Songkhone là một huyện của tỉnh Savanakhet, tại trung Lào, có vị trí địa lý tiếp giáp với quốc gia là Thái Lan về phía tây, tiếp giáp hai huyện nội dịa Lào là huyện Xayphuthong và huyện Champhone về phía Bắc và tỉnh Saravane về phía Nam.
Hệ thống giao thông tại huyện Songkhone gồm đƣờng bộ với các tuyến quốc lộ lớn và đƣờng thủy. Vì có hai nhánh sông lớn từ sông Mê Kông, sông Xe Bang Hieng và có nhiều suối nhỏ đổ vào, nên mạng lƣới đƣờng thủy của huyện Songkhone khá phát triển. Tuy nhiên, do địa hình các con sông chảy qua không bằng phẳng và đƣợc ôm sát bởi các dãy núi xen lẫn các cánh rừng khộp khô, nên đã tạo điều kiện hình thành sự đặc thù trong canh tác lúa của ngƣời dân nơi đây – canh tác lúa bằng ruộng bậc thang, một hình thức canh tác rất thƣờng gặp nhƣ đối với tộc ngƣờitại miền núi phía bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, ở những khu vực hạ lƣu sông đƣợc phù sa bồi đắp, ngƣời dân vẫn thực hiện canh tác lúa nƣớc.
Diện tích đất của Songkhone có 17% là đất rừng, đất nông nghiệp chiếm 44%. Khí hậu nhiệt đới mang một chút đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới. Khí hậu đƣợc phân thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa.Tháng khô nhất trong năm là Tháng mƣời hai với tổng lƣợng mƣa bình quân là 2,0
26
mm, trong khi tháng mƣa nhiều nhất trong năm (tháng tám) có tổng lƣợng mƣa bình quân lên tới 323,1 mm [14, tr.23].
Điều kiện thời tiết đã tác động tới vụ mùa của ngƣời dân nơi đây. Thời tiết khô hạn cùng địa hình canh tác gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân tại huyện Songkhone nói chung, ngƣời Phu Thai nói riêng chỉ canh tác một vụ mùa duy nhất trong năm, kéo dài từ tháng 8 tới tháng 12. Do đó, vụ mùa của họ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, nếu năm nào quá hạn hán hoặc ngập lụt do nƣớc sông dâng cao, sẽ dẫn tới mất mùa và không thu hoạch đƣợc, ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống kinh tế của ngƣời dân. Chính vì vậy, hạt gạo và tín ngƣỡng tôn thờ nữ thần gạo và các vị thần linh với ngƣời Phu Thai rất quan trọng và linh thiêng.
Hình 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Songkhone[16, tr. 7]
Theo thống kê trong Báo cáo tạm thời của Tổng điều tra dân số và nhà ở Lào lần thứ tƣ năm 2015 thì dân số của tỉnh Savanakhet thì mật độ dân số
27
cao chỉ đứng sau thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Champasack, với đặc điểm hộ gia đình có quy mô lớn. Mỗi hộ gia đình tại tỉnh trung bình có từ 6 ngƣời, chỉ đứng sau tỉnh Xaysomboon có quy mô từ 6 - 7 ngƣời [27, tr. 7]. Huyện Songkhone có lƣợng dân số cao thứ ba của tỉnh Savanakhet, đứng sau thành phố Kaysone Phomvihane và huyện Champhone. Năm 2005, tổng dân số tỉnh huyện Songkhone là 46,163 ngƣời, sau 10 năm tăng lên 52,700 ngƣời với tỉ lệ 1.6% đứng ở hạng trung bình về gia tăng dân số [37, tr. 38]. Trong cơ cấu dân số của huyện Songkhone, có 94% dân số là nông dân và gắn với đời sống nông nghiệp, cao thứ hai toàn tỉnh.
Trên địa bàn huyện Songkhone hiện nay có 13 dân tộc khác nhau cùng chung sống, trong đó chiếm số lƣợng lớn nhất là ngƣời Lào và ngƣời Phu Thai. Các hoạt động cộng đồng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, mang đậm nét bản sắc của mỗi dân tộc đang sinh sống tại đây, tạo nên bức tranh nhiều màu sắc và hấp dẫn khách du lịch.