2.6.1. Nguyên nhân của thành công
Hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, trước sự đa dạng hóa của nhiều nhóm công chúng, nhiều tờ báo, tạp chí, nhiều kênh phát thanh, truyền hình chuyên biệt đã được ra đời.
Những chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho nhiều đối tượng khác nhau như: Truyền hình dành cho người Dân tộc thiểu số, cho người Việt Nam ở nước ngoài, cho thanh thiếu niên, cho quân đội, công an hay truyền hình dành cho thiếu nhi đã lần lượt được ra đời, đáp ứng được mong mỏi cũng
như một số lượng lớn khán giả xem truyền hình ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn.
Trong các chương trình truyền hình chuyên biệt, những chương trình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật nói chung và khiếm thính nói riêng gần như chưa có. Dù còn nhiều khó khăn, vất vả trong việc truyền tải thông tin đến với nhóm đối tượng khán giả này nhưng sự ra đời và phát triển của các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, dẫu chưa thực sự là những chương trình chuyên biệt dành cho nhóm khán giả này, đã trở thành điểm sáng trong truyền thông Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Những chương trình này không chỉ góp phần thực hiện đúng Công ước Quốc tế về người khuyết tật, mà còn đồng thời thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền tiếp nhận thông tin của người khuyết tật nói chung.
Nhìn lại vai trò và ý nghĩa của các chương trình này mang lại, có thể tựu chung những ưu điểm mang lại thành công cho các chương trình này như sau:
- Các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam hiện nay đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ nhằm xây dựng một xã hội hòa nhập, không rào cản với người khiếm thính..
- Dẫu chưa phải là những chương trình truyền hình chuyên biệt dành riêng cho đối tượng người khiếm thính tại Việt Nam nhưng các chương trình này đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đối tượng khán giả là người khiếm thính có thêm được những sân chơi hữu ích.
- Việt Nam có Luật người khuyết tật, trong đó có điều về dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính và cộng đồng xã hội. Việt Nam cũng đã ký công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, trong công ước cũng nói về vấn đề phổ biến ngôn ngữ ký hiệu cho cộng đồng người điếc và những người hỗ trợ cho người điếc. Do đó, việc tiếp cận ngôn ngữ ký hiệu một cách phổ
cập sẽ hỗ trợ được cho người khiếm thính, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Ví dụ họ cần tiếp cận với dịch vụ y tế, đi học, đi làm...họ có trao đổi với người không khiếm thính bằng chính ngôn ngữ kí hiệu của mình.
- Tạo ra môi trường thích hợp cho người khiếm thính phát triển kỹ năng ký hiệu để có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ rộng rãi, đồng thời mở rộng vốn từ thông qua giao tiếp hằng ngày, trong chỉ trong một thế giới của những người khiếm thính, mà trong một xã hội rộng lớn hơn.
- Góp phần hướng tới và xây dựng những quy định chung trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ kí hiệu với các loại câu, đặc biệt là câu hỏi, câu cầu khiến của người khiếm thính. Có vậy người khiếm thính mới không gặp khó khăn khi diễn đạt những dạng câu hỏi, người bình thường sẽ hiểu đúng nội dung muốn trao đổi của người đối diện.
2.6.2. Những hạn chế tồn đọng
Bên cạnh những điểm sáng mà các chương trình này mang lại, chúng ta không thể không nói tới những hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan vẫn còn tồn đọng hiện nay.
Thực tế cho thấy, tại các quốc gia nơi ngôn ngữ ký hiệu phát triển, giới nghiên cứu chỉ đưa ra những quy luật chuẩn của loại hình ngôn ngữ này, không hề áp đặt một hệ thống ký hiệu thống nhất cho cộng đồng khiếm thính của đất nước họ. Các quy luật đó tập trung vào cơ sở hình thành một ký hiệu (từ) và cách gắn kết các ký hiệu để diễn đạt ý (câu) trên cơ sở tư duy đặc thù của người khiếm thính. Theo hướng đi này hiện nay, dù ký hiệu ở các tỉnh của Pháp khác nhiều so với ở Paris, ký hiệu ngôn ngữ ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng không giống nhau hoàn toàn, song điều này không cản trở sự giao tiếp trong cộng đồng khiếm thính.
TS Cao Thị Xuân Mỹ, Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Việt Nam cần nghiên cứu và đưa ra
những quy định chung trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu các loại câu, đặc biệt là câu hỏi, câu cầu khiến của người khiếm thính. Có vậy người khiếm thính mới không gặp khó khăn khi diễn đạt những dạng câu hỏi, người bình thường sẽ hiểu đúng nội dung muốn trao đổi của người đối diện.
Có thể nói, Việt Nam hiện chưa có một chương trình truyền hình chuyên biệt nào dành cho đối tượng là người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung. Một số chương trình đã ra đời chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như một hình thức gia tăng giá trị chương trình, mở rộng đối tượng khán giả xem truyền hình, chứ chưa thực sự hướng về đối tượng là người khuyết tật hay người khiếm thính. Nói một cách khác, đối tượng khán giả chính là mọi người dân Việt Nam trong cả nước, nhưng đại đa số là dành cho những người bình thường, không bị khuyết tật.
Cùng với đó là nhiều vấn đề như chưa thực sự hiểu được ngôn ngữ ký hiệu của người khuyết tật, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu về các cách thức sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình…Cụ thể:
Thứ nhất, do nguồn kinh phí dành cho báo chí nói chung và truyền hình nói riêng tại Việt Nam vẫn còn hạn hẹp, các công đoạn tổ chức sản xuất, sản xuất chưa lường hết được những vấn đề phát sinh nên các chương trình không kéo dài được do không được đáp ứng về mặt kinh phí sản xuất. 02/03 chương trình truyền hình có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam đều dừng sản xuất chỉ sau khoảng 2 năm sản xuất (“Nhật ký O2” và “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình”).
Thứ hai, nhìn một cách tổng thể, chưa thực sự có nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm tới nhóm đối tượng khán giả đặc biệt này. 02 chương trình là “Nhật ký O2” và “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” đều được sản xuất và chạy trong vòng 2 năm nhờ vào nguồn kinh phí tài trợ của Chi hội điếc Hà Nội.
Thứ ba, trình độ chuyên môn của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật dựng còn hạn chế. Đặc biệt là trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính.
Thứ tư, người dẫn chương trình, đồng thời là người truyền tải thông tin tới cho khán giả thông qua ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình còn hạn chế do đặc thù của loại ngôn ngữ đặc biệt này.
Thứ năm, chưa có một bộ ngôn ngữ ký hiệu quy chuẩn cho cộng đồng người khiếm thính trên toàn quốc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người khiếm thính chưa thể hiểu hết được ngữ nghĩa, nội dung các chương trình.
Đối với người khiếm thính, tay và biểu cảm trên nét mặt được sử dụng nhiều nhất trong ngôn ngữ ký hiệu. Nhìn vào ngôn ngữ ký hiệu của người dẫn, khán giả có thể hiểu, thuộc bài rất nhanh nhờ suy luận. Tuy nhiên đa số khán giả xem các chương trình này khi được hỏi, đều không đọc được các biểu cảm của người dẫn. Hay nói cách khác, người dẫn chưa hoàn thành trách nhiệm của một người chuyển tải thông tin thông qua ngôn ngữ ký hiệu. Thêm vào đó, việc chưa có một bộ ký hiệu chuẩn hóa cho người khiếm thính trên cả nước khiến cho việc tiếp nhận thông tin cũng trở nên khó khăn hơn.
Tiểu kết chƣơng 2
Toàn bộ nội dung chương 2 là kết quả của quá trình khảo sát 03 chương trình truyền hình có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam, đó là chương trình Bản tin “Nhật ký O2” - O2TV, ra đời tháng 8/ 2009; chương trình Bản tin thời sự, ra đời 1/4/2011, phát sóng lúc 22h00 hàng ngày trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam, ra đời tháng 3/2012 .
Các kết quả khảo sát đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực tiễn, những ưu điểm cũng như hạn chế về chất lượng nội dung và hình thức của chương trình. Trong đó nổi bật rõ điểm mạnh của các chương trình này đều là những giá trị nhân văn đã đem đến cho người xem và cho cuộc sống. Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng đã thẳng thắn chỉ rõ những yếu điểm, hạn chế mà chương trình đang vấp phải (cả trong nội dung và hình thức). Đây cũng chính là lý do để chúng ta đưa ra các đề xuất nhằm tiếp tục phát huy, phát triển những chương trình sẵn có và xây dựng một số chương trình truyền hình chuyên biệt, thậm chí là kênh truyền hình riêng biệt dành cho người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật ở Việt Nam nói chung trong chương tiếp theo.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU
TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu, tăng cường và phát triển các chương trình truyền hình dành cho người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói riêng, nhằm nâng cao đời sống văn hóa của bộ phận dân số này, người viết xin mạo muội đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình có sử dụng ngôn ngữ tại Việt Nam, đồng thời, hướng tới việc xây dựng một số chương trình truyền hình và lớn hơn nữa là một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng khán giả là người khiếm thính tại Việt Nam.
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình sẵn có
Thống nhất một bộ ngôn ngữ ký hiệu cho tất cả các vùng miền:
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, thiết nghĩ Việt Nam nên nghiên cứu cách xây dựng ngôn ngữ ký hiệu của các nước trên thế giới, so sánh đối chiếu với hệ thống ký hiệu giao tiếp của người khiếm thính Việt Nam nhằm tìm ra những quy luật hình thành các ký hiệu, xây dựng quy luật chuẩn trong giao tiếp giữa người khiếm thính với nhau, giữa người khiếm thính với người bình thường. Trên cơ sở các quy luật chuẩn sẽ xây dựng hệ thống ký hiệu cơ bản, bảo đảm được "cái gốc" để vùng miền nào cũng có thể hiểu ý nghĩa của ký hiệu mới khi giao tiếp.
Tăng cường đổi mới, đa dạng hóa nội dung thông tin và hình thức thể hiện thông tin
Theo khảo sát 180 khán giả là đối tượng người khiếm thính thì 54.3% tổng số lượng người được hỏi cho biết họ thường xem các chương trình nghệ
thuật giải trí như phim truyện, gameshow, truyền hình thực tế…; 42.3% thường xuyên xem các chương trình chính luận như bản tin thời sự, phim tài liệu, phóng sự và 16.3% thường xuyên xem các chương trình truyền hình về khoa giáo như khoa học, giáo dục, công nghệ thông tin… Số ít còn lại thường xuyên xem một số chương trình khác như truyền hình đối ngoại, dân tộc, thanh thiếu niên…
Bảng 3.1. Các dạng chương trình truyền hình người khiếm thính thường xem
Dạng chƣơng trình truyền hình Số lƣợng
(người)
Tỉ lệ (%)
Chương trình chính luận (Bản tin thời sự, phim tài liệu, phóng sự...)
127 42.3
Khoa giáo (Khoa học, giáo dục, công nghệ thông tin...)
49 16.3
Nghệ thuật giải trí (phim truyện, gameshow, truyền hình thực tế....)
163 54.3
Truyền hình đối ngoại 0 0
Truyền hình dân tộc (VTV5) 57 19.0
Truyền hình thanh thiếu niêm (VTV6) 30 10
Như vậy, có thể thấy, chủ yếu khán giả xem truyền hình, dù là người khiếm thính hay người bình thường đều phần lớn tìm đến truyền hình với mục đích giải trí là chính. Sau giải trí mới đến yếu tố tiếp nhận thông tin thời sự hay học tập. Điều đó có nghĩa là người khiếm thính cũng có thể tham gia các hoạt động đời thường, các sinh hoạt đời thường và họ cũng hoàn toàn có quyền và có khả năng tiếp nhận các thông tin, nhu cầu của cuộc sống như những người bình thường khác.
Nhìn lại các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam, chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức độ: 01 chương trình thời sự chính
luận được phát lại và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như một loại hình giá trị gi tăng, 01 chương trình khoa giáo và 01 chương trình mang tính chất tiếp nhận thông tin, gần với thời sự. Với số lượng, nội dung và tần suất phát sóng của các chương trình so với các chương trình truyền hình, các kênh truyền hình và các Đài truyền hình tại Việt Nam, có thể thấy là một số lượng quá ít để đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin của khán giả. Tất nhiên, nhóm đối tượng khán giả là người khiếm thính cũng không lớn như các nhóm đối tượng khán giả xem truyền hình khác. Tuy vậy, việc tăng cường đổi mới, đa dạng hóa nội dung thông tin và hình thức thể hiện thông tin trong các chương trình truyền hình dành cho người khiếm thính là một việc làm cần thiết. Chúng ta có thể hướng tới những chương trình đa dạng hơn như phóng sự, phim tài liệu, truyền hình thực tế, thậm chí là gameshow, phim truyện dành cho nhóm đối tượng khán giả đặc biệt này.
Tổ chức và sắp xếp nhân sự chuyên biệt
Truyền tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh là đặc thù của báo chí truyền hình. Nói đến truyền hình, người ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình.
Với những đặc tính của mình như: tính thời sự, tính tương tác, tính chân thực… truyền hình đã tạo cho người xem độ tin cậy khi đón nhận những thông tin mà truyền hình chuyển tải đến. Và để có được những thông tin nhanh nhạy, hình ảnh sống động là nhờ sự tận tâm, nhiệt huyết cả cả một tập thể, một ekip sản xuất chương trình. Có lẽ không có loại hình báo chí nào mà tự thân một sản phẩm của nó đã thể hiện được tinh thần đoàn kết của cả một tập thể với hàng chục chức danh, vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nếu như đối với các chương trình truyền hình thông thường, những người trong ekip hoàn toàn
có thể trao đổi với nhau chỉ bằng ngôn ngữ nói thì ở các chương trình truyền hình dành cho người khiếm thính, ngoài ngôn ngữ nói, các đạo diễn, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ còn cần phải nói chuyện với MC hay các nhân vật là người khiếm thính tham gia chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu. Chính vì vậy mà việc có một bộ máy sản xuất chuyên biệt cho các chương trình này là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, các nhân sự trong ekip sản xuất chuyên biệt này cũng cần có kế hoạch đào tạo, xây dựng và nâng cao các kỹ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, kỹ năng làm việc với người khiếm thính để có thể hình thành một đội ngũ sản xuất đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng chương trình một cách thực sự. Trong đó:
- Đội ngũ đạo diễn, phóng viên, biên tập viên cần có trình độ nghiệp vụ cao, được học tập bài bản về truyền hình, về ngôn ngữ ký hiệu, am hiểu cộng đồng người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung tại Việt Nam.
- Quay phim, kỹ thuật dựng: là những người sáng tạo về hình ảnh, góp phần lớn trong việc quyết định sự hấp dẫn của mỗi chương trình cần có kiến