Phương pháp phân tích ABC nằm trong bước đầu tiên của quy trình xây dựng thuốc được quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế. Kết quả phân tích cho thấy nhóm A chiếm 79,92% GTSD và 16,35% SKM, nhóm B chiếm 15,05% GTSD và 21,38% SKM, các thuốc hạng C chỉ chiếm 5,04% GTSD nhưng có số KM lớn chiếm tới 62,27%. Kết quả này chưa thực sự phù hợp với khuyên cáo của BYT: Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện: thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 75-80% tổng giá trị tiền (10 - 20% SKM); hạng B chiếm 15-20% tổng giá trị (10 – 20% SKM) và còn lại là hạng C chiếm 5-10% tổng giá trị (60 – 80% SKM). Như vậy tỷ lệ thuốc hạng A và C phù hợp với khuyến cáo của BYT còn hạng B thì có SKM lại nhiều hơn khuyến cáo của BYT là 21,38% SKM, điều này cho thấy Trung tâm đã sử dụng dàn trải nhiều loại thuốc dẫn đến nhóm B có tỷ lệ SKM cao. Các thuốc hạng A chiếm giá trị sử dụng lớn trong danh mục (79,92% GTSD) cần được xem xét và phân tích sâu hơn.
Kết quả phân tích các thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, nhóm cho A gồm 10 nhóm TDDL, trong đó nhóm thuốc Hormon và các
55
thuốc nội tiết chiếm số lượng và giá trị cao nhất với 11 thuốc (25,00% SKM và 34,78% GTSD). Đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là nhóm thuốc tim mạch (21,15% SKM và 25,30% GTSD) và kháng sinh (23,08% SKM và 24,25% GTSD). Trong DMT các thuốc hạng A, mặc dù không có nhóm vitamin và khoáng chất nhưng nhóm thuốc dược liệu chỉ có 2 khoản mục nhưng đứng thứ 4 về giá trị sử dụng, điều này cho thấy bệnh viện không lạm dụng vitamin và khoáng chất mà thay vào đó là thuốc dược liệu với số lượng sử dụng mặc dù ít nhưng giá thành cao. Thuốc dược liệu được xếp vào các thuốc không thiết yếu nhóm N, được sử dụng làm thuốc hỗ trợ trong điều trị, không quá quan trọng trong điều trị.
Nhóm A chiếm tỷ lệ lớn ngân sách mua thuốc trong bệnh viện, vì vậy cần phải được quản lý chặt chẽ. Nếu có quá nhiều khoản mục thuốc nhóm A trùng nhau về hoạt chất, hàm lượng và đường dùng với mức giá khác nhau, sẽ gây khó khăn cho quản lý, đồng thời lãng phí ngân sách. Kết quả phân tích sự trùng nhau giữa các thuốc trong danh mục các thuốc nhóm A cho thấy có 3 nhóm thuốc trùng hoạt chất, hàm lượng và đường dùng, đặc biệt trong đó có hoạt chất Acarbose 100mg dùng đường uống, nằm trong top 10 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất. Nếu lựa chọn thuốc mức giá thấp nhất có thể tiết kiệm hơn 1.3 tỷ đồng cho ngân sách.