Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất với 47 khoản mục chiếm 22,6%, giá trị sử dụng chiếm 1.497,0 triệu đồng chiếm 54,6%. Theo kết quả phân tích riêng nhóm này cho thấy nhóm beta-lactam là nhóm được sử dụng nhiều nhất với 22 khoản mục chiếm 46,8% và chiếm 94,9% về giá trị sử dụng, giá trị sử dụng tương đối lớn so với tổng giá trị sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Trong 22 khoản mục thuốc kháng sinh nhóm beta-
45
lactam thì thuốc Ceftazidim có giá trị sử dụng với 408,8 triệu chiếm 28,8%. So sánh với các nghiên cứu tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn của trung tâm cao hơn giá trị sử dụng ở một số tỉnh thành phố. Tại trung tâm y tế Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An năm 2015 có 18 khoản mục chiếm 28,6% về số khoản mục và 82,1% về giá trị sử dụng [26], tại bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016 nhóm thuốc này có 44 khoản mục chiếm 62,86% và chiếm 91,06% về giá trị sử dụng [14], tại bệnh viện đa khoa khu vực La Gi tỉnh Bình Thuận năm 2017 nhóm thuốc này có 28 khoản mục chiếm 46,67% và 83,8% về giá trị sử dụng [15].
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện do Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nóng, ẩm, mô hình bệnh tật tại nước ta nói chung và các bệnh viện nói riêng chiếm tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn cần sử dụng trong nhiều trường hợp khác như bệnh về đường hô hấp, dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật, tai nạn thương tích…Tuy nhiên, cũng cần xem xét thêm tình trạng lạm dụng kháng sinh. Theo tình hình thực tế tại các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến huyện hiện tại chưa có đủ chi phí, trang thiết bị máy móc và nhân lực để làm kháng sinh đồ nên việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thói quen điều trị của các bác sĩ, còn thiếu các hướng dẫn và quy định chặt chẽ cho việc sử dụng kháng sinh. Điều này cũng là nguy cơ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh trong các bệnh viện.
4.1.1.4. Cơ cấu thuốc hóa dược đã sử dụng theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Bên cạnh sự lựa chọn thuốc nội hay thuốc ngoại thì lựa chọn thuốc biệt dược gốc hay thuốc generic cũng là một vấn đề cần quan tâm. TT21/2013/TT- BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thế [8]. Thuốc
46
biệt dược gốc thường có giá thành đắt hơn các thuốc generic trong khi đó thuốc generic cũng có đầy đủ các số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Tại trung tâm y tế thị xã Mường Lay cơ cấu thuốc sử dụng chủ yếu là các thuốc generic với 191 khoản mục chiếm 99,5%, và chiếm 99,9% về giá trị sử dụng. Thuốc biệt dược gốc chỉ có 1 khoản mục chiếm 0,5% và chiếm 0,1% về giá trị sử dụng. So sánh với quy định về tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc thì hoàn toàn hợp lý vì đối với bệnh viện hạng 3 trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở khám chữa bệnh tương đương tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc không quá 4% so với tổng chi phí sử dụng thuốc [12].
So sánh với kết quả nghiên cứu ở một số bệnh viện thì cơ cấu sử dụng thuốc generic của Trung tâm chiếm tỷ lệ cao hơn còn thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tại bệnh viện đa khoa Sơn Tây – Thành phố Hà Nội năm 2018 thuốc generic chiếm 90,1% về số khoản mục và 90.34% về giá trị sử dụng, thuốc biệt dược gốc chiếm 9,9% về số khoản mục và 9,6% về giá trị sử dụng [28]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội thuốc generic chiếm 90,0% về số khoản mục và 88,5% về giá trị sử dụng, thuốc biệt dược gốc chiếm 10,0% về số khoản mục và 11,5% về giá trị sử dụng [24]. Tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La năm 2018 thuốc Generic chiếm 96,63% về số khoản mục và 96,77% về giá trị sử dụng, thuốc biệt dược gốc chiếm 3,37% về số khoản mục và 3,23% về giá trị sử dụng [16]. Qua đây cho thấy trung tâm đã tập trung vào việc lựa chọn và sử dụng thuốc generic thay cho thuốc biệt dược gốc.
4.1.1.5. Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn tiện dụng so với thuốc dạng đơn chất. Trong cơ cấu thuốc sử dụng tại Trung tâm thuốc đơn thành phần
47
chiếm tỷ lệ cao cả về số khoản mục cũng như giá trị sử dụng với 84,9% và 89,2%. Thuốc đa thành phần chiếm 15,1% về số khoản mục và 10,8% về giá trị sử dụng.
So sánh với một số kết quả nghiên cứu thì có kết quả tương đồng. Tại trung tâm y tế Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An năm 2015 thuốc đơn thành phần chiếm 81,4% về số khoản mục và chiếm 68,8% về giá tri sử dụng, thuốc đa thành phần chiếm 18,6% về số khoản mục và chiếm 31,2% về giá trị sử dụng [26]. Tại trung tâm y tế huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên năm 2018 thuốc đơn thành phần chiếm 73,3% về số khoản mục và chiếm 83,9% về giá trị sử dụng, thuốc đa thành phần chiếm 26,7% về số khoản mục và chiếm 16,1% về giá trị sử dụng [2]. Tại Trung tâm y tế huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình năm 2018 thuốc đơn thành phần chiếm 76,2% về số khoản mục và chiếm 62,3% về giá trị sử dụng, thuốc đa thành phần chiếm 23,8% về số khoản mục và chiếm 37,7% về giá trị sử dụng [1]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang thuốc đơn thành phần chiếm 86,5% về số khoản mục và chiếm 78,3% về giá trị sử dụng [13].
Qua đây cho thấy giá trị sử dụng các thuốc đa thành phần tại Trung tâm y tế thị xã Mường Lay cao hơn so với các bệnh viện khác. Để tiết kiệm chi phí trung tâm cần xem xét điều chỉnh về cơ cấu sử dụng thuốc đa thành phần trong những năm tiếp theo.