hướng phát triển năng lực
Việc hiện thực hóa được mục tiêu và nội dung bồi dưỡng có vai trò quan trọng của phương pháp bồi dưỡng. Quản lí phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ GV
âm nhạc TH là thực hiện các tác động quản lí tới các hoạt động qua lại giữa giảng viên và GV nhằm giúp họ nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, từ đó góp phần hình thành phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đ ng đắn. Để thực hiện việc quản lí
phương pháp bồi dưỡng các nhà quản lí phải thực hiện các hoạt động sau:
1.4.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH
Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH:
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học được hướng dẫn, bổ sung hằng năm của BộGD và ĐT.
Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng: Mỗi giáo viên thực hiện
chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học-BộGDĐT;
- Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học-SởGDĐT;
- Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học. Nhà trường, Tổ chuyên môn thực hiện bồi dưỡng và Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.
Chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và của cá nhân giáo viên.
Hình thức bồi dưỡng:
- Qua các lớp tập huấn do các cấp QLGD và nhà trường tổ chức. - Thông qua hình thức tự học của giáo viên và cán bộ quản lí. - Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo. - Kết hợp bồi dưỡng trong hè và bồi dưỡng trong năm.
1.4.2.2. Phát huy hình thức tự bồi dưỡng kết hợp nghe giảng và thảo luận. Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp
Phương pháp bồi dưỡng:
- Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bám sát kế hoạch bồi
dưỡng chung của ngành, trường, tổchuyên môn đảm bảo sát thực, phù hợp với trình
độ của từng giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Tăng cường tổ chức các chuyên đề cấp tổ, SHCM theo NCBH, tổ chức thảo luận, thực hành, kết hợp bồi dưỡng nội dung dạy học và phương pháp dạy học các môn học, phương pháp sử dụng thiết bị dạy học; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành.
- Tăng cường sử dụng phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, đổi mới phương
pháp và hình thức bồi dưỡng, tích cực hoá hoạt động của người học nhằm phát huy tối đa khảnăng học tập của mỗi cá nhân.
- Ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng giáo viên, phát huy vai trò tự bồi
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn hoặc các địa
phương khác.
- Chuẩn bị chu đáo các điều kiện về kinh phí, tài liệu, thiết bị, cơ sở vật chất,
đảm bảo chất lượng bồi dưỡng.
- Tổ chức viết bài thu hoạch sau mỗi đợt bồi dưỡng; đánh giá r t kinh
nghiệm sau từng đợt bồi dưỡng.
- Tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá công tác bồi dưỡng CBGV - Tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng tập thể, cá nhân điển hình.
Tổ chức thực hiện
Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo nhiệm vụ trọng tâm của năm học; Chỉđạo và triển khai mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên, phân công giảng viên và
người phụ trách lớp tập huấn; Phê duyệt Kế hoạch BDTX các tổ, cá nhân; Quản lí, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác BDTX giáo viên nhà trường; Tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDTX.
Tổtrưởng các tổ xây dựng kế hoạch BDTX của tổ theo tình hình thực tế của tổ mình; Chỉ đạo GV của tổ xây dựng kế hoạch phù hợp với chuyên môn của mỗi giáo viên trong tổ; Tổ chức thảo luận, báo cáo đánh giá công tác BDTX trong tổ; Tập hợp phiếu đánh giá, chấm điểm bồi dưỡng thường xuyên của các thành viên trong tổ; Đề nghịlên BGH nhà trường duyệt kết quả của các thành viên trong tổ…
- Giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện bồi dưỡng thường
xuyên đáp ứng yêu cầu thực tế. Tự học, tự bồi dưỡng qua đọc, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng, chuẩn bị nội dung báo cáo, thảo luận. Áp dụng sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình…
Nhà trường yêu cầu các tổ, cá nhân nghiên cứu triển khai, chỉ đạo thực hiện để công tác bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường.
- Hướng dẫn việc xác định mục tiêu đổi mới PP bồi dưỡng hướng tới bồi
- Yêu cầu xác định các giải pháp thực hiện mục tiêu đổi mới PP bồi dưỡng:
Đánh giá thực trạng sử dụng PP bồi dưỡng hiện thời, định hướng cho giảng viên về
sử dụng các PP bồi dưỡng
- Xác định các nguồn lực cho thực hiện mục tiêu đổi mới PP bồi dưỡng
1.4.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới PP bồidưỡng
Phân công giảng viên thực hiện thí điểm đổi mới PP bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PP bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PP bồi dưỡng
Các cấp quản lí căn cứ vào mục tiêu đổi mới PP bồi dưỡng để kiểm tra, đánh
giá kết quả thực hiện bồi dưỡng.
1.4.3. Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH
theo định hướng phát triển năng lực
Về bản chất, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là việc thực hiện phân công một cách khoa học, là cơ sởđể tạo ra hiệu quảcao. Nó được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược từ lãnh đạo sở, phòng giáo dục đến hiệu
trưởng các trường tiểu học.
Nội dung cụ thể cho từng hoạt động như sau:
-Xây dựng ban chỉđạo hoạt động bồi dưỡng
Thành lập Ban chỉ đạo thường trực cho hoạt động bồi dưỡng, để giúp cho hoạt động quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH sâu sát và đạt hiệu quả
tốt nhất thì việc xây dựng ban chỉ đạo bồi dưỡng ở từng phòng giáo dục, từng
trường là rất cần thiết.
- Hướng dẫn thực hiện nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng cấp phòng
Vai trò chủ động của phòng giáo dục trong bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH phải được thực sự phát huy, chủ yếu bồi dưỡng trọng tâm chuyên môn và
các phương pháp giảng dạy nhằm áp dụng cụ thể ngay vào trong hoạt động giảng dạy, điều này cho thấy vai trò của của phòng giáo dục là rất quan trọng
-Tạo điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng
cao thì tùy theo trình độ và năng lực của từng giáo viên âm nhạc TH mà CBQL thực hiện giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng với những nội dung mà cá nhân đó cần bồi
dưỡng theo quy hoạch dự kiến. Muốn vậy, CBQL, Ban giám hiệu nhà trường cần có sự định hướng, chỉ đạo và tạo điều kiện để GVÂN TH thực hiện tốt hoạt động tự bồi dưỡng.
-Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng ở nhà trường
Việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức hội thảo chuyên đề là biện pháp tốt để
nâng cao chất lượng cũng như nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên âm nhạc TH trong nhà trường. Tổ chức hoạt động này thường xuyên sẽ giúp giáo viên âm nhạc bổ sung những kiến thức thiếu hụt trong chuyên môn, nâng cao và cập nhật những kiến thức mới.
- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc bồi dưỡng
Muốn tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH có chất lượng tốt thì cần phải có sựtheo dõi, đôn đốc và giám sát việc thực hiện của CBQL, mà cụ thể là Ban giám hiệu nhà trường.
Vì vậy rất cần có một lực lượng phụ trách riêng cho công việc bồi dưỡng, để
tránh tình trạng kiêm nhiệm dẫn đến việc thiếu kiểm tra, độ sâu sát, đôn đốc với công việc chưa cao nên kết quả bồi dưỡng sẽkhông đạt được như ý muốn.
-Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng
Việc thực hiện công tác phối hợp này ở mức độ nhiều hay ít cần dựa vào cách quản lí của người CBQL, để tránh dẫn tới việc phối hợp giữa các trường không
đồng đều, thiếu chặt chẽ và tính thống nhất. Vì vậy, cần thành lập ban chỉ đạo về
công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc ở các trường để thực hiện công tác
điều tra, nghiên cứu để nắm bắt những thiếu hụt vềnăng lực dạy học âm nhạc ở mỗi
trường tiểu học.