liệu
Trong năm 2019, Trung tâm Y tế huyện Văn Giang đã sử dụng hơn 20 tỷ đồng tiền thuốc, với 318 KM thuốc. Trong đó thuốc hóa dược chiếm tỷ lệ rất cao trong danh mục (95,05% giá trị, 94,03% SKM). Bệnh viện sử dụng thuốc dược liệu nhằm mục đích phối hợp cùng thuốc hóa dược để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả điều trị. Vì vậy, nhóm thuốc dược liệu chỉ chiêm phần nhỏ trong toàn bộ danh mục cả về giá trị và số lượng sử dụng (4,95% giá trị, 5,97% SKM) phù hợp với mô hình bệnh tật của Trung tâm.
Sự chênh lệch đáng kể giữa SKM thuốc cũng như GTSD giữa 2 nhóm thuốc hóa dược- thuốc dược liệu cũng xảy ra tương tự ở nhiều bệnh viện khác: theo một nghiên cứu năm 2018 tại trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình cho thấy GTSD của thuốc dược liệu chiếm 26,6% [30]; tại BVĐK huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An năm 2018 sử dụng thuốc dược liệu chiếm 11,7% GTSD [31]; tại BVĐK huyện Mường La tỉnh Sơn La năm 2018 thuốc dược liệu được sử dụng chiếm 11,28% tổng GTSD thuốc [32]. Cho thấy tỷ trọng GTSD của nhóm thuốc dược liệu sử dụng tại trung tâm nằm ở mức thấp hơn so với các BVĐK cùng tuyến.
47
Nhóm thuốc dược liệu thường được sử dụng trong kê đơn điêu trị ngoại trú với các ca bệnh nhẹ, các bệnh liên quan đến tuối già, người già tâm lý đến khám dể được các loại thuốc như: kim tiền thảo, thuốc ho K/H, hoạt huyết dưỡng não…
Như vậy cho thấy rằng trong năm 2019, trung tâm Y tế huyện Văn Giang vẫn ưu tiên sử dụng nhiều thuốc hóa dược hơn là các thuốc dược liệu, điều này chứng tỏ DMT sử dụng của bệnh viện cũng phân bố hợp lý về những thuốc chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ này.