DMT của Trung tâm chủ yếu phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, hướng điều trị chuẩn, DMT chủ yếu, thiết yếu, trình độ chuyên môn cũng như nguồn lực tài chính của đơn vị.
Trong năm 2019, Trung tâm đã sử dụng 299 khoản mục thuốc hóa dược với giá trị hơn 19 tỷ đồng tiền thuốc, chia làm 21 nhóm dược lý chính. Con số này thể hiện đặc thù của một Trung tâm y tế với các nhóm bệnh đa dạng. Trong số 21 nhóm thuốc thì 3 nhóm có SKM và giá trị sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc nội tiết (33,20%), nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn (24,06%) và nhóm tim mạch (23,22%).
Trung tâm Y tế huyện Văn Giang quản lý nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về chuyển hóa như đái tháo đường… nên việc số lượng sử dụng các thuốc hormon và thuốc tác động vào hệ nội tiết là cao nhất. Các thuốc trong nhóm này có nhiều BDG hoặc thuốc ngoại nhập có giá thành cao kéo theo giá trị sử dụng của nhóm này cao (hơn 6,4 tỷ đồng).
Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ ba chiếm tỷ lệ khá cao về GTSD (hơn 4,4 tỷ đồng tiền thuốc) kết quả này tương đồng với các bệnh viện tuyến huyện khác khi các nghiên cứu đều chỉ ra sự có mặt của các nhóm thuốc này trong 5 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất: tại BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An nhóm thuốc tim mạch cũng đứng thứ 3 với GTSD 21,6% [31],
48
trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình thuốc tim mạch đứng thứ 2 với GTSD 10,9% [30]. Các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường… đang ngày càng gia tăng nên việc sử dụng nhiều các thuốc này cũng hợp lý.
Theo MHBT thì nhóm bệnh hô hấp đứng thứ nhất, tuy nhiên DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý thì nhóm thuốc chỉ có 16 khoản mục chiếm tỷ lệ 5,35% SKM và đứng thứ 5 về GTSD (3,13%). Điều này được giải thích là các bệnh hô hấp trong điều trị nội trú đa số là bệnh viêm phổi và phác đồ điều trị sử dụng kháng sinh và một số thuốc dạng khí dung. Bệnh nhân khám ngoại trú chủ yếu là sổ quản lý điều trị hen phế quản, COPD nên các thuốc dùng là dạng xịt hen, salbutamol, theophylin dạng viên.
Nhóm thuốc điều trị chống ký sinh trùng và nhiễm khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất về SKM, trong đó số hoạt chất là 26; với 52 khoản mục, với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng chiếm 24,06% giá trị. Qua đó cho thấy không chỉ có chương bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng mới cần sử dụng đến kháng sinh mà các chương bệnh khác ngoài bệnh chính, còn có thể có mắc kèm bệnh nhiễm khuẩn không được thống kê vào trong mô hình bệnh tật như: dự phòng nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh của đường hô hấp kèm bội nhiễm (đợt cấp COPD kèm bội nhiễm, hen phế quản bội nhiễm…)
So sánh với nghiên cứu tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại một số bệnh viện cùng tuyến cho thấy tỷ lệ dùng kháng sinh tại trung tâm ở mức trung bình: tại BVĐK huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2016 cho kết quả tương tự với kinh phí sử dung kháng sinh là 22,5% [10]; thấp hơn nhiều so với trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2018 là 39,50% [30], sử dụng nhiều hơn so với BVĐK huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm 2018 với kinh phí dùng kháng sinh chỉ 17,3%. [31]
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh theo phân nhóm cho thấy, nhóm kháng sinh betalactam được sử dụng nhiều nhất (56,60% SKM và
49
82,36% GTSD của các thuốc kháng sinh), trong đó penicilin chiếm tỷ trọng cao nhất về GTSD (53,08%), tiếp đến là các nhóm cephalosporin thế hệ 3; 2 và 1. Trung tâm sử dụng kháng sinh betalactam với tỷ lệ rất cao cả về SKM và SLSD, phù hợp với các bệnh nhiễm khuẩn trong điều trị ngoại trú ở mức độ nhẹ và trung bình. Nghiên cứu tại trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2018, cũng cho kết quả nhóm KS betalactam có SKM cũng như GTSD nhiều nhất (69,5% SKM và 92,9% GTSD) [30], tương tự tại BVĐK huyện Mường La tỉnh Sơn La tỷ lệ sử dụng nhóm KS betalactam nhiều nhất cả về SKM và GTSD (74,63% SKM và 89,71% GTSD) [32].
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện. Việc tập trung một tỷ lệ lớn số lượng thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng cho thấy bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhưng đáng lo ngại hơn là bên cạnh lý do trên việc sử dụng số lượng lớn kháng sinh có xuất phát từ tình trạng lạm dụng kháng sinh hay không. Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng kháng thuốc kháng sinh là do các bác sĩ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp hoặc lạm dụng kháng sinh đắt tiền, thế hệ mới [34]. Do vậy, việc cần thiết là phải có chính sách quản lý kháng sinh trong bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Quyết định số 772/QĐ- BYT ngày 4/3/2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” [33]. Chính vì vậy trung tâm cần rà soát xem xét lại liệu nhóm thuốc này có bị lạm dụng hay không để tránh tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, đồng thời tăng cường công tác dược lâm sàng, tư vấn cho bác sĩ về sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn nhằm một mặt phòng tránh kháng thuốc, mặt khác giúp giảm chi phí trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và để giành một phần kinh phí mua thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm.
50