Những nhân tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 43)

dành cho ngƣời khiếm thính trên truyền hình tại Việt Nam hiện nay

Đối với việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại Việt Nam hiện nay, có nhiều nhân tố tác động tới yếu tố này. Cụ thể:

Thứ nhất, các chính sách của Nhà nước về người khuyết tật:

Theo điều 5, chương I, luật người khuyết tật, được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010, quy định cụ thể như sau:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

Việc tăng cường các hoạt động dành cho người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói riêng sẽ giúp cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam không chỉ hòa nhập cộng đồng mà còn tìm thấy những điểm chung trong ngôn ngữ kí hiệu.

Cộng đồng người điếc, câm mỗi nước tự phát triển một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu riêng theo điều kiện lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của họ. Mỗi vùng miền, thậm chí là mỗi tỉnh, thành đều có một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu riêng. Trong khi đó, việc thể hiện ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình nhằm phục vụ một số lượng khán giả lớn, cần có tính thống nhất, đơn giản và dễ hiểu.

Thứ hai, về nguồn nhân lực:

Ngôn ngữ ký hiệu có cấu trúc ngữ pháp khác với ngôn ngữ viết/nói thông thường. Thường là đơn giản và ngắn gọn hơn. Có tới khoảng 90% người điếc được sinh ra bởi cha mẹ bình thường nên ngôn ngữ ký hiệu không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Đa số những đối tượng này không được can thiệp đúng cách do cha mẹ không có kinh nghiệm và rất lúng túng khi nuôi dạy con cái điếc câm. Trong khi đó, thiểu số còn lại được sinh ra bởi cha mẹ điếc câm thì ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ mẹ đẻ. Thiểu số này thường được chăm sóc tốt hơn.

Như tất cả các ngôn ngữ thông thường, để học tốt ngôn ngữ ký hiệu và nhớ nhiều từ vựng thì cần có môi trường. Đối với một người bình thường, không biết một chút khái niệm ngôn ngữ ký hiệu nào cũng nắm được khoảng 10% từ vựng ngôn ngữ ký hiệu, vì ngôn ngữ ký hiệu bắt nguồn từ đời sống. Ví dụ như ta không cần biết ngôn ngữ ký hiệu cũng có thể biết đồng ý là gật, không đồng ý là lắc. Hoặc như để biểu đạt các động từ: bay, viết, uống... chắc cũng không có gì quá khó khăn.

Khi học hay sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, có rất nhiều kỹ năng để diễn đạt ý bạn muốn nói. Bao gồm: sử dụng bàn tay, chuyển động cánh tay, chuyển động đầu, sử dụng khẩu hình (vừa ra ký hiệu, vừa nói), biểu cảm nét mặt và các cử động khác của thân thể. Trong khi đó, tại Việt Nam, số lượng người thông thường biết và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu chưa nhiều khiến việc tiếp cận và mở rộng loại hình ngôn ngữ này gặp nhiều khó khăn. Bản thân nhiều lãnh đạo, cán bộ trung ương và cơ sở, những người làm việc cùng những người khiếm thính, các phóng viên, biên tập viên, nhà báo không thông thạo ngôn ngữ này nên chưa thực sự hiểu đúng, hiểu sâu về cuộc sống và các vấn đề liên quan tới người khiếm thính. Điều đó dẫn tới việc hiểu biết, tuyên truyền thông tin về người khiếm thính hay sử dụng ngôn ngữ kí hiệu cũng có nhiều hạn chế.

Thứ ba, về các điều kiện cơ sở vật chất:

Đối với việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình, dù điều kiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị dành cho các ekip sản xuất các chương trình phát sóng trên truyền hình ngày nay đã được hiện đại hóa hơn và phổ cập hơn, có nhiều cách để tiếp cận các phương thức sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, cũng như lượng người khiếm thính nhiều hơn. Tuy nhiên, việc chưa đầu tư vào các nội dung chương trình khiến cho việc ra đời những chương trình sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình tại Việt Nam vẫn còn ít. Tính cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam mới có 03 chương trình sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình, trong đó có 02 chương trình đã dừng phát sóng, chỉ còn 1 chương trình đang chạy.

Trong “Nghiên cứu cách biểu đạt ngôn ngữ của người điếc Việt Nam”, nhóm nghiên cứu: ThS. Vương Hồng Tâm, ThS. Ngô Thị Kim Thoa, CN. Đỗ Long Giang, CN. Nguyễn Thị Thu Hiền đã chỉ ra rằng:

Đặc điểm của ngôn ngữ ký hiệu là một hệ thống những cử chỉ được sử dụng theo quy ước thông qua bàn tay, nét mặt, điệu bộ... để biểu đạt một ý nghĩa nào đó, hay để biểu thị một sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất... Xác định đặc tính của ngôn ngữ ký hiệu qua vị trí của bàn tay, hình dạng bàn tay, sự chuyển động, hướng của lòng bàn tay và sự diễn tả không bằng tay là một trong những yếu tố quan trọng để có thể hiểu được ngôn ngữ này.

Để có thể thông tin rộng rãi cũng như mở rộng loại hình ngôn ngữ này hơn nũa tới người dân Việt Nam, các chương trình truyền hình sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào chất lượng, nội dung của chương trình cũng như đầu tư nhiều hơn vào trang thiết bị, cơ sở vật chất cho ekip sản xuất chương trình.

Thứ tư, về thực tiễn

Đặc trưng tư duy của người điếc mang tính cụ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách biểu đạt ngôn ngữ như: trật tự sắp xếp các kí hiệu trong câu, giản lược các thành phần của câu…

Ngôn ngữ ký hiệu trong giao tiếp thông thường giữa người điếc với người điếc có một số đặc điểm cơ bản sau đây (so sánh với ngôn ngữ nói và viết của tiếng Việt).

Câu ngôn ngữ ký hiệu ngắn gọn hơn câu của ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt, bởi được giản lược bớt những giới từ, từ phụ (đứng vai trò là bổ ngữ trong câu, bổ ngữ cho tính từ, bổ ngữ cho động từ). Do bị hạn chế về nhận thức và vốn từ, nên người điếc biểu đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu không theo trật tự ngữ pháp của ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt, vị trí của các thành phần câu bị đảo.

Những biểu hiện của nét mặt là nhận tố quan trọng trong giao tiếp của người điếc, sự kết hợp ngôn ngữ ký hiệu ở một số trường hợp kèm theo những biểu hiện trên khuôn mặt (gọi chung là nét mặt). Nét mặt và tốc bộ biểu đạt kí hiệu hỗ trợ làm rõ thêm bản chất của kí hiệu và tăng tầm quan trọng của nội dung thông tin.

Câu tường thuật: Người điếc thường thay đổi trật tự từ theo mục đích nói và lược bỏ một số thành phần của câu như giới từ, liên từ,...).

Câu nghi vấn: Trong câu nghi vấn không có lựa chọn, người điếc không bao giờ sử dụng đại từ nghi vấn ở đầu hoặc giữa câu mà luôn đặt ở cuối câu. Đại từ nghi vấn thường đứng liền kề với trọng điểm nghi vấn. Câu nghi vấn có lựa chọn và câu nghi vấn giả thiết thường không được người điếc sử dụng trong giao tiếp, tuy nhiên họ cũng có thể diễn tả giống như ngôn ngữ nói. Còn loại câu nghi vấn dùng ngữ điệu thì không có trong ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên để làm rõ hơn nội dung truyền đạt, người điếc có thể sử dụng tốc độ ra dấu cộng với sự biểu lộ trên nét mặt.

Câu phủ định: Vị trí của vị ngữ không thay đổi nhưng vị trí của phụ từ trong câu phủ định thường đứng ở cuối câu.

Câu mệnh lệnh: Các từ chỉ tình thái thường bị giản lược, trật tự từ trong câu bị đảo vị trí so với ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt, từ chỉ hành động sai khiến thường đứng ở cuối câu.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong toàn bộ chương I, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về

ngôn ngữ, ngôn ngữ học, ký hiệu, đồng thời đưa ra các khái niệm chung về

ngôn ngữ ký hiệu, người khiếm thính, chương trình truyền hình. Tác giả cũng phân định rõ các đặc điểm của ngôn ngữ ký hiệu, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình.

Cũng trong chương 1, tác giả đã phân tích nhân tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình và đặc biệt tác giả đã dành riêng một mục để trình bày khái quát về các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam. Đây sẽ là nội dung được tiếp tục lan tỏa, khai thác sâu và khái quát ở các chương tiếp theo.

Chƣơng 2

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM 2.1. Khái quát về các chƣơng trình truyền hình khảo sát

Các chương trình truyền hình có người dẫn ngôn ngữ ký hiệu đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nơi trên thế giới như: Kênh truyền hình TV5 của Pháp, truyền hình Nga hay Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, từ vài năm nay, việc truyền đạt nội dung các chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu - ngôn ngữ của người khiếm thính, khiếm thị trên truyền hình cũng đã được áp dụng. Cho đến nay, đã có 3 chương trình đã thực sự thành công với hình thức thể hiện này, đó là chương trình Bản tin “Nhật ký O2” của Kênh Truyền hình O2TV, “Bản tin thời sự” lúc 22h00 trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” phát sóng lúc 23h00 thứ 5 hàng tuần, trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

2.1.1. Bản tin “Nhật ký O2” - Chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên tại Việt Nam, ra đời tháng 8/2009

Theo quyết định số 2843/QĐ-BYT, ngày 6/8/2008, Ban chỉ đạo bảo trợ thông tin và phối hợp tuyên truyền giữa Bộ Y tế và Đài Truyền hình Việt Nam trong các chương trình “Sức khỏe và cuộc sống” trên kênh O2TV được thành lập.

Chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi con người. Vì thế nhu cần thông tin về sức khỏe là một nhu cầu tất yếu. Hầu hết mọi người đều muốn biết những thông tin mới nhất, chính xác, sinh động và đa chiều về sức khỏe và phòng chữa bệnh. O2TV ra đời với tư cách là kênh truyền hình đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về sức khỏe và cuộc sống với mong muốn đáp ứng tốt nhất những nhu cần thông tin về sức khỏe của khán giả truyền hình cả nước.

O2TV bắt đầu được phát sóng trên VCTV10, Truyền hình Cáp - Đài truyền hình Việt Nam và hệ thống vệ tinh DTH từ 8/8/2008 và nhanh chóng mở rộng diện phủ sóng, kết nối với các mạng lưới truyền hình cáp và truyền hình địa phương.

O2TV được Bộ Y tế bảo trợ thông tin, phát sóng liên tục 24/24 mỗi ngày, vì vậy luôn được cập nhật thông tin chính thống và nhanh nhất từ các chuyên gia đầu ngành về y tế. Đây cũng là kênh truyền hình quy tụ được nhiều chuyên gia và phóng viên có uy tín, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình cũng như truyền thông về y tế. Hơn thế nữa, đội ngũ các chuyên gia đầu ngành từ các bệnh viện lớn và 44 thành viên của Tổng hội Y Dược học Việt Nam luôn sẵn sàng cố vấn và hợp tác với chương trình.

Với đặc thù riêng của mình, O2TV đã cho ra đời những chương trình truyền hình về sức khỏe, cụ thể như: Bản tin O2 (Bản tin sức khỏe y tế cuộc sống đưa các thông tin thời sự về sức khỏe, phương pháp chữa bệnh mới, về bệnh dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm… những địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy, về trang thiết bị y tế, công nghệ, và những thành tựu y học mới trong nước và thế giới), Nhật ký O2 (Phản ánh các vấn đề về sức khỏe và cuộc sống, nhưng từ góc độ cảm nhận và chia sẻ sới suy nghĩ của người dân. Đặc biệt có khách mời trường quay, chia sẻ bí quyết vượt qua bệnh tật và rèn luyện sức khỏe cũng như cân bằng cuộc sống), Giờ vàng cho sức khỏe, Tôi đi chữa bệnh, Bác sĩ O2, Chuyện ngành Y, Áo blouse trắng…

Ngoài ra O2TV còn có các chương trình về chất lượng cuộc sống như: Chào ngày mới, Nhà tôi, Nhan sắc, Góc spa, Thư ngỏ người bận rộn…

Bên cạnh việc áp dụng các công nghệ truyền hình tiên tiến nhất như: hình ảnh chất lượng cao, đồ hoạ 3D và trường quay ảo được phát huy tối đa cho việc nâng cao chất lượng chương trình thì O2TV cũng được coi là kênh

truyền hình đầu tiên ở Việt Nam có người dẫn chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu thông qua chương trình “Nhật ký O2”.

“Nhật ký O2” là chương trình truyền hình có nội dung cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thông tin về y tế trong nước, thế giới... cho mọi đối tượng khán giả. Sau hơn một năm phát sóng, chương trình đã thu hút được một số lượng lớn người theo dõi. Với mong muốn mở rộng và hướng tới mọi đối tượng khán giả, đặc biệt là những người khiếm thính tại Việt Nam, từ cuối tháng 8/2009, chương trình đã có thêm phần dẫn ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính. Đây có thể nói là một nỗ lực đặc biệt và đầy tính nhân văn của O2TV khi mong muốn truyền tải những thông tin hữu ích về sức khỏe và cuộc sống đến mọi đối tượng khán giả.

Điểm đáng tiếc của bản tin “Nhật ký O2” là do đơn vị sản xuất là một công ty tư nhân, phụ thuộc nhiều vào vấn đề kinh phí và doanh thu nên thời gian duy trì và đầu tư vào chương trình không duy trì được lâu. Sau khi có sự thay đổi cơ cấu Ban lãnh đạo, chương trình đã quay lại thời gian ban đầu và bỏ phần sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Đến nay, chương trình vẫn tiếp tục được sản xuất và phát sóng nhưng cũng đã giảm thiểu phần chi phí sản xuất ở hạng mục “người dẫn ngôn ngữ ký hiệu”.

Mỗi một khán giả xem truyền hình sẽ lựa chọn cho mình một kênh thông tin phù hợp nhất tùy theo điều kiện và hoàn cảnh. Với những người khiếm thính tại Việt Nam thì sự lựa chọn ấy cho đến nay ít nhiều vẫn có phần hạn chế vì dường như chưa có một chương trình nào thực sự là chương trình truyền hình chuyên biệt, hướng tới đối tượng khán giả đặc biệt này.

Đọc bằng mắt và nghe bằng tai, đó là cách tiếp nhận thông tin thông thường của con người. Nhưng với những người khiếm thính, khi khả năng nghe không còn, phần lớn họ mới chỉ xem được phim của các kênh truyền hình nước ngoài có chạy phụ đề trên các mạng cáp. Ý tưởng về việc có một

người dẫn chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu song song với người dẫn bình thường nảy sinh sau khi nhóm Nhật ký O2 làm phóng sự về cách người khiếm thính xem truyền hình.

Thực tế ở Việt Nam vào thời điểm đó đã có một chương trình thời sự

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 43)