, website Giáo dục sáng tạo 17. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội. 18. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục

19. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - xu hướng phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội

20. Học viện báo chí và tuyên truyền ( 2008), Báo chí truyền thông thời kỳ hội nhập và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia

21. Đỗ Thị Hiên (2012), Cơ sở của việc dạy học cho người khiếm thính bằng ngôn ngữ kí hiệu , Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2012

22. Đỗ Thị Hiên và nnk (2012) Ngôn ngữ kí hiệu của cộng đồng người khiếm thính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

23. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục

24. Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Chính luận truyền hình: Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm, NXB Thông tấn, Hà Nội

25.Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Nhà báo với trẻ em – kiến thức và kỹ năng,

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 96 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)