Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích ABC

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 58 - 61)

Thông thường theo phân tích ABC, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và hạng C chiếm 60 - 80% [6].

Theo kết quả nghiên cứu sản phẩm hạng A chiếm 16,8%. Hạng B chiếm 22,1%. Còn hạng C chiếm 61,1%.

Theo khuyến cáo của thông tư 21 cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích ABC của Trung tâm chưa hợp lý, đặc biệt là sản phẩm hạnh B, quy định số khoản mục nhóm này chiếm 10 - 20% nhưng theo kết quả phân tích lại chiếm tỷ

50

lệ cao hơn với 22,1%. Đi sâu phân tích các thuốc hạng B theo nhóm tác dụng dược lý thì nhóm có giá trị sử dụng lớn nhất là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm 14,7% về giá trị sử dụng với 6 khoản mục. Trong 6 khoản mục có 3 thuốc có hoạt chất là paracetamol. Khoản mục paracetamol có hàm lượng 150mg có giá thành cao nên chiếm giá trị sử dụng cao nhất với 16,6 triệu đồng. Hai khoản mục còn lại đều là paracetamol dạng viên có hàm lượng 500mg. Trong đó mypara 500 có số lượng sử dụng nhiều nhất (27.135 viên) nhưng giá trị sử dụng chỉ có 7,9 triệu đồng. Còn partamol tab có số lượng sử dụng ít hơn (24.981 viên) lại có giá trị sử dụng cao hơn với 11,7 triệu đồng. Qua đây cần phải xem xét để giảm số khoản mục và giảm chi phí sử dụng các thuốc hạng B.

Về cơ cấu thuốc hạng A có 11 nhóm tác dụng dược lý với tổng giá trị sử dụng 2.186,7 triệu đồng. Trong đó nhóm tác dụng dược lý chiếm giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với giá trị sử dụng 1.420,5 triệu đồng chiếm 65,0%. So sánh tỷ lệ chi phí tiêu tốn cho thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn của nhóm này tại Trung tâm y cao hơn bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh năm 2015 với 14 khoản mục chiếm 29,17% và chiếm 34,79% về giá trị sử dụng [25]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên năm 2016 nhóm này có 24 khoản mục chiếm 47,06% và chiếm 48,35% về giá trị sử dụng [14].

Ngân sách nhà nước chủ yếu được chi trả cho các thuốc tại Trung tâm là các thuốc Hạng A, chi phí đã chi trả nhiều nhất cho các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng; nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần; nhóm Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác. Điều này cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn đang là gánh nặng, đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý,

51

giám sát chống nhiễm khuẩn để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cường hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.

Trong các nhóm này việc chi trả chi phí cho nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần là thực sự không cần thiết, chưa hợp lý cần xem loại bỏ ra khỏi danh mục để giảm bớt chi phí sử dụng.

4.2.2. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích VEN

Năm 2019, kể cả những năm trước đó Hội đồng thuốc và điều trị của của trung tâm chưa có đề tài tiến hành phân tích VEN và chưa thực hiện phân tích VEN trước khi lựa chọn thuốc đưa vào danh mục. Trong đề tài này để xác định rõ hơn về cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm chúng tôi tiến hành phân tích VEN. Nên kết quả phân tích VEN chỉ mang tính chất chủ quan của người thực hiện đề tài, phân tích xem cơ cấu thuốc sống còn (V), các thuốc thiết yếu (E) và các thuốc không thiết yếu (N) có hợp lý hay không.

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhóm chiếm giá trị sử dụng lớn nhất là các thuốc nhóm E với 76,0%, tiếp đến là nhóm N với 18,8% và cuối cùng là nhóm V với 5,2%.

Nhóm N là nhóm không cần thiết mà chiếm giá trị sử dụng đứng thứ 2 là không hợp lý. So sánh thấy tỷ lệ giá trị thuốc nhóm N trong nghiên cứu của Trung tâm thấp hơn so với kết quả của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc – Tỉnh Thanh Hóa năm 2015 (39,35%) [20], cao hơn kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh (9,49%) [25], cao hơn trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên (6,7%) [18]. Nhóm N này chủ yếu là thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và một khoản mục của khoáng chất và vitamin. Việc sử dụng nhóm thuốc không thiết yếu với tỷ trọng như vậy đã góp phần gây ra tình trạng lãng phí trong điều trị, Trung tâm cần tiếp tục duy trì và cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa những nhóm thuốc trên, tránh sử dụng các thuốc có giá thành cao làm tăng chi phí không cần

52

thiết, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, ngân sách hiện có, phù hợp với sự chi trả của Bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)