Toàn cầu hoá, du lịch lễ hội và môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn biến đổi lễ hội ở lào từ đổi mới (1986) qua trường hợp lễ hội cầu mùa bun khoun khoan khao của người phu thai, huyện songkhone, tỉnh savannakhet​ (Trang 95 - 96)

Cho tới nay chƣa có một thống kê nào cụ thể về số lƣợng khách du lịch tới Songkhone chỉ vì mục đích tham gia lễ hội. Đôi khi, họ tới lễ hội khi trùng với chuyến du lịch của mình nên họ không có khái niệm phải tìm hiểu trƣớc về lễ hội mình sẽ tham gia. Do đó, việc ăn mặc thiếu thiện cảm hay những hành vi vô tình rơi vào kiêng kị của ngƣời Phu Thai trong buổi lễ cũng khó có thể đổ lỗi cho họ hoàn toàn. Nguyên nhân của việc này là do thiếu hƣớng dẫn từ phía ngƣời quản lý du lịch, hoặc những thông tin công cộng tại buổi lễ chẳng hạn nhƣ các bảng hƣớng dẫn hay tờ rơi hƣớng dẫn du lịch tự túc. Do thiếu vắng một chính sách quản lý lễ hội bài bản nên ngay cả khi khách du lịch rất muốn tìm hiểu về lễ hội và không hề muốn phạm phải những điều cấm kị nhƣng tài nguyên thông tin để họ tiếp cận thì rất thiếu thốn và nghèo nàn.

Lễ hội Khoun Khoan Khao của ngƣời Phu Thai tại Songkhone ngày nay phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do lƣợng khách tham quan đông và lƣợng rác thải ra không đƣợc xử lý.Một thực tế dễ hiểu là với sự

95

mở rộng quy mô của lễ hội, sẽ tỉ lệ thuận với việc tham gia đông đảo của ngƣời dân, khách du lịch. Một bộ phận khách du lịch thiếu ý thức, xử rác sinh hoạt bừa bãi, đặc biệt là các loại rác thải nhƣ túi nilon khó phân hủy, đồ ăn, thức uống… gây mất mĩ quan và ảnh hƣớng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.

Các hoạt động bên lề của lễ hội nhƣ cuộc thi nấu ăn, hội chợ ẩm thực là nét đẹp và là cơ hội để ngƣời dân Phu Thai quảng bá những sản vật độc đáo của mình nhƣng cũng đang có chiều hƣớng “biến tƣớng”. Việc tham gia của khách du lịch ngày càng đông đã kéo theo sự phát sinh của những dịch vụ mới nhƣ: Dịch vụ ăn nghỉ trong các quán ăn uống, nhà hàng, khách sạn tạm thời; dịch vụ trông giữ xe máy, xe ô tô… chủ yếu là xe máy do lƣợng khách du lịch bằng xe tự lái tới lễ hội Bun Khoun Khao Khoan rất đông; dịch vụ chụp ảnh, tổ chức các trò chơi biểu diễn nghệ thuật, mua bán đồ lễ… Các hoạt động này diễn ra nhiều nơi trong không gian lễ hội mà không có quy hoạch khiến hoạt động thƣơng mại này lấn át không gian văn hóa, làm xấu đi hình ảnh đẹp của di tích và lễ hội. Một số khác đã biến tƣớng khi bắt đầu có hiện tƣợng nâng giá, “chặt chém” khách du lịch và tranh giành khách, khiến khách du lịch và ngƣời tham quan lễ hội có cái nhìn thiếu thiện cảm, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.

Một phần của tài liệu Luận văn biến đổi lễ hội ở lào từ đổi mới (1986) qua trường hợp lễ hội cầu mùa bun khoun khoan khao của người phu thai, huyện songkhone, tỉnh savannakhet​ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)