- Nhóm chếđộ chính sách:
Các chính sách của Đảng, Nhà nước, Ngành và của nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lí đội ngũ của hiệu trưởng trường tiểu học. Các chính sách bao gồm: Nghị quyết VIII BCH TW khóa XI, Chính phủ có chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, một số chính sách thể hiện sự quan tâm đến giáo dục, đến đời sống của giáo viên. Ngành đang có những chính sách quyết tâm
thực hiện đổi mới GD&ĐT. Đây là những cơ hội, tác động mạnh mẽ, tạo đà cho
mỗi nhà trường phát triển.
- Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội:
Hiệu trưởng các trường tiểu học cần đánh giá được những tác động của xã hội như truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, coi học tập là con
đường để lập thân, lập nghiệp… đến sự nghiệp GD&ĐT nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Kinh tế hiện nay tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thoát ra khỏi
khó khăn trong một vài năm tới, điều này đã gây những khó khăn nhất định cho
ngành GD&ĐT.
- Một môi trường làm việc của nhà trường tiểu học:
Hiệu trưởng cần tạo những điều kiện làm việc cho giáo viên âm nhạc TH thật thuận lợi bao gồm môi trường vật chất, hệ thống tài liệu tham khảo cũng như quan tâm
xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp để người giáo viên âm nhạc TH thấy nhẹ
nhàng, vui và luôn tự hào vềngôi trường nơi mình công tác. Ngoài ra, văn hóa nhà
trường như giá trị cốt lõi về kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, dân chủ, minh bạch cũng cần được quan tâm xây dựng. Bên cạnh đó, những biện pháp như khen thưởng, động viên, chia sẻ, cảm thông là những công việc hàng ngày mà hiệu
trưởng cần làm để tạo bầu không khí làm việc luôn tích cực, nhưng lại không căng
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu lí luận về quản lí bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên âm nhạc TH, đềtài đã hệ thống một số vấn đề lí luận sau:
1. Trong đào tạo âm nhạc, người GVÂN có vai trò quan trọng và có tính quyết định cho việc hình thành và phát triển năng lực cho HS tiểu học. Vì vây, bồi
dưỡng NLDH cho GVÂN được đánh giá là hết sức cần thiết. Bồi dưỡng NLDH là hình thức đào tạo tiếp tục của cán bộ QLGD nhằm bổ sung kiến thức, kỹnăng, nâng cao năng lực nghiệp vụ và tình cảm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu mới của sự
nghiệp đào tạo âm nhạc TH theo hướng phát triển năng lực.
2. Việc quản lí bồi dưỡng NLDH cho GVÂN chính là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của cán bộ QLGD nhằm bổ sung kiến thức, kỹnăng, nâng cao năng lực nghiệp vụ, tình cảm nghề nghiệp để phát triển một cách toàn diện và tiếp cận được với xu thế của xã hội cũng như đạt được mục tiêu đặt ra với hiệu quả cao nhất cho GV âm nhạc TH.
3. Chương 1 đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là
khái niệm quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động bồi dưỡng, khái niệm bồi
dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH, xác định nội hàm của quản lí hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục TH nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về
quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH theo định
hướng phát triển năng lực.
4. Để có được hiệu quả cao trong công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên âm nhạc TH thì cần tìm hiểu các yếu tốtác động, làm ảnh hưởng đến việc bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc phải được hết sức quan tâm. Bởi các yếu tốđã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lí cũng như bồi dưỡng đội ngũ
Chƣơng 2
THỰC TRẠNGHOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TIỂU HỌC QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘITHEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Khái quát chung về quận Long Biên, thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Long Biên là một quận nằm ởphía Đông thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô
Hà Nội. Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sởtách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc quậnGia Lâm.
Đồng thời, thành lập các phường thuộc quận Long Biên như sau:
- Thành lập phường Gia Thụy trên cơ sở 77,68 ha diện tích tự nhiên và 7.207 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm, 42,64 ha diện tích tự nhiên và 2.514 nhân khẩu của xã Gia Thụy. hường Gia Thụy có 120,32 ha diện tích tự nhiên và 9.721 nhân khẩu. - Thành lập phường Ngọc Lâm trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên của xã Bồ Đề.
hường Ngọc Lâm có 113,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu.
- Thành lập phường Bồ Đềtrên cơ sở 379,92 ha diện tích tự nhiên và 9.888 nhân khẩu của xã Bồ Đề và 6.271 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm. hường Bồ Đề
có 379,92 ha diện tích tự nhiên và 16.159 nhân khẩu.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Hà Nội, Quận ủy - Hội
đồng nhân dân - UBND quận Long Biên, sự phối kết hợp, sự ủng hộ gi p đỡ của
các hòng, Ban, Ngành đoàn thể trong quận, ngành GD&ĐT quận Long Biên ngày càng phát triển. Ngành GD&ĐT quận Long Biên luôn cố gắng phát huy những thành tựu, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra, từng bước nâng cao về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2.1.2. Khái quát về hệ thống giáo dục tiểu học
2.1.2.1. Quy mô trường lớp và học sinh tiểu học
- Tổng số trường Tiểu học: 29 (trong đó có 02 trường ngoài công lập) tăng
02 trường so với năm học 2017 - 2018
- Tổng số lớp: 764, trong đó ngoài công lập 86 lớp
- Tổng số học sinh: 32 102, trong đó ngoài công lập 1227 HS
2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV
- Tổng sốCB, GV, NV: 1 288 người, (trong đó: CBQL: 72; GV cơ bản: 780; GV chuyên biệt: 232; NV: 204).
- Trình độđào tạo:
+ Đạt chuẩn: CBQL, GV, NV đạt chuẩn 100%
+ Trên chuẩn: Cán bộ quản lí 100%; Giáo viên cơ bản 96.5%; Nhân viên 65.2% - Tỷ lệ GV biên chế/lớp trung bình: 1,35
- Cơ cấu giáo viên đảm bảo đủ các môn, các khối.
2.1.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện
Các trường thực hiện nghiêm t c chương trình giáo dục phổ thông; cách
đánh, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2016/BGD&ĐT sửa đổi bổsung Thông tư
30/2014. Đảm bảo đ ng quy định giảm tải nội dung giảng dạy một số môn học theo chuẩn kiến thức kỹnăng các môn học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kết quả đánh giá về phẩm chất: 99,97% đạt, chưa đạt 0.03%; đánh giá về năng lực: 99,45%
đạt, chưa đạt 0,55%. Tỷ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành môn học” đạt 96% trở lên (thành phố 99,6%).
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1. ục đ ch nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH nhằm mục đích xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực..
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Điều tra, khảo sát về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV âm nhạc đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
* Chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra (trong đó dùng phiếu điều tra là cơ bản). Đề tài đã sử dụng các mẫu phiếu sau (Xem phụ lục):
Mẫu 1: Điều tra về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở
trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội với nội dung cơ bản sau:
- Việc xác định mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn của GV âm nhạc ở trường tiểu học.
- Thực trạng quản lý nội dung, hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc trường tiểu học.
- Quản lí phương pháp bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả
bồi dưỡng.
- Quản lí các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng.
Mẫu 2: Trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lí hòng GD&ĐT, giáo viên
về tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp như: hương pháp phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lí hòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng; phương pháp quan sát thực tiễn; phương pháp tổng kết, đ c r t kinh nghiệm
bồi dưỡng chuyên môn.
Tác giả cũng sử dụng các công thức toán thống kê, xử lý số liệu sau khi thu được kết quả khảo sát và r t ra nhận xét khoa học cho luận văn.
2.2.4. Phạm vi và đối tượng khảo sát
Tổng số 12 cán bộ quản lý, chuyên viên hòng GD&ĐT và 38 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc thuộc quân Long Biên, thành phố Hà Nội. Cụ thể:
- 12 cán bộ quản lý gồm: 01 phó trưởng phòng GD&ĐT, 02 chuyên viên phòng GD&ĐT, 09 hiệu trưởng của các trường tiểu học Ngọc Lâm, TH Long Biên, Tiểu học Việt Hưng, TH đô thị Sài Đồng, TH Đoàn kết, TH Thạch Bàn A, TH Thạch Bàn B, TH Ái Mộ A, TH Áimộ B.
- 38 giáo viên của các trường tiểu học: Ngọc Lâm, Long Biên, Việt Hưng, Đô thị Việt Hưng, Sài Đồng, Đô thị Sài đồng, Đoàn Kết, Thạch Bàn A, Thạch Bàn B, Ái Mộ A, Ái Mộ B, h c Đồng, Thượng Thanh, Thanh Am, Đức Giang, Gia Thụy, Gia Quất, Lý Thường Kiệt, Bồ Đề (mỗi trường 02 giáo viên).
Thời gian khảo sát giáo viên âm nhạc và cán bộ quản lí trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong khoảng 3 năm gần nhất.
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên,
thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực
2.3.1. Sốlượng tổ chức các lớp hoạt động bồi dưỡng
Số lượng các lớp bồi dưỡng cũng như số lượng lượt giáo viên âm nhạc tiểu học được tham gia các lớp hoạt động bồi dưỡng hằng năm ngày càng tăng theo từng
năm học, thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Sốlượng các lớp bồi dưỡng và sốlượng giáo viên tham gia bồi dưỡng
TT Nội dung Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 1 Sốlượng các lớp
1.1 Hoạt động bồi dưỡng tại SởGD&ĐT 5 7 7 1.2 Bồi dưỡng tại hòng GD&ĐT 15 18 31 1.3 Bồi dưỡng tại trường 17 25 33
2 Sốlượng lượt giáo viên tham gia bồi dưỡng
2.1 Bồi dưỡng tại SởGD&ĐT 75 140 160 2.2 Bồi dưỡng tại hòng GD&ĐT 142 161 209 2.3 Bồi dưỡng tại trường 583 686 791
Kết quả khảo sát cho thấy, sốlượng các lớp bồi dưỡng và sốlượng giáo viên tham gia bồi dưỡng hàng năm thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thấp hơn bồi dưỡng tại Phòng Giáo dục và Đào tạo và tại các trường.
Số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng: Các lớp bồi dưỡng tại Sở Giáo dục
và Đào tạo thường chỉ có cán bộ quản lí gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên âm nhạc TH cốt cán của các trường trong quận. Lớp bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo có cán bộ quản lí và tổtrưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, giáo viên âm nhạc TH cốt cán. Các lớp bồi dưỡng tổ
chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học trong toàn quận.
2.3.2. Kết quả bồi dưỡng giáo viên âm nhạc tiểu học
Kết quả trao đổi với hiệu trưởng các trường tiểu học của Quận thời gian qua, đa số các ý kiến nhận định: Quá trình bồi dưỡng đã gi p giáo viên âm nhạc THnắm vững nội dung thuộc các lĩnh vực: chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kỹnăng. Áp dụng được những kiến thức, phương pháp sư phạm, lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện các nghiệp vụ quản lí, giáo dục học sinh trong dạy học môn học phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân. Hoạt động bồi dưỡng đã gi p cho GV âm nhạc TH có nhận thức đ ng đắn, yêu nghề, yêu học sinh và có trách nhiệm cao với công việc, tôn trọng pháp luật và quy định tại nơi làm việc ...Những kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy âm nhạc được bồi dưỡng sẽ gi p giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp theo quy định.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết, hoạt động rút kinh nghiệm của các trường TH cho thấy: hoạt động bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH còn bộc lộ
nhiều hạn chếnhư: hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức của giáo viên về tự học, tự rèn chuyên môn, nghiệp vụ dạy học âm nhạc chưa đi vào chiều sâu, thiếu sự quản lí thống nhất, chủ yếu mang tính tựphát, chưa có chế độ hỗ trợ, khuyến khích hiệu quả. Một số chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên âm nhạc TH thực hiện chậm và chưa thực sự công bằng cần được cải tiến. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của các nhà trường đang thiếu những nhân tố hạt nhân đó là những giáo viên có tâm huyết, có trình độ chuyên môn vững vàng về kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp
Đặc biệt, đa số các trường chưa thật quan tâm nhiều đến môn âm nhạc và
đội ngũ giáo viên âm nhạc do đó: hệ thống cơ sở vật chất âm nhạc còn hạn chế,
nghèo nàn chưa đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, kỹnăng giáo dục học sinh của môn học; Diện tích đất hiện có của nhiều trường hạn chế, đầu tư chưa thật cơ
bản, chưa có phòng chuyên môn; chưa có các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ
trợ trong dạy học môn âm nhạc.Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển số lượng và chất lượng giáo viên âm nhạc chưa đồng bộ do tồn tại từ những năm trước, và một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đổi mới chuyên môn, nghiệp vụ đã và đang tạo ra những hạn chế không nhỏ trong việc
đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà và nhu cầu giáo dục chất
lượng cao của học sinh và phụ huynh.
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dƣỡng giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực Biên, thành phố Hà Nội theo định hƣớng phát triển năng lực
2.4.1. Thực trạng quản lí việc xác định nhu cầu, nội dung, hình thức bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng