Cơ cấu các thuốc sử dụng chưa hợp lý

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 56)

4.1.2.1. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2019 trung tâm đã ưu tiên lựa chọn những mặt hàng sản xuất trong nước theo đề án của Chính phủ phát động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm cho thấy tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm 73,6% về số khoản mục và 72,7% về giá trị sử dụng. Thuốc nhập khẩu chiếm 26,4% về số khoản mục và 27,3% về giá trị sử dụng. So sánh với

48

quy định sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu thì cơ cấu sử dụng của Trung tâm chưa hợp lý vì tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước chưa đạt 75% và tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu lại cao hơn 25%.

Tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc Nghệ An năm 2016 tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm 56,1% về số khoản mục và 51,4% về giá trị sử dụng. Thuốc nhập khẩu chiếm 43,9% về số khoản mục và 48,6% về giá trị sử dụng [19]. Tại Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2018 thuốc sản xuất trong nước chiếm 71,4% về số khoản mục và giá trị sử dụng, thuốc nhập khẩu chiếm 28,6% về số khoản mục và giá trị sử dụng [1].

So sánh với số liệu trên cho thấy tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước của Trung tâm cao hơn ở bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc Nghệ An và Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Về tỷ lệ thuốc nhập khẩu thì Trung tâm có tỷ lệ sử dụng thấp hơn bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc Nghệ An và Trung tâm y tế huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước đã được Trung tâm chú trọng, xem xét, lựa chọn. Nhưng để tiết kiệm chi phí dành cho thuốc, giảm thiểu được giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân hơn nữa, trong các năm tiếp theo Trung tâm cần tiếp tục xem xét, lựa chọn, ưu tiên sử dụng các thuốc sản xuất trong nước thay cho các thuốc nhập khẩu.

Từ kết quả nghiên cứu về thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu, đi sâu phân tích các thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tư 03 tại Trung tâm có 20 khoản mục thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tư 03. Với 20 khoản mục thuốc nhập khẩu này cần được thay thế bằng 20 hoạt chất có trong Thông tư 03 [11].

4.1.2.2. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo đường dùng

Theo kết quả cho thấy cơ cấu thuốc sử dụng theo đường tiêm truyền tại trung tâm có 75 khoản mục chiếm 36,1% và chiếm 51,0% về giá trị sử dụng,

49

thuốc sử dụng theo đường uống có số khoản mục nhiều hơn với 121 khoản mục chiếm 58,2% nhưng giá trị dụng lại thấp hơn đường tiêm với 47,6%. Các dạng đường dùng khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 5,8% về số khoản mục và 1,4% về giá trị sử dụng; So sánh với một số kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Trung tâm y tế huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên thuốc sử dụng theo đường tiêm có 65 khoản mục chiếm 28,9% và chiếm 43,9% về giá trị sử dụng, thuốc sử dụng theo đường uống có 139 khoản mục chiếm 61,8% và chiếm 54,4% về giá trị sử dụng. Đường dùng khác chiếm 9,3% về số khoản mục và 1,7% về giá trị sử dụng [2]. Tại trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên năm 2016 thuốc sử dụng theo đường tiêm có 44 khoản mục chiếm 23,4% và chiếm 29,5% về giá trị sử dụng, thuốc sử dụng theo đường uống có 126 khoản mục chiếm 67,0% và chiếm 69,8% về giá trị sử dụng [18].

Từ số liệu theo kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị sử dụng theo đường tiêm của Trung tâm y tế thị xã Mường Lay cao hơn so với các đơn vị khác. Trung tâm cần điều chỉnh để sử dụng cho hợp lý, chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế [6].

4.2. Về phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại Trung tâm năm 2019 bằng phương pháp ABC/VEN bằng phương pháp ABC/VEN

4.2.1. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích ABC

Thông thường theo phân tích ABC, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và hạng C chiếm 60 - 80% [6].

Theo kết quả nghiên cứu sản phẩm hạng A chiếm 16,8%. Hạng B chiếm 22,1%. Còn hạng C chiếm 61,1%.

Theo khuyến cáo của thông tư 21 cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích ABC của Trung tâm chưa hợp lý, đặc biệt là sản phẩm hạnh B, quy định số khoản mục nhóm này chiếm 10 - 20% nhưng theo kết quả phân tích lại chiếm tỷ

50

lệ cao hơn với 22,1%. Đi sâu phân tích các thuốc hạng B theo nhóm tác dụng dược lý thì nhóm có giá trị sử dụng lớn nhất là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm 14,7% về giá trị sử dụng với 6 khoản mục. Trong 6 khoản mục có 3 thuốc có hoạt chất là paracetamol. Khoản mục paracetamol có hàm lượng 150mg có giá thành cao nên chiếm giá trị sử dụng cao nhất với 16,6 triệu đồng. Hai khoản mục còn lại đều là paracetamol dạng viên có hàm lượng 500mg. Trong đó mypara 500 có số lượng sử dụng nhiều nhất (27.135 viên) nhưng giá trị sử dụng chỉ có 7,9 triệu đồng. Còn partamol tab có số lượng sử dụng ít hơn (24.981 viên) lại có giá trị sử dụng cao hơn với 11,7 triệu đồng. Qua đây cần phải xem xét để giảm số khoản mục và giảm chi phí sử dụng các thuốc hạng B.

Về cơ cấu thuốc hạng A có 11 nhóm tác dụng dược lý với tổng giá trị sử dụng 2.186,7 triệu đồng. Trong đó nhóm tác dụng dược lý chiếm giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với giá trị sử dụng 1.420,5 triệu đồng chiếm 65,0%. So sánh tỷ lệ chi phí tiêu tốn cho thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn của nhóm này tại Trung tâm y cao hơn bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh năm 2015 với 14 khoản mục chiếm 29,17% và chiếm 34,79% về giá trị sử dụng [25]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên năm 2016 nhóm này có 24 khoản mục chiếm 47,06% và chiếm 48,35% về giá trị sử dụng [14].

Ngân sách nhà nước chủ yếu được chi trả cho các thuốc tại Trung tâm là các thuốc Hạng A, chi phí đã chi trả nhiều nhất cho các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng; nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần; nhóm Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác. Điều này cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn đang là gánh nặng, đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp tăng cường công tác quản lý,

51

giám sát chống nhiễm khuẩn để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cường hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.

Trong các nhóm này việc chi trả chi phí cho nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần là thực sự không cần thiết, chưa hợp lý cần xem loại bỏ ra khỏi danh mục để giảm bớt chi phí sử dụng.

4.2.2. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích VEN

Năm 2019, kể cả những năm trước đó Hội đồng thuốc và điều trị của của trung tâm chưa có đề tài tiến hành phân tích VEN và chưa thực hiện phân tích VEN trước khi lựa chọn thuốc đưa vào danh mục. Trong đề tài này để xác định rõ hơn về cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm chúng tôi tiến hành phân tích VEN. Nên kết quả phân tích VEN chỉ mang tính chất chủ quan của người thực hiện đề tài, phân tích xem cơ cấu thuốc sống còn (V), các thuốc thiết yếu (E) và các thuốc không thiết yếu (N) có hợp lý hay không.

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhóm chiếm giá trị sử dụng lớn nhất là các thuốc nhóm E với 76,0%, tiếp đến là nhóm N với 18,8% và cuối cùng là nhóm V với 5,2%.

Nhóm N là nhóm không cần thiết mà chiếm giá trị sử dụng đứng thứ 2 là không hợp lý. So sánh thấy tỷ lệ giá trị thuốc nhóm N trong nghiên cứu của Trung tâm thấp hơn so với kết quả của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc – Tỉnh Thanh Hóa năm 2015 (39,35%) [20], cao hơn kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh (9,49%) [25], cao hơn trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên (6,7%) [18]. Nhóm N này chủ yếu là thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và một khoản mục của khoáng chất và vitamin. Việc sử dụng nhóm thuốc không thiết yếu với tỷ trọng như vậy đã góp phần gây ra tình trạng lãng phí trong điều trị, Trung tâm cần tiếp tục duy trì và cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa những nhóm thuốc trên, tránh sử dụng các thuốc có giá thành cao làm tăng chi phí không cần

52

thiết, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, ngân sách hiện có, phù hợp với sự chi trả của Bảo hiểm y tế.

4.2.3. Cơ cấu thuốc đã sử dụng theo phân tích ABC/VEN

Trong phân tích ma trận nhóm AN có 8 khoản mục chiếm 14,0% về giá trị sử dụng. Nhóm AN này tập trung chủ yếu ở nhóm thuốc định chí, dưỡng tâm, an thần cụ thể như: Cerecaps, hoạt huyết trường phúc, hoạt huyết thephaco…Các thuốc này là những thuốc Trung tâm nên cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí.

So sánh với một số kết quả nghiên cứu thì chi phí sử dụng cho nhóm AN của trung tâm có tỷ lệ 14,0% cao hơn kết quả nghiên cứu của Trung tâm y tế huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình năm 2018 với 13,3% [1], tại Trung tâm y tế huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên năm 2018 là 7,3% [2]. Các nhóm thuốc AN của các Trung tâm khác chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc từ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

Đây là nhóm thuốc không cần thiết nên Trung tâm cũng cần quan tâm, hạn chế sử dụng để tiết kiệm nguồn ngân sách cho Trung tâm trong những năm tiếp theo.

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

Do thời gian hoàn thành đề tài có hạn, nghiên cứu mới chỉ sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu để đánh giá hoạt động sử dụng thuốc. Cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu định tính để có thể giải thích được sâu hơn về hoạt động sử dụng thuốc.

53

KẾT LUẬN

Năm 2019 cơ cấu danh mục thuốc sử dụng đã khá hợp lý như

Cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm gồm 208 khoản mục với tổng giá trị sử dụng 2.743,1 triệu đồng và được phân bổ vào 21 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó thuốc hóa dược với 192 khoản mục có 14 nhóm tác dụng dược lý theo TT30, thuốc đông y thuốc từ dược liệu với 16 khoản mục có 7 nhóm tác dụng dược lý theo TT05. Thuốc sử dụng tương đối đầy đủ và đáp ứng nhu cầu điều trị chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại thị xã và các vùng lân cận.

Trong cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,6% về số khoản mục và 54,6% về giá trị sử dụng. Nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này là kháng sinh nhóm beta-lactam với 46,8% về số khoản mục và 94,9% về giá trị sử dụng. Thuốc nhóm beta-lactam có giá trị sử dụng nhiều nhất là ceftazidim với 9,1% về số khoản mục và 28,8% về giá trị sử dụng.

Cơ cấu thuốc hóa dược đã được sử dụng chủ yếu là thuốc generic chiếm 99,5% về số khoản mục và 99,9% về giá trị sử dụng. Thuốc biệt dược gốc chỉ có 1 khoản mục chiếm 0,1% về giá trị sử dụng. Tất cả các thuốc này đều có trong Danh mục thuốc tại Thông tư 30.

Thuốc đơn thành phần chiếm 84,9% về số khoản mục và 89,2% về giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần chỉ chiếm lượng nhỏ với 15,1% về số khoản mục và 10,8% về giá trị sử dụng.

Qua nghiên cứu, ngoài những cơ cấu danh mục thuốc hợp lý còn có một số cơ cấu sử dụng thuốc chưa hợp lý như sau:

Thuốc sản xuất trong nước có 153 khoản mục chiếm 73,6% về số khoản mục và 72,7% về giá tri sử dụng. Thuốc nhập khẩu có 55 khoản mục chiếm 26,4% về số khoản mục và 27,5% giá trị sử dụng. Trong cơ cấu thuốc

54

nhập khẩu theo TT03 có 20 hoạt chất có trong danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

Theo đường dùng thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc theo đường uống với 121 khoản mục chiếm 58,2% về giá trị sử dụng. Thuốc tiêm có số khoản mục ít hơn nhưng lại có giá trị sử dụng cao hơn với 75 khoản mục chiếm 51,0% về giá trị sử dụng.

Trong phân tích ABC thuốc hạng A có giá trị sử dụng nhiều nhất chiếm 79,7% và chiếm 16,8% về số khoản mục. Thuốc hạng B chiếm 15,3% về giá trị sử dụng và chiếm 22,1% về số khoản mục. Thuốc hạng C có giá trị sử dụng ít nhất với 5,0% và chiếm số khoản mục nhiều nhất với 61,1%.

Thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý được sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 64,0% về giá trị sử dụng và 6,7% về số khoản mục.

Thuốc hạng B được sử dụng nhiều nhất là các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp với 6 khoản mục chiếm 14,7% về giá trị sử dụng. 6 khoản mục này thuốc được sử dụng nhiều nhất là các thuốc có hoạt chất paracetamol.

Trong phân tích VEN thuốc nhóm E chiếm giá trị sử dụng và số khoản mục cao nhất với 76,0% và 66,8%. Nhóm thuốc V là nhóm thuốc tối cần chỉ chiếm 5,2% về giá trị sử dụng và 18,3% về số khoản mục. Nhóm thuốc N là nhóm không cần thiết thì chiếm 18,8% về giá trị sử dụng và 14,9% về số khoản mục. Trong phân tích ma trận ABC/VEN nhóm thuốc không cần thiết AN có 8 khoản mục với tổng giá trị sử dụng 384,4 triệu đồng chiếm 14,0%. Các thuốc sử dụng trong nhóm này là chủ yếu là các thuốc hỗ trợ như cerecaps, hoạt huyết trường phúc, hoạt huyết thông mạch K/H, hoạt huyết thephaco…

55

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Từ những vấn đề bất cập qua kết quả nghiên cứu trên tôi xin đề xuất, kiến nghị như sau:

Về thuốc nhập khẩu có 20 hoạt chất có trong Thông tư 03 đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp. Đề nghị Hội đồng thuốc và điều trị khi xây dựng kế hoạch cho năm tới thay thế 20 hoạt chất thuốc nhập khẩu này bằng 20 hoạt chất có trong Thông tư 03.

Về cơ cấu thuốc đường tiêm có số khoản mục ít hơn đường uống nhưng lại có giá trị sử dụng cao hơn với 75 khoản mục chiếm 51,0% về giá trị sử dụng. Đề nghị Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng phác đồ điều trị, xây dựng các quy định sử dụng thuốc đường tiêm, chỉ sử dụng thuốc đường tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm. Ưu tiên sử dụng đường uống với các thuốc có khả năng hấp thu như nhau cả về đường tiêm và đường uống như: Ciprofloxacin, Metronidazol…

Về cơ cấu phân tích ABC sản phẩm hạng B chiếm 22,1% cao hơn so với quy định tại TT21 là sản phẩm hạng B chỉ chiếm 10-20%. Để điều chỉnh tỷ lệ này đề nghị hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn các thuốc có giá thành thấp để giảm chi phí sử dụng của thuốc nhóm B.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế thị xã mường lay tỉnh điện biên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)