Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần của thuốc hóa dược

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện văn giang tỉnh hưng yên năm 2019 (Trang 47)

Số liệu đơn thành phần và đa thành phần trong DMT được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.7. Cơ cấu các nhóm thuốc phân loại theo đơn thành phần, đa thành phần STT Chỉ tiêu Số khoản mục Tỷ lệ % Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ % 1 Thuốc đơn thành phần 241 80,60 13.238.308.831 68,66 2 Thuốc đa thành phần 58 19,40 6.043.628.523 31,34 Tổng số 299 100 19.281.937.354 100 Nhận xét: Qua số liệu trên cho ta thấy thuốc đơn thành phần trong DMT của TTYT huyện Văn Giang có số lượng danh mục rất cao chiếm 80,60% số lượng và chiếm 68,66% giá trị sử dụng. Điều này phù hợp với quy định của Bộ Y tế và cho thấy các Bác sĩ đã rất chú trọng dùng thuốc đơn thành phần. Thuốc đa thành phần chủ yếu thuộc các nhóm vitamin, điều trị ký sinh trùng và nhiễm khuẩn.

3.1.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

Bảng 3.8. Cơ cấu các nhóm thuốc phân loại theo nguồn gốc xuất xứ

Chỉ tiêu Giá trị sử dụng Số khoản mục Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) Số khoản mục Tỷ lệ (%)

Sản xuất trong nước 8.703.767.631 43 179 56

Nhập khẩu 11.582.395.430 57 139 44

37

Khi xây dựng DMT, trung tâm đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc nội. Tuy nhiên khi đấu thầu kết quả phụ thuộc rất lớn vào cách đánh giá và phương pháp tính cho điểm các mặt hàng thuốc trúng thầu. Qua bảng 3.8 trên ta có thể nhận thấy số lượng danh mục thuốc và giá trị tiêu thụ của thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu không chênh lệch nhiều, SKM chênh lệch 12%, GTSD chênh lệch 14%.

3.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng

Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT của bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9. Cơ cấu các nhóm thuốc phân loại theo đường dùng

STT Chỉ tiêu SKM Tỷ lệ % Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ % 1 Thuốc dùng đường uống 206 64,8 13.932.465.187 69 2 Thuốc dùng đường tiêm/tiêm truyền 83 26,1 5.741.409.994 28 3 Các đường dùng khác 29 9,1 612.287.880 3 Tổng số 318 100 20.286.163.061 100

Theo thông tư số 07/VBHN-BYT ngày 19/4/2018 về việc “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh” đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm: “Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm”[27]. Trong DMT của bệnh viện tỷ lệ thuốc uống cao hơn rất nhiều so với thuốc tiêm về SKM cũng như giá trị sử dụng.

3.1.7. Cơ cấu thuốc trúng thầu, sử dụng

Trung tâm Y tế huyện Văn Giang sử dụng thuốc theo các gói thầu tập trung do Sở Y tế Hưng Yên tổ chức đầu thầu và phân bổ. Danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm gồm 318 khoản mục, trong đó có 277 khoản mục thuốc trúng thầu năm 2018, còn lại là thuốc trúng thầu còn tồn của năm cũ 2016-

38

2017 tiếp tục được sử dụng trong năm 2019 và bệnh viện không thực hiện mua thuốc theo hình thức khác.

Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại Trung tâm tâm Y tế huyện Văn Giang năm 2019 được so sánh với DMT trúng thầu năm 2018 được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.10. Tỷ lệ phần trăm các thuốc sử dụng năm 2019 so với thuốc trúng thầu năm 2018

STT Nội dung Số khoản mục Tỷ lệ (%)

1 Không sử dụng 51 18,41 2 Sử dụng 226 81,59 Sử dụng dưới 80% 103 37,18 Sử dụng từ 80-120% 117 42,24 Sử dụng trên 120% 6 2,17 Tổng DMT trúng thầu 277 100 Nhận xét: Kết quả cho thấy bệnh viện sử dụng 226 thuốc trong DMT. Thuốc trúng thầu nhưng không được sử dụng chiếm 18,41% và thuốc được sử dụng chiếm 81,59% số KM. Trong số các thuốc được sử dụng tỷ lệ từ 80- 120% chỉ chiếm 42,24%, và có tới 31,18% thuốc sử dụng dưới 80% số lượng được phân bổ.

3.2. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Văn

Giang, tỉnh Hưng Yên theo phương pháp ABC/VEN

3.2.1. Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC

3.2.1.1. Cơ cấu các thuốc nhóm A, B, C

39

Bảng 3.11. Cơ cấu nhóm thuốc ABC của danh mục thuốc tiêu thụ năm 2019 Hạng Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Số khoản mục Tỷ lệ (%) A 16.211.862.202 79,92 52 16,35 B 3.052.325.765 15,05 68 21,38 C 1.021.975.094 5,04 198 62,27 Tổng 0.286.163.061 100 318 100

Nhận xét: Phương pháp phân tích theo nhóm ABC, cho thấy rằng việc xây dựng danh mục thuốc có ý nghĩa rất quan trọng trong tối ưu hóa việc sử dụng kinh phí cũng như đảm bảo việc cung ứng thuốc chất lượng, kịp thời và hiệu quả cho công tác khám chữa bệnh. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ các thuốc như sau:

+ Nhóm A chiếm 79,92% GTSD, sản phẩm nhóm A chiếm 16,35% tổng sản phẩm; + Nhóm B chiếm 15,05% GTSD, sản phẩm nhóm B chiếm 21,38% tổng sản phẩm; + Nhóm C chiếm 5,04% GTSD, sản phẩm nhóm C chiếm 62,27% tổng sản phẩmj.

Như vậy cơ cấu sử dụng thuốc chưa thực sự phù hợp, thuốc B vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với khuyến cáo của BYT.

3.2.1.2. Phân tích nhóm A theo tác dụng dược lý

40

Bảng 3.12. Cơ cấu nhóm dược lý của hạng A

STT Nhóm thuốc Số KM

Tỷ lệ

% GTSD (VNĐ) Tỷ lệ %

1 Hormon và các thuốc nội

tiết 13 25,00 5.638.121.096 34,78

2 Thuốc tim mạch 12 23,08 4.101.248.143 25,30 3 Thuốc kháng sinh 11 21,15 3.931.332.489 24,25 4 Thuốc tác dụng đối với

máu 2 3,85 561.575.263 3,46

5 Thuốc tác dụng trên đường

hô hấp 2 3,85 345.125.250 2,13

6 Thuốc tác động lên hệ thần

kinh 2 3,85 264.324.682 1,63

7 Thuốc tai- mũi - họng 2 3,85 226.488.598 1,40 9 Thuốc đường tiêu hóa 2 3,85 217.570.600 1,34 8 Thuốc giảm đau, hạ sốt,

chống viêm không steroid 2

3,85 200.758.320 1,24 9 Thuốc dược liệu/YHCT 3 5,77 630.281.470 3.89 10 Thuốc khác 1 1,92 95.036.292 0.59

Tổng 52 100 16.211.862.203 100 Nhận xét:

Qua kết quả phân tích thuốc hạng A theo tác dụng dược lý cho thấy các thuốc hạng A gồm 52 khoản mục được phân bố trong 10 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó nhóm thuốc Hormon và các thuốc nội tiết chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng khoản mục với 13 thuốc (chiếm 25.00% số KM) và giá trị tiền thuốc hơn 5,6 tỷ chiếm 34,78% tổng giá trị. Đứng thứ hai và thứ ba là nhóm thuốc tim mạch và kháng sinh, với số KM lần lượt là 12 và 11 (chiếm

41

23,08% và 21,15% số KM) và giá trị tiền thuốc lần lượt là 25,30% và 24,25% tổng giá trị.

Chỉ 03 nhóm thuốc trên đã có 36 số KM chiếm 69,23% tổng số KM nhóm A. Về giá trị sử dụng hơn 13,6 tỷ chiếm tỷ lệ 84,33% Tổng giá trị sử dụng thuốc nhóm A.

Một số thuốc chỉ có 1 đến 2 khoản mục thuốc nằm trong cơ cấu thuốc hạng A và tỷ lệ sử dụng không quá 2% như: thuốc tác động lên hệ thần kinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid.

Đề tài tiến hành phân tích các thuốc trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng cùng có mặt trong nhóm A thu được kết quả trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.13. Các nhóm thuốc trùng cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng trong nhóm A STT Tên hoạt chất, hàm lượng, đường dùng Tên thương mại GTSD (VNĐ) GTDK (VNĐ) GTCL (VNĐ) 1 Acarbose, 100mg, uống SaVi Acarbose 2.311.574.052 2.162.140.000 149.434.052 Glucobay 2 Amoxicilin + Sulbactam, 1g + 0,5g, tiêm Vimotram 1.654.646.000 1.296.680.000 357.966.000 Ama Power 3 Gliclazide, 30mg, uống Golddicron 1.130.177.172 319.821.150 810.356.022 Crondia MR Tổng 5.096.397.224 3.778.641.150 1.317.756.074 Nhận xét: Trong nhóm A, có 3 nhóm thuốc có sự trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng và đường dùng với tổng GTSD là 5.096.397.224 VNĐ. Nếu

42

chỉ lựa chọn thuốc có giá thành thấp nhất có thể tiết kiệm chi phí hơn 1.3 tỷ đồng. Nhóm tiết kiệm chi phí nhiều nhất khi sử dụng mức giá thấp nhất là nhóm hoạt chất Gliclazide, hàm lượng 30mg, đường uống, với 2 tên thương mại là Golddicron và Crondia MR, nếu sử dụng thuốc có mức giá thấp hơn là Crondia MR (nhóm 4) có thể tiết kiệm nhiều tiền nhất là hơn 810 triệu đồng. Hai nhóm còn lại Amoxicilin+Sulbactam, hàm lượng 1g+0.5g, đường tiêm và Acarbose, hàm lượng 100mg, đường uống nếu sử dụng mức giá thấp nhất có thể tiết kiệm mỗi nhóm tổng hơn 500 triệu cho ngân sách bệnh viện.

3.2.2. Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp VEN

Tiến hành phân tích VEN, kết quả được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3.14. Cơ cấu nhóm thuốc VEN của danh mục thuốc tiêu thụ năm 2019 Nhóm GTSD Tỷ lệ (%) Số KM Tỷ lệ (%) V 5.612.680.293 27,67 73 22,96 E 13.566.752.575 66,88 215 67,61 N 1.106.730.194 5,46 30 9,43 Tổng 20.286.163.061 100 318 100 Nhận xét: Kết quả phân tích VEN cho thấy trong DMT của bệnh viện, số lượng thuốc nhóm E chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 215 số KM chiếm 67,61% và chiếm 66,88% tổng giá trị sử dụng. Gấp 2,2 lần giá trị sử dụng so với 2 nhòm còn lại. Như vậy để quản lý tốt công tác sử dụng thuốc thì các thuốc nhóm E phải được HĐT&ĐT đặc biệt quan tâm trong xây dựng DMT năm 2020 vì nhóm E chiếm phần lớn chi phí sử dụng thuốc.

43

Bảng 3.15. Bảng phân tích các thuốc theo phương pháp ma trận ABC/VEN

STT Nhóm thuốc Giá trị sử dụng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Số khoản mục Tỷ lệ (%) 1 A V 4.464.157.267 22,01 13 4,09 E 11.117.423.466 54,80 36 11,32 N 630.281.470 3,11 3 0,94 2 B V 1.018.171.612 5,02 21 6,60 E 1.726.268.505 8,51 41 12,89 N 307.885.648 1,52 6 1,89 3 C V 130.351.414 0,64 39 12,26 E 723.060.604 3,56 138 43,40 N 168.563.076 0,83 21 6,60 Tổng 20.286.163.062 100 318 100 Nhận xét:

Trong phân tích ABC/VEN được phân loại thành các tiểu nhóm cơ bản - Nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV): gồm 112 thuốc chiếm tỷ lệ 35,24%

Đáng chú ý trong nhóm này là các thuốc nhóm AN chiếm 3,11% GTSD và 0,94% số KM. Với mong muốn giảm chi phí sử dụng những thuốc hạng A, đề tài đi sâu vào phân tích cơ cấu nhóm AN gồm những thuốc không tối cần nhưng có giá trị sử dụng lớn.

- Nhóm II (gồm BE, BN, CE), gồm 185 thuốc chiếm tỷ lệ 58,18%. Tiểu nhóm không cần thiết cho quá trình điều trị là BN có 06 thuốc chiếm 1,89%.

- Nhóm III là nhóm ít quan trọng có 01 tiểu nhóm CN với 21 thuốc chiếm 6,60%. Các thuốc này nên xem xét loại khỏi danh mục.

44

Bảng 3.16. Phân tích các thuốc cụ thể trong nhóm AN

S TT Tên thuốc Hoạt chất ĐVT Số lượng GTSD (VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Phyllantol

Diệp hạ châu, Hoàng bá, Mộc hương, Quế

nhục, Tam thất.

viên 233.887 392.930.160 1,94

2 Hoạt huyết dưỡng não

Cao rễ đinh lăng; Cao

khô lá bạch quả Viê viên 166.066 141.156.100 0,70

3 Vạn xuân hộ não tâm

Hoàng kỳ, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long,

Nhân sâm, Xuyên khung, Đương quy,

Xích thược, Bạch thược.

viên 88.905 96.195.210 0,47

Tổng 630.281.470 3,11

Bảng 3.17. Phân tích các thuốc cụ thể trong nhóm BN

STT Tên thuốc Hoạt chất ĐVT Số lượng GTSD (VNĐ) Tỷ lệ % 1 Hoạt huyết Thephaco

Đương quy, Sinh địa, Xyên khung, Ngưu tất, Ích mẫu

Viên 100.065 85.055.250 0,42

2 Bài thạch

Cao Kim tiền thảo, Chỉ thực, Nhân trần, Binh lang, Nghệ, Mộc hương, Đại Hoàng

45 3 Thanh nhiệt tiêu độc LiverGood Nhân trần, Bồ công anh, Cúc hoa, Kim ngân hoa, Actiso

Viên 27.464 54.928.000 0,27

4 Cholestin Ngưu tất, Nghệ, Rutin Viên 9.785 23.630.775 0,12 5 Thuốc Ho K/H

Ma hoàng , quế chi, khổ hạnh nhân, cam thảo

Chai 989 20.373.400 0,10

6 Oribio Tricalcium phosphat Gói 13,532 39.242.800 0.19

Tổng 307.885.648 1.52 Nhận xét: Kết quả phân tích cụ thể hai nhóm không thiết yếu nhưng chiếm giá trị cao trong DMT của trung tâm.

Cho thấy trung tâm đã sử dụng có 3 khoản mục thuốc nhóm AN, đều là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, trong đó thuốc Phyllantol chiếm tỷ lệ cao nhất 1,94% GTSD

Nhóm BN được sử dụng với 5 khoản mục chiếm 1,32% tổng GTSD. Trong đó có 5 khoản mục là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, 1 khoản mục trong nhóm thuốc khoáng chất và vitamin.

Tổng SKM hai nhóm này chỉ có 9, nhưng GTSD lên tới 938.167.118 VNĐchiếm 4,63% tổng GTSD của các thuốc trong DMT. Điều này cho thấy tại trung tâm sử dụng với số lượng khá nhiều. Các thuốc trong hai nhóm này chủ yếu là là thuốc dược liệu/ thuốc YHCT và một thuốc thuộc nhóm Vitamin và khoáng chất, đều là các thuốc chỉ mang tính chất bổ trợ trong điều trị, vì vậy trung tâm cần xem xét hạn chế số lượng sử dụng các thuốc trong nhóm AN và BN.

46

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm Y tế huyện Văn Giang theo một số chỉ tiêu Giang theo một số chỉ tiêu

Việc mô tả cơ cấu sử dụng thuốc tại Trung tâm sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát và phát hiện những bất cập trong quản lý sử dụng thuốc. Từ đó, nhóm nghiên cứu có cơ sở đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hợp lý trong việc lựa chọn xây dựng DMT trung tâm cũng như quản lý sử dụng thuốc trong năm một các hiệu quả nhất, điều này đặc biệt ý nghĩa với Trung tâm Y tế huyên Văn Giang trong vấn đề cung ứng và sử dụng thuốc.

4.1.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thuốc hóa dược/ thuốc dược liệu liệu

Trong năm 2019, Trung tâm Y tế huyện Văn Giang đã sử dụng hơn 20 tỷ đồng tiền thuốc, với 318 KM thuốc. Trong đó thuốc hóa dược chiếm tỷ lệ rất cao trong danh mục (95,05% giá trị, 94,03% SKM). Bệnh viện sử dụng thuốc dược liệu nhằm mục đích phối hợp cùng thuốc hóa dược để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả điều trị. Vì vậy, nhóm thuốc dược liệu chỉ chiêm phần nhỏ trong toàn bộ danh mục cả về giá trị và số lượng sử dụng (4,95% giá trị, 5,97% SKM) phù hợp với mô hình bệnh tật của Trung tâm.

Sự chênh lệch đáng kể giữa SKM thuốc cũng như GTSD giữa 2 nhóm thuốc hóa dược- thuốc dược liệu cũng xảy ra tương tự ở nhiều bệnh viện khác: theo một nghiên cứu năm 2018 tại trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình cho thấy GTSD của thuốc dược liệu chiếm 26,6% [30]; tại BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2018 sử dụng thuốc dược liệu chiếm 11,7% GTSD [31]; tại BVĐK huyện Mường La tỉnh Sơn La năm 2018 thuốc dược liệu được sử dụng chiếm 11,28% tổng GTSD thuốc [32]. Cho thấy tỷ trọng GTSD của nhóm thuốc dược liệu sử dụng tại trung tâm nằm ở mức thấp hơn so với các BVĐK cùng tuyến.

47

Nhóm thuốc dược liệu thường được sử dụng trong kê đơn điêu trị ngoại trú với các ca bệnh nhẹ, các bệnh liên quan đến tuối già, người già tâm lý đến khám dể được các loại thuốc như: kim tiền thảo, thuốc ho K/H, hoạt huyết dưỡng não…

Như vậy cho thấy rằng trong năm 2019, trung tâm Y tế huyện Văn Giang vẫn ưu tiên sử dụng nhiều thuốc hóa dược hơn là các thuốc dược liệu, điều này chứng tỏ DMT sử dụng của bệnh viện cũng phân bố hợp lý về những thuốc chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ này.

4.1.2. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

DMT của Trung tâm chủ yếu phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, hướng điều trị chuẩn, DMT chủ yếu, thiết yếu, trình độ chuyên môn cũng như nguồn lực tài chính của đơn vị.

Trong năm 2019, Trung tâm đã sử dụng 299 khoản mục thuốc hóa dược với giá trị hơn 19 tỷ đồng tiền thuốc, chia làm 21 nhóm dược lý chính. Con số này thể hiện đặc thù của một Trung tâm y tế với các nhóm bệnh đa dạng. Trong số 21 nhóm thuốc thì 3 nhóm có SKM và giá trị sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc nội tiết (33,20%), nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn (24,06%) và nhóm tim mạch (23,22%).

Trung tâm Y tế huyện Văn Giang quản lý nhiều bệnh nhân mắc các

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện văn giang tỉnh hưng yên năm 2019 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)