Công chúng tiếp nhận ngôn ngữ ký hiệu

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 62 - 66)

Trước đây, đa phần người khiếm thính tại Việt Nam mới chỉ xem được các bộ phim của các kênh truyền hình nước ngoài có chạy phụ đề phát trên hệ thống truyền hình cáp hoặc các hệ thống truyền dẫn khác. Việc có những chương trình truyền hình đặc biệt hướng tới đối tượng người khiếm thính được xem như là một điểm mới đầy tính nhân văn trong các chương trình truyền hình của Việt Nam. Sự có mặt của người dẫn chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu là điều mong mỏi thiết thực của những người khiếm thính. Và tuỳ theo tiêu chí, mục đích của chương trình mà mỗi chương trình có một nội dung riêng, một đối tượng công chúng riêng.

Ví dụ:

Đối với chương trình “Bản tin O2” của O2TV: Do đặc thù là chương trình truyền hình có nội dung cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thông tin về y tế trong nước, thế giới... cho mọi đối tượng khán giả nên chương trình chỉ gói gọn nội dung cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người xem.

Đối với chương trình “Thời sự” có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, phát sóng 22h00 trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam: Với tính chất là chương trình thời sự nên chương trình có nội dung phong phú, hấp dẫn, là điểm nóng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như: kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị - xã hội….

Đối với chương trình “Dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình”: Đối tượng mà chương trình hướng đến là những người khiếm thính từ 7 tuổi trở lên, các giáo viên trong các cơ sở giáo dục, các trung tâm hỗ trợ giáo dục, bạn bè, thân nhân của người điếc và các cơ quan, tổ chức, những người đang làm việc với người điếc cũng như tất cả các khán giả truyền hình quan tâm đến ngôn ngữ ký hiệu. Vì vậy, chương trình được thiết kế thành 100 bài học, gồm

nhiều chủ đề khác nhau, gần gũi với người khiếm thính như bản thân, gia đình, nhà trường, quê hương… Ký hiệu ngôn ngữ trong các bài học được sử dụng trong bốn quyển ngôn ngữ ký hiệu do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì biên soạn và đã được sử dụng trong ngành giáo dục. Trong quá trình xây dựng chương trình, những ký hiệu phổ thông mới sẽ tiếp tục được chọn và bổ sung trong giáo trình.

Ở nước ta, những người mất khả năng nghe chủ yếu mới chỉ xem được phim của các kênh truyền hình nước ngoài có chạy phụ đề trên các mạng cáp. Ngoài ra, bản tin thời sự phát lại lúc 22h trên VTV2 đã có phần chữ chạy dành cho khán giả khiếm thính, nhưng đôi lúc chữ chạy nhanh khiến họ khó nắm bắt thông tin.

Với 10 năm giảng dạy, anh Đoàn Phạm Khiêm hiện tại đang là người Việt Nam đầu tiên có chứng chỉ giảng dạy, phân tích kỹ thuật múa dấu ngôn ngữ ký hiệu của một chương trình do Việt Nam phối hợp với Đại học Gallaudet (Hoa Kỳ) cho biết: “Việc dạy Ngôn ngữ ký hiệu chỉ ưu việt nhất khi người dạy là người điếc câm. Cũng như người Anh sẽ dạy tiếng Anh hay hơn người Việt dạy tiếng Anh, ngôn ngữ ký hiệu có văn hóa, lịch sử, ngữ pháp riêng, chỉ dành cho người điếc câm. Người điếc câm hiểu điều này hơn người nghe nói được. Nên chăng, xã hội hãy để dành công việc duy nhất mà người điếc câm làm tốt trở về đúng với vị trí của nó”.

Những năm gần đây, những người khiếm thính ở Việt Nam bước đầu đã có được sự quan tâm của cộng đồng. Lĩnh vực truyền thông cũng đã chú ý hơn trong việc cho ra đời những chương trình, chuyên đề phục vụ đối tượng khán giả đặc biệt này. Chương trình “Bản tin thời sự” trên VTV2 ngoài việc sử dụng ngôn ngữ nói còn cho chạy chữ phía dưới để người khiếm thính có thể theo dõi nhưng chưa đạt hiệu quả cao vì tốc độ chưa phù hợp. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện người khiếm thính ở Việt Nam chưa đủ trình độ để hiểu

hết các từ ngữ trong chương trình tin tức và các vấn đề lớn trong kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, để được sử dụng, duy trì và phát triển ngôn ngữ ký hiệu cần có một lượng người sử dụng. Mặc dù đã có sự thừa nhận ngôn ngữ ký hiệu như một ngôn ngữ chính quy của cộng đồng người điếc tại Việt Nam và ngôn ngữ này cũng đã được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các chương trình truyền hình, tuy nhiên các ký hiệu ngôn ngữ có sự khác nhau giữa các vùng miền khá phổ biến, không thống nhất. Chính vì vậy mà mức độ thực sự hài lòng với các chương trình có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam chưa cao.

Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của người khiếm thính về các chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam

Đơn vị: % Nội dung Mức độ hài lòng Hoàn toàn hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng Khung giờ phát sóng 2.2 22.3 62.6 12.9 0 Thời lượng phát sóng 2.2 20.1 68.3 9.4 0 Số lượng chương trình 1.8 17.6 52.2 27.0 1.1 Sự đa dạng về thể loại chương trình 2.2 19.8 47.1 24.5 6.5

Theo chia sẻ của “cô nàng điếc” Đỗ Thị Thanh, sinh viên năm 2 khoa điếc Đại học Đồng Nai, thì khi quan sát trên truyền hình, Đỗ Thị Thanh đã nhận ra một số nguyên nhân khiến các bạn khiếm thính không hiểu được phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu trên các chương trình truyền hình tại Việt Nam vì:

Thứ nhất, xét về từ vựng:

Ngôn ngữ kí hiệu vốn dĩ nghèo về mặt từ vựng. Thật sự những từ vựng trên chương trình thời sự thì hầu hết là liên quan đến chính trị. Mà những từ vựng đó xét trên mức học vấn trung bình của cộng đồng khiếm thính thì thật sự người khiếm thính khó có thể hiểu nghĩa. Hơn nữa, ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam thực sự chưa thống nhất nên việc phiên dịch sử dụng từ ở đâu thì có thể các bạn khiếm thính ở đó biết từ còn các bạn khiếm thính ở địa phương khác lại không hiểu.

Thứ hai, xét về cấu trúc ngữ pháp:

Trật tự từ và cấu trúc của ngôn ngữ ký hiệu hoàn toàn khác so với ngôn ngữ nói. Chính vì thế khi phiên dịch theo kiểu nói tới đâu múa tới đó thì chắc chắn là hiệu quả ngôn ngữ ký hiệu đã giảm đi 70%.

Thứ ba, xét về đặc điểm riêng biệt trong ngôn ngữ ký hiệu:

Đó là biểu cảm của khuôn mặt. ngôn ngữ ký hiệu luôn luôn đi kèm với biểu cảm, điệu bộ nhưng khi phiên dịch trên truyền hình thì hầu như không thể hiện được sắc thái gì.

Thứ tư, xét về tốc độ:

Việc múa dấu quá nhanh có thể khiến người khiếm thính xem không kịp từ vựng và đã xem không kịp thì không thể xâu chuỗi, hay liên kết nội dung lại với nhau được.

Cần nhắc lại rằng, ngôn ngữ ký hiệu có kiểu cấu trúc rất khác biệt và thường được người khiếm thính sử dụng ngược.

Ví dụ: “Quân thù tiến vào miền Bắc tràn xuống miền Nam xâm lược nước Việt Nam”, nếu là người khiếm thính, họ sẽ múa ký hiệu rằng “Kẻ thù, miền Bắc tràn miền Nam, cướp”. Còn người nói thì cứ thấy câu có bao nhiêu từ là múa bấy nhiêu từ, nên thành ra khi ghép từ lại người khiếm thính không tưởng tượng ra được, vì người khiếm thính họ hiểu trên ký hiệu mang tính

hình tượng và chuyển ý, nên khi phiên dịch bắt buộc phải chuyển ý theo cách người khiếm thính hiểu chứ không phải múa từng từ như người nói múa.

Hay như câu nói: “Ngày mai trời sẽ mưa”, người khiếm thính sẽ múa “Mai, trời mưa sẽ”. Còn người dẫn lại múa “Ngày mai trời sẽ mưa”.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính trên truyền hình tại việt nam hiện nay (khảo sát chương trình “bản tin o2” o2tv, “bản tin thời sự” và “dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình” kênh vtv2, đài truyền (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)