Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích ABC

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 44 - 48)

Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

STT Hạng Giá trị sử dụng Số khoản mục GT (triệu đồng) TL (%) SL TL (%) 1 A 2.186,7 79,7 35 16,8 2 B 418,5 15,3 46 22,1 3 C 137,9 5,0 127 61,1 Tổng cộng: 2.743,1 100,0 208 100,0 Nhận xét:

Số liệu trong bảng cho thấy thuốc hạng A là nhóm có chi phí sử dụng nhiều nhất chiếm 79,7% về giá trị sử dụng và chiếm 16,8% về số khoản mục. Thuốc hạng B là nhóm có phi phí chiếm 15,3% về giá trị sử dụng và chiếm và 22,1% về số khoản mục. Thuốc hạng C là nhóm có chi phí chiếm 5,0% về giá trị sử dụng và chiếm 61,1% về số khoản mục.

Theo khuyến cáo của thông tư 21 thì danh mục phân tích ABC của Trung tâm chưa hợp lý, đặc biệt là nhóm thuốc hạng B, quy định số khoản mục nhóm này chiếm 10-20% nhưng trong kết quả phân tích lại chiếm tỷ lệ cao hơn với 22,1%.

Để tìm hiểu sự chưa hợp lý về số khoản mục của các thuốc hạng B theo quy định tại Thông tư 21 cần thiết phân tích cơ cấu thuốc hạng B theo nhóm tác dụng dược lý để từ do tìm ra giải pháp nhằm làm giảm số khoản mục các thuốc hạng B.

36

Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc hạng B theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm tác dụng dược lý Giá trị sử dụng Số khoản mục GT (triệu đồng) (%) TL SL TL (%) 1

Thuốc hạ sốt, giảm đau; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

61,4 14,7 6 13,0

2 Thuốc đường tiêu hóa 56,2 13,4 6 13,0

3 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 48,6 11,6 6 13,0

4 Khoáng chất và vitamin 35,5 8,5 4 8,7

5 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 35,0 8,4 3 6,5

6 Thuốc tim mạch 27,4 6,6 3 6,5

7 Hocmon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 26,5 6,3 2 4,3

8

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

22,9 5,5 3 6,5 9 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải

độc, tiêu ban, lợi thủy 21,0 5,0 2 4,3

10 Thuốc tác dụng đối với máu 20,5 4,9 2 4,3 11 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm

máu sau đẻ và chống đẻ non 13,9 3,3 1 2,2 12 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 13,1 3,1 2 4,3 13 Thuốc tác dụng trên đường hô

hấp 11,9 2,8 2 4,3

14

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

8,0 1,9 1 2,2

15 Nhóm thuốc giải biểu 7,0 1,7 1 2,2

16 Thuốc giải độc và các thuốc

dùng trong trường hợp ngộ độc 5,4 1,3 1 2,2 17 Huyết thanh và globulin miễn

dịch 4,2 1,0 1 2,2

37 Nhận xét:

Theo kết quả nghiên cứu thì trong cơ cấu thuốc hạng B nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm giá trị sử dụng cao nhất với 61,4%, đứng thứ hai là nhóm thuốc đường tiêu hóa với 56,2%, đứng thứ ba là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 48,6%. Về số khoản mục cả ba nhóm này đều chiếm tỷ lệ 13,0%.

Do cơ cấu nhóm thuốc hạ sốt giảm đau; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm tác dụng dược lý của thuốc hạng B nên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn bằng cách phân tích cơ cấu các thuốc hạ sốt giảm đau; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp.

Bảng 3.15. Cơ cấu các thuốc hạ sốt, giảm đau; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

ST

T Tên thuốc Tên hoạt chất Hàm lượng Đơn vị tính Đơn giá Số lượng sử dụng Giá trị (triệu đồng) 1 hapacol 150 paracetamol (acetaminophen) 150mg Gói 1.050 15.856 16,6 2 partamol tab paracetamol

(acetaminophen) 500mg Viên 470 24.981 11,7 3 statripsine alpha

chymotrypsin 4,2mg Viên 1.300 8.338 10,8 4 vorifend fote glucosamin 500mg Viên 1.400 6.640 9,3 5 mypara 500 paracetamol

(acetaminophen) 500mg Viên 290 27.135 7,9 6 keflafen 75 ketoprofen 75mg Viên 924 5.452 5,0

38

Theo kết quả nghiên cứu thuốc hapacol 150 có giá trị sử dụng nhiều nhất với 16,6 triệu đồng, đứng thứ hai là thuốc partamol tab với 11,7 triệu đồng. Về số lượng, thuốc có số lượng sử dụng nhiều nhất là mypara 500 với 27.135 viên, giá trị sử dụng 7,9% triệu đồng. hapacol 150 có giá thành cao nên chiếm giá trị sử dụng cao hơn mặc dù số lượng sử dụng ít hơn partamol tab và mypara. Partamol tab và mypara có cùng hoạt chất là paracetamol và có hàm lượng 500mg nên xem xét, lựa chọn, loại bỏ bớt số khoản mục để giảm chi phí sử dụng của thuốc hạng B.

Theo phân tích thuốc hạng A chiếm chi phí sử dụng cao nhất. Để giảm bớt chi phí sử dụng cần thiết phân tích nhóm điều trị các thuốc hạng A. Kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm tác dụng dược lý Giá trị sử dụng Số khoản mục GT (triệu đồng) TL (%) SL TL (%)

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống

nhiễm khuẩn 1.420,5 65,0 14 6,7

2 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng

tâm 290,4 13,3 4 1,9

3

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

124,7 5,7 4 1,9

4 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ

thống nội tiết 87,7 4,0 4 1,9

5 Thuốc đường tiêu hóa 79,2 3,6 3 1,4

6 Thuốc tim mạch 68,5 3,1 1 0,5

7 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu

thực, bình vị, kiện tì 29,0 1,3 1 0,5

8 Khoáng chất và vitamin 25,7 1,2 1 0,5

9

Thuốc hạ sốt, giảm đau; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

21,6 1,0 1 0,5

10 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 20,4 0,9 1 0,5 11 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu

ban, lợi thủy 18,9 0,9 1 0,5

39 Nhận xét:

Qua số liệu trên cho thấy cơ cấu thuốc hạng A có 11 nhóm tác dụng dược lý với tổng giá trị sử dụng 2.186,7 triệu đồng. Trong đó nhóm tác dụng dược lý chiếm giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với giá trị sử dụng 1.420,5 triệu đồng chiếm 65,0%, đứng thứ hai là nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm an thần với giá trị sử dụng 290,4 triệu đồng chiếm 13,3%. đứng thứ ba về giá trị sử dụng là nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác với 124,7 triệu đồng chiếm 5,7%.

Ngân sách nhà nước chủ yếu được chi trả cho các thuốc tại Trung tâm là các thuốc hạng A, chi phí đã chi trả nhiều nhất cho các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần, nhóm Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác. Trong các nhóm này việc chi trả chi phí cho nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần là thực sự không cần thiết, chưa hợp lý.

Để xác định việc ưu tiên cho hoạt động mua sắm, tồn trữ thuốc trong Trung tâm chúng tôi tiếp tục phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích VEN.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)