Trung tâm y tế Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là Trung tâm Y tế đa chức năng, phục vụ khám chữa bệnh, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, chương trình Y tế và phòng, chống dịch bệnh, triển khai các hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn huyện. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị Y tế tuyến tỉnh, Trung ương, chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang theo quy định của pháp luật.
15
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế Huyện Văn Giang 1.4.2. Khoa Dược trung tâm y tế Huyện Văn Giang
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về công tác dược trong bệnh viện, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Khoa Dược trung tâm Y tế huyện Văn Giang gồm 8 Dược sĩ - 03 Dược sĩ Đại Học - 05 Dược sĩ Trung học Giám đốc Phó giám đốc Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng Các phòng chức năng Trạm Y tế xã, thị trần Dự phòng *Khoa hồi sức – cấp cứu
*Khoa ngoại và liên chuyên khoa
*Khoa CSSK SS *Khoa nội - nhi *Khoa truyền nhiễm *Khoa YHCT và PHCN *Khoa khám bệnh- CLS *Khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh *Khoa Dược - VTYT Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính – kế toán Phòng điều dưỡng Phòng dân số 11 Trạm Y tế xã, thị trấn Khoa VSATTP Khoa KSBT&HIV/AIDS Khoa YTCC Phó giám đốc
16
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược Trung tâm Y tế Huyện Văn Giang
1.4.3. Mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện Văn Giang năm 2019
Mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện Văn Giang là căn cứ quan trọng giúp trung tâm xây dựng DMT phù hợp, làm cơ sở để bệnh viện định hướng, phát triển toàn diện.
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện Văn Giang năm 2019
STT Nhóm bệnh Mã ICD Số ca Tỷ lệ (%)
1 Bệnh hệ hô hấp J00-J99 12.267 12,95
2 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 12.102 12,77
3 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và
chuyển hóa E00-E35 10.453 11,03
4 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng A00-B99 8.265 8,72 5 Bệnh hệ tiêu hóa K00-K93 7.467 7,88 Trưởng khoa Dược Nghiệp vụ Dược Bộ phận kho và cấp phát Bộ phận thống kê Kho thuốc chính (kho tổng)
Kho nội trú Kho ngoại
trú
Kho vật tư y tế tiêu hao
17
Mô hình bệnh tật tại Trung tâm Y tế huyện Văn Giang trong năm 2019 rất đa dạng, phong phù hợp với mô hình khám bệnh của một Trung tâm Y tế. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố không đồng đều giữa các chương bệnh. Với mô hình bệnh tật đa dạng dòi hỏi phải phân bổ chuyên khoa đầy đủ, số lượng bác sĩ phù hợp và có kiến thức chuyên môn tốt.
1.4.4. Một vài nét về sử dụng danh mục thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2019 và tính cấp thiết của đề tài
Trung tâm Y tế huyện Văn Giang đã và đang nỗ lực để phát triển, mang lại chất lượng phục vụ và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Trong đó việc đảm bảo có một DMT hợp lý cho sử dụng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc xây dựng danh mục năm sau chủ yếu dựa vào danh mục đã sử dụng năm trước và tổng hợp các nhu cầu sử dụng, loại bỏ những thuốc không cần thiết của các
6 Bệnh hệ cơ, xương khớp và mô liên kết
M00-M99 6.349 6,70
7
Bệnh về máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
D50-D89 6.186 6,53
8
Vết thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân ngoại sinh
S02-T98 6.153 6,49
9 Bệnh hệ thần kinh G00-G13 5.976 6,31
10 Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản O00-Z98 5.153 5,44
11 Bệnh mắt bà phần phụ H00-H59 3.960 4,18
12 Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu N00-N99 3.688 3,89
13 U C00-D48 1.465 1,55
14 Bệnh da và mô dưới da L00-L99 691 0,73
15 Một số nhóm bệnh khác 4.578 4,83
18
khoa, phòng, việc bổ sung, loại bỏ nhu cầu sử dụng chưa được các bác sĩ điều trị quan tâm đúng mức. Với lực lượng cán bộ khoa Dược mỏng nên cũng chưa tham mưu cho Lãnh đạo bệnh viện, chưa áp dụng các phương pháp phân tích sử dụng thuốc vào xây dựng danh mục. Do vậy Danh mục thuốc bệnh viện xây dựng mang tính thủ công, tự phát do đó nhiều khi lượng thuốc sử dụng phụ thuộc vào danh mục sẵn có chứ không phải theo phác đồ điều trị tối ưu. Trung tâm Y tế huyện Văn Giang từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại cơ sở. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế Huyện Văn giang, tỉnh Hưng Yên năm 2019” là thực sự cần thiết. Nhằm đánh giá chính xác nhất về cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm năm 2019, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại. Kết quả nghiện cứu là cơ sở để xây dựng DMT cho năm sau phù hợp hơn với mục đích vừa tiết kiệm chi phí, những vẫn cao hiệu quả điều trị.
19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2019
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu: Khoa Dược Trung tâm Y tế huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu
S
TT Biến Định nghĩa/Giải thích Phân loại biến
Kỹ thuật thu thập
1 Thuốc hóa dược/ Thuốc dược liệu, Thuốc Y học cổ truyền
- Thuốc hóa dược/ Thuốc dược liệu/Thuốc Y học cổ truyền: Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 [29] Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có 2 Thuốc theo nhóm dược lý của thuốc hóa dược
Thuốc được phân loại theo nhóm điều trị tại thông tư 30/2018/TT- BYT ngày 30/10/2018 [20] Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có 3 Thuốc sử dụng theo thuốc biệt dược gốc/ thuốc Generic của thuốc hóa dược
- Thuốc Biệt dược gốc: thuốc được xếp vào danh mục Biệt dược gốc do Cục quản lý dược công bố. - Thuốc generic: thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc, không có
Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có
20
trong danh mục Biệt dược gốc do Cục quản lý dược công bố, được phân loại theo nhóm TCKT trong thông tư 11/2016/TT-BYT [22]. 4 Thuốc sử dụng
theo thành phần (đơn/ đa thành phần) của thuốc hóa dược
- Thuốc đơn thành phần: trong công thức có 1 hoạt chất có hoạt tính
- Thuốc đa thành phần: trong công thức có 1 hoạt chất có hoạt tính. Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có 5 Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ
- Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước
- Thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có 6 Thuốc sử dụng theo đường dùng Thuốc có đường dùng là - Đường tiêm - Đường uống - Khác Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có 7 Thuốc sử dụng so với trúng thầu
- Thuốc sử dụng trên 120% so với KQTT
- Thuốc sử dụng từ 80-120% so với KQTT
- Thuốc sử dụng dưới 80% so với KQTT
- Thuốc trúng thầu không được sử dụng Biến phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có
8 Số lượng Là số lượng sử dụng năm 2019 theo đơn vị tính nhỏ nhất của từng khoản mục thuốc. Biến dạng số Từ nguồn thông tin sẵn có
21
9 Đơn giá Là giá thành của từng khoản mục thuốc theo kết quả trúng thầu.
Biến dạng số Từ nguồn thông tin sẵn có 10 Thuốc sử dụng theo phân tích VEN Biên phân loại Từ nguồn thông tin sẵn có
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
Nội dung nghiên cứu được trình bày tóm tắt trong hình 2.1
Hình 2.1: Tóm tắt nội dung nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Phân tích danh mục thuôc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên năm 2019
Mô tả cơ cấu DMT sử dụng theo một số chỉ tiêu
Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp ABC, VEN,
Ma trận ABC-VEN
- Theo thuốc hóa dược/thuốc dược liệu - Thuốc sử dụng Theo nhóm dược lý cuả thuốc hóa dược
- Thuốc sử dụng theo thuốc biệt dược gốc/thuốc Generic cuả thuốc hóa dược - Thuốc sử dụng theo thành phần
(đơn/ đa thành phần) cuả thuốc hóa dược -Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ - Thuốc sử dụng theo đường dùng.
- Cơ cấu DMT theo phân tích ABC
- Cơ cấu DMT theo phân tích VEN
22
a, Kỹ thuật thu thập số liệu
Sử dụng tài liệu sẵn có, được cung cấp từ hồ sơ lưu trữ của khoa dược, phòng tài chính kế toán: photo, tổng hợp, kết xuất dữ liệu từ máy tính
- Danh mục thuốc Trung tâm Y tế huyện Văn Giang đã sử dụng năm 2019.
- Danh mục thuốc trúng thầu của Trung tâm Y tế huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được phân bổ từ năm 2017-2019.
- Số liệu từ phần mềm quản lý xuất nhập thuốc tại bộ phận thống kê của khoa Dược Trung tâm Y tế huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Báo cáo sử dụng thuốc (Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn của năm 2019). - Các thông tin thu thập bao gồm: Tên thuốc, tên hoạt chất, hàm lượng, dạng thuốc, nhóm thuốc, đường dùng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuốc đơn thành phần, đa thành phần. Của tất cả các thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Văn Giang năm 2019.
b, Công cụ thu thập số liệu
Trên phần mềm Microsoft Excel 2013 thiết kế bộ công cụ thu thập số liệu, gồm 03 biểu mẫu:
- Mẫu số 1 (Phụ lục 01): Biểu mẫu thu thập số liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2019;
- Mẫu số 2 (Phụ lục 02): Biểu mẫu thu thập số liệu so sánh thuốc sử dụng và thuốc được phân bổ theo đấu thầu.
c, Quá trình thu thập số liệu
- Lấy số liệu trích xuất của phòng Tài chính kế toán về báo cáo xuất nhập tồn thuốc từ 01/01/2019 đến 31/12/2019. Gồm các thông tin: Tên thuốc, hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, xuất xứ, dạng dùng, đường dùng, số lượng sử dụng, đơn giá.
- Sử dụng các thông tin đã thu thập được ở trên để điền vào biểu mẫu thu thập số liệu.
23
2.2.4. Mẫu nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Toàn bộ 318 thuốc đã sử dụng từ 01/01/2019 đến 31/12/2019
- Tiêu chuẩn loại trừ: Các vị thuốc Y học cổ truyền
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
a, Xử lý số liệu
* Xử lý trước khi nhập liệu: Làm sạch số liệu
- Loại bỏ các vị thuốc Y học cổ truyền theo tiêu chuẩn loại trừ
- Xử lý trước khi nhập số liệu: Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch, được nhập bằng phần mềm Microsoft Excel 2013.
- Trong trường hợp 1 thuốc nhưng có nhiều đơn giá khác nhau, trong danh mục là nhiều khoản mục: Tính tổng số lượng và giá trị sử dụng để gộp thành một khoản mục, tính lại đơn giá (Đơn giá = Tổng giá trị sử dụng : Tổng số lượng), được gọi là đơn giá bình quân.
* Phần mềm nhập liệu: Microsoft Excel 2013
- Tổng hợp tất cả số liệu về “ Phân tích danh mục thuốc” trên cùng 1 file Excel tại phụ lục 01.
- Tổng hợp các số liệu về “So sánh thuốc sử dụng và thuốc trúng thầu” trên cùng 1 file Excel tại phụ lục 02.
* Xử lý sau khi nhập liệu :
- Bổ sung thêm cột thành tiền = Số lượng x đơn giá
- Điền vào các trường còn trống các giá trị biến số theo cách mã hóa quy định tại bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu.
* Trình bày kết quả: sử dụng phần mềm Microsoft Word 2013 và
24
b. Phân tích và xử lý số liệu
Phần mềm phân tích số liệu: Các số liệu sau khi được thu thập, đưa vào phần mềm Microsoft Excel 2013 để xử lý và phân tích theo các bước sau:
Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2019 trên cùng một bản tính Excel: Tên thuốc (cả Generic và biệt dược); nồng độ; hàm lượng; đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng; nước sản xuất; phân nhóm thuốc
Dùng các hàm tính để tổng hợp số liệu theo các chỉ sổ cần nghiên cứu: - Dùng lệnh lọc để lọc các giá trị của từng biến số
- Tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng của từng biến số
- Tỷ lệ % khoản mục và tỷ lệ % giá trị sử dụng của từng biến số được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ % SKM = x 100%
Tỷ lệ % GTSD = x 100%
Về cơ cấu thuốc trúng thầu, sử dụng
- Tổng hợp những số liệu về “So sánh thuốc sử dụng và thuốc trúng thầu” trên cùng 1 file Excel tại phụ lục 02, thêm cột tỷ lệ SLSD so với SLTT và đặt công thức tính tỷ lệ sau:
Tỷ lệ % SLSD/SLTT = x 100%
- Phân loại tình trạng sử dụng so với trúng thầu tại cột 11 phụ lục 02 theo Ghi chú. Tính tỷ lệ % khoản mục và tỷ lệ % giá trị sử dụng của từng biến số (Thuốc không sử dụng so với danh mục trúng thầu năm 2018, thuốc sử dụng dưới 80% , thuốc sử dụng từ 80% đến 120%, thuốc sử dụng trên 120%).
Phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện theo phương pháp ABC, VEN, ma trận ABC-VEN
25
- Khái niệm: Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn kinh phí mua thuốc.
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc Bước 2: Điền thông tin sau mỗi sản phẩm
+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm đó có giá thay đổi theo thời gian);
+ Số lượng sử dụng của các sản phẩm thuốc tại Trung tâm.
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
Bước 4: Tính giá trị % mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
Bước 5: Dựa vào % sắp xếp các thuốc theo thứ tự giảm dần.
Bước 6: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau
+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền. + Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền. + Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền.
Bước 8: Thông thường số khoản mục hạng A chiếm 10-20%; hạng B chiếm 10-20%; còn lại hạng C chiếm 60-80%.
Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị hoặc đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản