Để quản lí tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, cần thực hiện những biện pháp đã đề xuất đó là:
Biện pháp 1: Xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm
nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH
Biện pháp 4: Chú trọng khâu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực
Biện pháp 5. Huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả
của biện pháp này là yếu tố dẫn đến thành công cho các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy phải tiến hành các biện pháp trên một cách đồng thời. Mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Khi tiến hành biện pháp này sẽ có sự tương tác
với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này mang tính cấp thiết còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát...
Tuy vậy, biện pháp 1: “Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực” là biện pháp có tính định hướng, tiền đề cho các biện pháp còn lại. Vì chỉ khi CBQL (chủ thể) và
GV âm nhạc TH (khách thể) xác định đ ng về nội dung cụ thể, trách nhiệm, tầm
quan trọng của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thì hoạt động này mới được quan tâm một cách đầy đủ và thỏa đáng.
Biện pháp 2 là một trong những chức năng quản lí mà CBQL ở các cơ quan
quản lí giáo dục và nhà trường ở cấp học nào cũng phải thực hiện. Là hệ quả tất yếu của biện pháp 1 và là cơ sởđể thực hiện biện pháp 3.
Biện pháp 3 là biện pháp quan trọng. Trong thực tế, xác định phương thức bồi dưỡng góp phần quyết định cho chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng.
Biện pháp 4, 5 là một trong những điều kiện thực hiện và th c đẩy việc thực hiện các biện pháp kia.
Khi thực hiện các biện pháp đề xuất trong luận văn, tuỳ theo từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể có thể ưu tiên thực hiện biện pháp có mức độ cần thiết hơn
hoặc khảthi hơn. Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH
CTHND: Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù
hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo
định hướng phát triển năng lực.
XDKH: Nâng cao chất lượng xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm
nhạc TH.
ĐDHPT: Đa dạng hóa phương thức bồi
dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH
ĐGKQ: Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía
kết quả bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH.
XDNL: Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi
dưỡng cho GV âm nhạc TH.
CTHND
XDKH ĐDHPT
3.4. Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp
- Muốn thực hiện được các biện pháp trên cần phải tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các Vụ, Viện, các trường Sư phạm và các Sở, ban ngành liên quan để tạo thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên âm nhạc TH có hệ thống, đồng bộ, liên tục.
- Đổi mới công tác quản lí xây dựng cơ chế hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH:
+ Đổi mới phương thức học tập, bồi dưỡng: Giáo viên tự học là chính, tự
thấy nhu cầu phải học là cấp thiết, nếu không học thì không thể giảng dạy tốt. Do đó
giáo viên âm nhạc TH phải xây dựng ý thức tự học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở sách vở, học ở đồng nghiệp, học ở học sinh, học ở phụ huynh, học ở thông tin đại chúng
vv... Như Bác Hồđã từng dạy cán bộ, đảng viên: "Học ởnhà trường, học ở sách vở, học ở nhân dân".
+ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên: Trên tinh thần tự học là chính, cho nên cũng xây dựng cơ chế giáo viên tựđánh giá kết quả
học tập của mình là chính. Giáo viên sẽ đánh giá thông qua kết quả lên lớp, kết quả phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, kết quả giáo dục học sinh, qua sự đánh
giá của phòng GD&ĐT, của Lãnh đạo nhà trường, của đồng nghiệp, của học sinh, của phụ huynh HS,...
- Để đảm bảo sự công bằng trong việc đánh giá xếp loại giáo viên có tinh thần tự học, tự phấn đấu nhằm kích thích, động viên, tạo động lực th c đẩy về hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại GV âm nhạc TH thông qua một số các tiêu chí cụ thể:
+ Cần sát hạch mốc ban đầu vềtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
giáo viên âm nhạc TH.
+ Các đơn vị có kế hoạch cụ thể số lượng GV âm nhạc TH bồi dưỡng ở các loại hình.
+ Tính khả thi của kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên
+ Chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên âm nhạc TH có sự chuyển biến trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh so với mốc ban đầu hay không.
- Gắn việc sử dụng kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với việc bố trí sử dụng giáo viên âm nhạc TH.
+ Dùng kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để phân loại giáo viên: Giáo viên âm nhạc TH có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì có biện pháp động viên khuyên khích. Nếu giáo viên âm nhạc
trình độ chuyên môn yếu kém, nghiệp vụ tay nghề không vững vàng, lại không có tinh thần học tập, tu dưỡng thì kiên quyết không phân công đứng lớp, buộc phải chuyển công tác khác.
+ Sử dụng kết quả hoạt động bồi dưỡng là một trong các tiêu chí để xét danh hiệu thi đua cho mỗi cá nhân và đơn vị giáo dục trong từng học kỳvà năm học.
- Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Sau khi nghiên cứu lí luận, thực trạng của hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên âm nhạc tiểu học, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH, tôi đã trưng cầu ý kiến của 50 cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên Trường Tiểu học Gia Thụy về sự cần thiết, tính hợp lí và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Có 100% số phiếu trưng
cầu đều ghi đầy đủ ý kiến. Kết quả khảo sát đánh giá theo 3 mức độ:
- Tính cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm, ít cần thiết: 2 điểm, cần thiết: 3 điểm. Giá trị trung bình làX
- Tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm, ít khả thi: 2 điểm, khả thi: 3 điểm. Giá trị trung bình là Y
Tác giảđã xin ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, kết quả
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội
(Lấy ý kiến của 38 giáo viên trực tiếp giảng dạy và 12 cán bộ quản lí, chuyên viên
Phòng GD&ĐT)
STT Biện pháp
Số lƣợng ngƣời cho điểm Điểm
trung bình Thứ bậc KCT 1 điểm CT 2 điểm RCT 3 điểm
1 Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
0 18 32 2,64 4
2 Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội
ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
0 12 38 2,76 2
3 Đa dạng hóa phương thức bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH
0 3 47 2,94 1
4 Chú trọng khâu kiểm tra đánh
giá kết quả bồi dưỡng cho đội
ngũ GV âm nhạc TH theo định
hướng phát triển năng lực.
0 20 30 2,6 5
5 Xây dựng nguồn lực cho công tácbồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.
0 17 33 2,66 3
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đưa ra đều được đánh giá mức độ điểm đều cao hơn điểm trung bình. Điều này chứng tỏ tính cần thiết của các biện
pháp được đưa ra. Mức độ điểm giữa các biện pháp không có sự chênh lệch lớn. Biện pháp: “Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH” có điểm đánh giá mức độ cần thiết cao nhất với điểm đánh giá là 2,94 điểm,
thấp hơn biện pháp này là biện pháp: “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH” với số điểm được đánh giá là 2,76. Biện pháp: “Xây dựng nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH” đứng ở vị trí thứ 3. Đứng thứ 4 là biện pháp: “Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực. Biện pháp có điểm đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp: “ hối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình, xã hội” với số điểm đánh giá là 2,6.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi các biện phápquản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
(Lấy ý kiến của 38 giáo viên âm nhạc TH trực tiếp giảng dạy và 12 cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng GD&ĐT).
STT Biện pháp
Số lƣợng ngƣời
cho điểm Điểm
trung bình Thứ bậc KKT 1 điểm KT 2 điểm RKT 3 điểm
1 Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực
0 21 29 2,58 3
2 Nâng cao chất lượng xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH.
0 23 27 2,54 4
3 Đa dạng hóa phương thức bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.
0 10 40 2,8 1
4 Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía
kết quả bồi dưỡng cho đội ngũ
GV âm nhạc TH
0 24 26 2,52 5
5 Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm
nhạc TH
0 20 30 2,6 2
khá cao tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Điểm đánh giá cao nhất là biện
pháp: “Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH”với điểm đánh giá trung bình là 2,8. Thấp hơn là biện pháp: “Xây dựng nguồn lực cho công tácbồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH”. Đánh giá tính khả thi ở vị trí thứ 3 là biện pháp: “Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực”. Biện pháp: “Nâng cao chất
lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH” được đánh giá đứng ở vị trí thứ 4 và biện pháp có điểm đánh giá mức độ khả thi thấp nhất là biện
pháp: “Ch trọng khâu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH” với điểm trung bình là 2,52.
Kết quả cho thấy có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp có tính cần thiết thì đồng thời cũng là các
biện pháp khả thi. Áp dụng công thức tính hệ sốtương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi theo công thức:
r = 1 - ) 1 ( 6 2 2 N N D
Trong đó: r là hệ sốtương quan
D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh N là số các biện pháp quản lí đề xuất, N = 5
Quy ước: Nếu r>0 là tương quan thuận, nếu r<0 là tương quan nghịch, nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ, nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.
Đểtìm được hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng là tính cần thiết và tính khả thi, ta dựa vào thứ bậc của từng biện pháp giáo dục trong hai đại lượng tính cần thiết và tính khả thi. Gọi X là xếp hạng của các biện pháp theo tính cần thiết, Y là xếp hạng của các biện pháp theo tính khả thi.
Khi đó, giá trị =
Đểxác định hệ sốtương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội ta lập bảng tính như sau:
Bảng 3.3. Xác định hệ sốtương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạct TH quận
Long Biên, thành phố Hà Nội Biện pháp Điểm tính cần thiết Thứ bậc (X) Điểm tính khả thi Thứ bậc (Y)
Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu
giáo viên âm nhạc TH theo
định hướng phát triển năng lực
2,64 4 2,58 3
1
Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho
đội ngũ GV âm nhạc TH.
2,76 2 2,54 4
4
Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ GV
âm nhạc TH
2,94 1 2,8 1
0
Chú trọng khâu kiểm tra
đánh gía kết quả bồi dưỡng
cho đội ngũ GV âm nhạc TH
2,6 5 2,52 5
0
Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng cho đội
ngũ GV âm nhạc TH
2,66 3 2,6 2 1
Tổng: 6
Thay các giá trị vào công thức trên ta có: r = 1- = 0.7
Với hệ số tương quan r = 0,7 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.
Như vậy, các biện pháp đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.
Tiểu kết chƣơng 3
Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, là điều kiện quyết định để nhà trường có thể đứng vững, thắng lợi trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vì vậy, công tác bồi dưỡng và phát triển nhân sự cần phải thực hiện một cách có tổ
chức, có kế hoạch và luôn đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Việc đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là toàn bộ những hoạt động học tập
được tổ chức bởi nhà trường, Phòng GD, ngành giáo dục và các tổ chức khác…
Các hoạt động đó có thểđược cung cấp trong vài giờ, vài ngày, vài tháng, thậm trí tới vài năm, tùy thuộc vào mục tiêu học tập nhằm tạo ra sựthay đổi hành vi nghề
nghiệp theo hướng đi lên, nhằm nâng cao khả năng làm việc nghề nghiệp của họ theo hướng phát triển năng lực.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ởchương 1, chương 2, tác giảđề xuất 5