Chương trình “Bản tin Nhật ký O2” kết thúc sau gần 2 năm lên sóng theo hình thức mới, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính với khoảng 700 chương trình bản tin, thời lượng 30 phút mỗi ngày. Đây không phải là một số lượng nhỏ đối với một chương trình truyền hình có thời lượng 30 phút mỗi ngày và việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hàng ngày, trong một khung thời gian, thời lượng nhất định đã phần nào giúp khán giả xem truyền hình có thể làm quen và dần học được những ngôn ngữ ký hiệu cơ bản
nhất. Có lẽ chính vì vậy mà chương trình đã xây dựng và thu hút được một số lượng khán giả xem truyền hình là đối tượng người khiếm thính.
Cũng có tần suất phát sóng hàng ngày, “Bản tin Thời sự” 19h, phát lại lúc 22h hằng ngày trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam dành cho người khiếm thính lại có thêm các dòng chữ phụ đề ở phía dưới màn hình. Cách thể hiện bản tin này đã phần nào giúp cho cộng đồng người khiếm thính được tiếp cận nhiều hơn với những thông tin về xã hội, kinh tế... trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng không phải có nhiều người có thể theo dõi kịp những dòng chữ liên tục thay đổi trên màn hình.
Có tần suất phát sóng ít hơn, 1 tuần/1 chương trình nhưng có cùng thời lượng 30 phút/số và đi sâu hơn vào các bài giảng ngôn ngữ ký hiệu, chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” có thể trở nên gần gũi đối với người khiếm thính và cả những người bình thường – những người mong muốn được học ngôn ngữ ký hiệu.
Có thể thấy với 3 chương trình, 3 tần suất, 3 nội dung, 3 mức độ khác nhau nhưng đều có một điểm chung là tạo ra một môi trường giao tiếp dành cho những người khiếm thính tại Việt Nam.
Ðưa ngôn ngữ ký hiệu vào cuộc sống là một điều cần thiết không chỉ cho những người khiếm thính, mà còn cho cả xã hội. Ngôn ngữ ký hiệu cũng giống như một ngôn ngữ trong cuộc sống, cũng cần được hoàn thiện, phổ biến. Những lớp học ngôn ngữ ký hiệu, những quán cà-phê, trà chanh của người khiếm thính đang thu hút một lượng lớn người tham gia, ủng hộ. Việc dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình là phương pháp hay để người khiếm thính có cơ hội sử dụng ngôn ngữ ký hiệu rộng rãi, giúp họ dễ dàng hơn trong việc hòa nhập với xã hội.
Như tất cả các ngôn ngữ thông thường, để học tốt ngôn ngữ ký hiệu và nhớ nhiều từ vựng thì cần có môi trường. Đối với một người bình thường,
không biết một chút khái niệm ngôn ngữ ký hiệu nào cũng nắm được khoảng 10% từ vựng ngôn ngữ ký hiệu, vì ngôn ngữ ký hiệu bắt nguồn từ đời sống. Ví dụ như ta không cần biết ngôn ngữ ký hiệu cũng có thể biết đồng ý là gật, không đồng ý là lắc. Hoặc như để biểu đạt các động từ : bay, viết, uống... chắc cũng không có gì quá khó khăn.
Khi học hay sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, có rất nhiều kỹ năng để diễn đạt ý bạn muốn nói. Bao gồm: sử dụng bàn tay, chuyển động cánh tay, chuyển động đầu, sử dụng khẩu hình (vừa ra ký hiệu, vừa nói), biểu cảm nét mặt và các cử động khác của thân thể.
Cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật, việc ra ký hiệu cũng cần hài hòa, cân đối và chính xác nhằm tránh hiểu lầm. Khi „nói‟, cần chú ý hình dạng của bàn tay, vị trí bàn tay, chuyển động, và phương hướng. Một ví dụ là động từ YÊU và CHẾT, cùng sử dụng 2 ngón trỏ để biểu đạt, nhưng chỉ cần sai vị trí là có thể gây hiểu nhầm. Ta có thể tưởng tượng, sự sai khác về vị trí hay dạng bàn tay cũng giống như khi ta nói “l”, “n” lẫn lộn, người nghe sẽ rất bối rối.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là dường như số lượng chương trình (chỉ có 03 chương trình, trong đó 02 chương trình đã dừng phát sóng) quá ít ỏi so với số lượng những người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật tại Việt Nam nói chung. Và cũng vì tần suất và số lượng chưa đủ để công chúng có thể hiểu sâu và rõ hơn về các chương trình này cũng như ngôn ngữ ký hiệu nên tỷ lệ người khiếm thính theo dõi các chương trình này còn thấp.
Chỉ có 3,7% người khiếm thính được hỏi cho biết đã từng theo dõi cả 3 chương trình truyền hình dành riêng cho người khiếm thính kể trên, 24.7% chưa từng theo dõi chương trình nào dành riêng cho người khiếm thính, 18% khán giả khiếm thính mới chỉ xem chương trình “Nhật ký O2”, 31% mới chỉ xem “Bản tin thời sự”- Phát lúc 22h kênh VTV2, và 40% biết
tới chương trình “Dạy ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình”- Kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.
Bảng 2.2. Tỉ lệ người khiếm thính theo dõi các chương trình truyền hình hiện nay dành riêng cho họ
(Đơn vị: %)
Các chƣơng trình Tỉ lệ (%)
“Nhật ký O2”- Kênh O2TV 18.0
“Bản tin thời sự”- Phát lúc 22h kênh VTV2 31.0 “Dạy ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình”- Kênh VTV2 40.0
Nói về khó khăn của những người khiếm thính so với những dạng khuyết tật khác, những thành viên thuộc Ban vận động thành lập Hội người điếc câm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Sự thiệt thòi của người điếc câm so với những dạng khuyết tật khác là do họ không thể nói, không thể trình bày được những quan điểm, bức xúc của mình.
Anh Tuấn Anh, một người khiếm thính chia sẻ mong muốn: “màn hình dành cho thông dịch viên lớn hơn một chút, mỗi bản tin có phụ đề chạy kèm phía dưới thì nội dung sẽ đến với người điếc câm dễ dàng hơn. Thậm chí, nếu có thể có chương trình dành cho người nước ngoài, người dân tộc thiểu số… thì tại sao lại không thể có một chương trình ti vi dành riêng cho người điếc câm?”.
Khảo sát cho thấy, 53.3% khán giả là người khiếm thính thường theo dõi các chương trình truyền hình bằng hình thức phụ đề, 22.7% theo dõi các chương trình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, 15.3% là các chương trình vừa phụ đề, vừa ngôn ngữ ký hiệu và 7% là các hình thức khác. Trong đó, hình thức “Khác” được coi là các chương trình truyền hình “bình thường” dành cho mọi đối tượng khán thính giả. Khi được hỏi thêm “Làm thế nào để có thể hiểu được nội dung của các chương trình bình thường đó”, họ trả lời là “vừa
xem hình, vừa đọc chữ chú thích vừa đoán nội dung chương trình”, “đoán khẩu hình người dẫn chương trình”, “xem bình thường, xem hình, xem giải trí thôi ý mà”.
Cũng theo kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, nhiều khán giả xem truyền hình là người khiếm thính cho rằng cách thức truyền đạt của các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.3. Đánh giá về cách thức truyền đạt của các chương trình truyền hình hiện nay dành cho người khiếm thính
STT NỘI DUNG TỐC ĐỘ TỶ LỆ (%) GHI CHÚ 1. Về tốc độ phụ đề Nhanh 32.8 Vừa phải 63.8 Chậm 3.4 2. Về tốc độ kí hiệu truyền đạt Dễ nắm bắt 8.3 Bình thường 60.3 Khó nắm bắt 31.4
3. Về số lượng hình ảnh minh họa
Ít 33.6 Phù hợp 63.3 Nhiều 3.1 4. Về số lượng chữ phụ đề Ít 5.5 Vừa phải 72.0 Nhiều 22.5