Hiệu quả sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 76 - 80)

Chương trình “Nhật ký O2” được biết đến là chương trình truyền hình đầu tiên sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đến nay, chương trình vẫn chưa thu hút được đông đảo người khiếm thính. Hỏi thăm các đối tượng là người khiếm thính tại một số thành phố, tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, được biết hầu hết người khiếm thính ở đây không biết có chương trình này. Theo khảo sát sơ bộ, chỉ có 26% số người được hỏi biết tới chương trình này.

Bảng 2.4. Tỉ lệ người biết về các chương trình truyền hình hiện nay dành riêng cho người khiếm thính

Đơn vị: %

Các chƣơng trình Tỉ lệ

“Bản tin O2”- Kênh O2TV 26.0

“Bản tin thời sự”- Phát lúc 22h kênh VTV2 44.4 “Dạy ngôn ngữ kí hiệu trên truyền hình”- Kênh VTV2 66.7 Chương trình khác

(Bao gồm: các chương trình của kênh truyền hình dân tộc (VTV5), các kênh truyền hình nước ngoài có phụ đề như Discovery, HBO, Cinemax, Star movie,…)

1

Một trong những nguyên nhân được xác định là do “Nhật ký O2” là chương trình truyền hình cáp, có thu phí mà phần lớn gia đình người khiếm thính thuộc diện nghèo nên không có khả năng tiếp cận. Mặt khác, nội dung chương trình còn khó hiểu do có quá nhiều từ chuyên ngành. Ngay cả những người có hiểu biết về ngôn ngữ ký hiểu cũng chỉ hiểu được 50% - 60% nội dung chương trình nếu chỉ nhìn vào MC. Thêm vào đó, việc chuyển đổi văn bản sang ngôn ngữ ký hiệu dường như chưa phù hợp. Khi chuyển sang ngôn ngữ ký hiệu, các thông dịch viên vẫn còn dài dòng trong việc thể hiện và trình bày nội dung theo văn hóa của người bình thường. Ngôn ngữ ký hiệu của người điếc câm Việt Nam đang có khoảng 1.600 từ. Việc thiếu từ ngữ khiến các câu trong ngôn ngữ ký hiệu thường là rất ngắn, rất hạn chế sử dụng các tính từ ghép khó hiểu.

Ví dụ: Câu 5 chữ: “Mẹ đã đi chợ chưa?” khi chuyển thành ngôn ngữ ký hiệu thì chỉ cần chuyển thành 3 chữ “Mẹ” (nếu người đang được hỏi là Mẹ thì không cần chữ này), “chợ” và “chưa?”. Nếu truyền đạt đủ 5 chữ đầy đủ như câu trên thì người điếc câm lại không hiểu”. Bên cạnh đó, ngoài điệu bộ thì truyền đạt ngôn ngữ ký hiệu quan trọng nhất là việc thể hiện cảm xúc trên nét mặt, trong khi các thông dịch viên trên truyền hình của Việt Nam hiện nay lại chưa thể hiện được cảm xúc trên nét mặt, chỉ là thể hiện theo văn bản. Điều này khiến nội dung càng thêm khó hiểu.

Theo Tiến sỹ Ngôn ngữ học Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM: “Việc thông tin giữa các thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình và người điếc câm bị hạn chế có thể là do các thông dịch viên chưa nắm được những quy tắc ngữ dụng khi truyền đạt thông tin đối đối tượng mình phục vụ. Để làm tốt điều này, cả hai bên, mà đặc biệt là các thông dịch viên cần có sự trao đổi thông tin dể hiểu hơn người điếc câm”. Trong khi đó, tiến sỹ ngôn ngữ Nguyễn Thị Phương Trang, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn lại cho rằng: “Việc dạy ngôn ngữ ký hiệu nên dành cho những người am hiểu ngôn ngữ này, đồng thời, phải là người có giao tiếp và hiểu biết sâu sắc với cộng đồng người câm điếc thì việc dạy và học mới đạt được kết quả tốt nhất”.

Cũng theo kết quả khảo sát 180 người khiếm thính tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thái Bình và Hải Phòng thì có tới 42.9% người được hỏi không quan tâm tới chương trình, 20% người được hỏi không biết khung giờ phát sóng của chương trình và 37.1% người được hỏi cho biết khung giờ phát sóng không phù hợp với họ. Thêm vào đó, đa số người được hỏi cho biết họ xem truyền hình với mục đích giải trí, lên tới 76%, 41.7% xem với mục đích cập nhật thông tin và chỉ có 23% xem truyền hình để phục vụ cho công việc học tập.

Hình 2.4. Lí do nhiều người khiếm thính chưa từng theo dõi chương trình có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Hình 2.5. Mục đích xem chương trình của người khiếm thính

Chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình”, được phát sóng trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam được xây dựng như một giáo trình dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình với 100 bài học bao gồm nhiều

chủ đề gần gũi như: gia đình, nhà trường, bản thân, quê hương... Chương trình đã xác định được đối tượng của người học là người khiếm thính và người thân trong gia đình họ, giáo viên các trường, trung tâm dành cho người khiếm thính; nhân viên công tác xã hội, người sử dụng lao động phải làm việc với người khiếm thính, những người yêu thích ngôn ngữ ký hiệu và mong muốn ngôn ngữ ký hiệu trở nên phổ biến, gần gũi với mọi người. Cũng chính vì vậy mà chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” được thiết kế theo hướng tiếp cận giao tiếp, chủ đề nọ liên kết với chủ đề kia một cách lô-gích và có hệ thống giúp người học dễ dàng hệ thống hóa được nội dung bài học.

Khi những chương trình giúp người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung ở Việt Nam còn chưa nhiều và chưa thật sự hiệu quả thì việc dạy ngôn ngữ ký hiệu phổ biến trên truyền hình là một việc làm thiết thực, cần thiết. Ðưa ngôn ngữ ký hiệu vào cuộc sống là một điều cần thiết không chỉ cho những người khiếm thính, mà còn cho cả xã hội. Việc dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình là phương pháp hay để người khiếm thính có cơ hội sử dụng ngôn ngữ ký hiệu rộng rãi, giúp họ dễ dàng hơn trong việc hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là khi chưa đạt tới được hiệu quả như mong muốn thì chương trình đã dừng lại do vấn đề chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 76 - 80)