Quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người.
3.2.2.1. Mục tiêu
- Xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng người quản lí để thống nhất chỉđạo. - Điều tra, khảo sát để xác định được nhu cầu về nội dung và đối tượng cần
đào tạo bồi dưỡng.
- Từđiều tra, khảo sát trên, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, giúp cho mọi
đối tượng đều được tham gia bồi dưỡng. Lập kế hoạch còn gi p cho người quản lí không sót việc, chủ động trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
- Khắc phục được những hạn chế về mặt quản lí đã chỉra trong chương 2.
3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện
* Dự báo kế hoạch phát triển giáo dục:
Hàng năm, căn cứ dân số độ tuổi trên địa bàn phường, sựtăng dân số cơ học
để xây dựng kế hoạch phát triển GD về số lớp, số HS, số GV, cán bộvà cơ cấu nhân sự các tổ chức trong nhà trường. Trên cơ sở nắm bắt số học sinh và nhu cầu giáo viên âm nhạc TH trong các nhà trường. hòng GD hướng dẫn BGH các trường tiểu học lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH khắc phục tình trạng thừa thiếu GV âm nhạc ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận. Dự báo phát triển đội ngũ GV âm nhạc TH là căn cứ quan trọng để các nhà trường xây dựng kế hoạch gửi về phòng GD về quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH
theo định hướng phát triển năng lực.
* Tổ chức rà soát, đánh giá xếp phân loại GV âm nhạc TH:
Đây là công việc cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động bồi
dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng nhu cầu, khảnăng, trình độ của GV âm nhạc TH đồng thời giúp Ban giám hiệu lựa chọn chính xác đội
ngũ GV âm nhạc cốt cán có đủ phẩm chất, năng lực- nhân tố chủđạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Công tác này được tiến hành thường xuyên trong
các nhà trường sẽ tiến hành tự đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó cán bộ
quản lí nắm bắt được các điểm mạnh điểm yếu của từng GV âm nhạc TH và nhu cầu cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả.
* Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:
Chủ động xây dựng nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.
Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội đạt hiệu quả chất lượng tốt, tránh được lãng phí, trước hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả về số lượng và chất lượng (trình độ chuyên môn, nhu cầu môn học...). Như những việc
điều tra ởchương 2 đã nêu ra.
Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng bắt đầu từng GV âm nhạc và toàn bộ GV của trường. Những thông tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:
- Nội dung đào tạo bồi dưỡng - Đối tượng đào tạo bồi dưỡng - Trình độđào tạo bồi dưỡng - Thời gian thực hiện
- Phạm vi thực hiện…
* Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:
Công tác kế hoạch hoá là một công tác quan trọng của mỗi cấp quản lí giáo dục. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hoá bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực của nhà trường việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lí phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.
Đề ra được phương án bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc phù hợp và sát thực với cơ sở thì các cấp quản lí giáo dục phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và sát thực. Có kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Kế hoạch sẽđược triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải
Xây dựng kế hoạch tổng thể phải dựa trên cơ sở: - Kế hoạch bồi dưỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Kế hoạch bồi dưỡng của Sở giáo dục và Đào tạo.
- hương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Điều kiện thực tế của quận Long Biên, các trường tiểu học, của địa phương (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khảnăng, hứng th ), cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên âm nhạc TH và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm
học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên đểxác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.
Trong kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phải thể hiện các nội dung về
phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ GV âm nhạc TH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng
theo định hướng phát triển năng lực.
Kế hoạch BD đội ngũ phải đảm bảo các nội dung: - Mục tiêu
- Chỉ tiêu
- Biện pháp thực hiện
- Điều kiện (các nguồn lực) thực hiện - Thời gian thực hiện, v.v...
Trong chu trình quản lí, kế hoạch hoá là giai đoạn đầu quan trọng nhất, vì thế
cán bộ quản lí phải nhận thức được tầm quan trọng và nắm bắt được thông tin
làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội và ngoại lực, tìm
phương pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu. Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cần phải thấy hết các yếu tố phức hợp và tương tác, đánh giá đ ng vị trí và tầm quan trọng của từng cá thể đơn lẻ, của từng bộ phận.
Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc giúp cho cán bộ quản lí chủđộng về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt động
của các nhà trường tiểu học, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt
được và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc tiểu học.
Thực tế xuất phát điểm của công tác bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH chính từ kế hoạch phát triển giáo dục. Thực chất bồi dưỡng giáo viên là một bộ
phận góp phần làm cho giáo dục phát triển. Khi kế hoạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn được định hình thì định hướng và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tuân thủ theo.
Sau khi nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về sốlượng và chất lượng, nhà
trường xây dựng kế hoạch báo cáo hòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH (đây cũng là một nội dung nằm trong đề
án quy hoạch phát triển giáo dục của quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ năm 2015 định hướng năm 2020) đó là: Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hoá và trên chuẩn về chất lượng, đồng bộ vềcơ cấu:
- Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng chuẩn giáo viên cao cấp (theo chương
trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Số giáo viên âm nhạc TH cần bồi dưỡng để nâng trình độ trên chuẩn.
- Số GV âm nhạc TH cần bồi dưỡng để tiếp tục thực hiện thay sách giáo khoa mới.
- Số giáo viên âm nhạc TH bồi dưỡng về nghiệp vụ tay nghề...
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Báo cáo hòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân quận về kế hoạch bồi dưỡng để xin hỗ trợ các điều kiện (kinh phí, thời gian, báo cáo viên); phối hợp
các trường TH toàn quận tổ chức bồi dưỡng hoặc mời giảng viên, báo cáo viên... Chuẩn bị các điều kiện, các phương tiện cho bồi dưỡng: Địa điểm tổ chức, mua sắm tài liệu, thiết bị, đồ dùng, máy tính, máy chiếu; Hợp đồng giảng viên, GV
hướng dẫn; Kinh phí; Sắp xếp thời gian để thực hành bồi dưỡng…
Thực hiện xã hội hoá GD, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trường,
trong trường, cá nhân người học hỗ trợ, gi p đỡ vật chất, tài chính cho công tác đào