Diễn xướng dân gian

Một phần của tài liệu Luận văn biến đổi lễ hội ở lào từ đổi mới (1986) qua trường hợp lễ hội cầu mùa bun khoun khoan khao của người phu thai, huyện songkhone, tỉnh savannakhet​ (Trang 61 - 63)

Đối với hình thức diễn xƣớng dân gian, các tiết mục mor lam “cây nhà lá vƣờn” sẽ đƣợc biểu diễn. Ngƣời biểu diễn đơn thuần là những ngƣời nông dân trong vùng, nhƣng mặc quần áo đƣợc cách điệu trong sặc sỡ và thu hút hơn, trang điểm và diễn xƣớng các bài ca lao động, làn điệu dân gian của dân tộc mình. Mor lam là một loại hình ca nhạc dân gian phổ biến ở Lào, Thái Lan và Campuchia, là hình thức kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, những câu nói đời thƣờng với nghệ thuật biểu diễn.

Ngƣời Phu Thai có hình thức diễn xƣớng riêng và mang đặc trƣng riêng của mình, bao gồm các câu chuyện, bài thơ, lời đối đáp xoay quanh cuộc sóng nhà nông thƣờng ngày, những hiểu biết về nông nghiệp, tín ngƣỡng, tôn giáo, đạo đức… của dân tộc mình. Từ tính chất đặc trƣng trong nội dung cũng nhƣ vùng miền đã sinh ra hình thức gọi là Lam Phu Thai. Ngƣời con trái và con gái hát đôi với nhau và ngồi biểu diễn phía trƣớc, phía sau là ban nhạc. Hình thức diễn xƣớng này có điểm khác biệt so với Lam ở khu vực tây bắc Thái

61

lan, ở đó, các nghệ sĩ sẽ đứng để biểu diễn. Trong khi hát, ngƣời ca sĩ sẽ trình diễn các điệu múa bằng tay [29, p. 474].Hình thức diễn xƣớng này đƣợc gọi là

lam nang. Hình thức diễn xƣớng này phù hợp với quy mô một nhóm ngƣời, ngồi xung quanh mor lam. Có thể do yếu điểm của hình thức diễn xƣớng ngồi này khiến hơi của ngƣời hát không đƣợc cao và mạnh nên sẽ không phù hợp khi biểu diễn trong một không gian lớn và quá đông ngƣời.

Nhạc cụ truyền thống của ngƣời Phu Thai gồm Khwang wong (một bộ chiêng), pii (nhạc cụ thuộc bộ dây và phát ra âm thân khi ngƣời chơi dùng cây kéo đàn. Đàn này giống nhƣ đàn nhị của ngƣời Việt Nam) và khui (một loại trống dài có hai mặt đƣợc căng bằng da trâu).Ngoài ra, khaen (hay khèn) cũng đƣợc sử dụng phổ biến tại lễ hội ngƣời Phu Thai.

Khèn là loại nhạc cụ dân tộc đặc trƣng của ngƣời Lào nói chung. Ngƣời Phu Thai đã tự sáng tạo một biến thể mới của Khaen với 16 ống sáo bằng nứa tép bánh tẻ, nhỏ cỡ ngón tay út đều nhau, mỏng, ít mấu và đƣợc ghép lại thành từng đôi xếp từ thấp đến cao, xuyên qua một bầu bằng gỗ dài khoảng 11cm. Khèn đƣợc chia làm 2 bè, mỗi bè 8 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ mậy phạm vì tính mềm, dẻo dai, không nứt, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Lớp sáp ong này cần bịt kín để tạo ra âm thanh cho khèn. Phía trên bầu hơi từ 10 - 12cm có dùi những nốt bấm.Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lƣỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm.Vì thế mà khèn là loại nhạc cụ khá kén ngƣời chơi [25, tr. 230].

Bên cạnh lam Phu Thai, lễ hội còn là dịp để ngƣời Phu Thai tự hào khoe về sức khỏe cƣờng tráng của mình qua các điệu nhảy đấm bốc cổ xƣa. Thực chất đây là hoạt động múa nhƣng đƣợc thực hiện bởi các chàng trai trình diễn cùng tiếng trống và hát. Có thể mô tả các động tác của điệu múa này với môn quyền anh hiện đại nhƣng có nhịp điệu chậm rãi xen lẫn những

62

khúc dứt khoát, có với 14 tƣ thế, trong đó hai cánh tay và chân đƣợc di chuyển từ tốn và kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Trong lễ hội, ngƣời đƣợc lựa chọn diễn xƣớng là những chàng trai trẻ với thân hình cƣờng tráng.Họ cởi trần để lộ ra các hình xăm và cuốn sarong cùng màu với nhau.Những đoạn diễn xƣớng nhanh, dứt khoát cùng tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, làm không khí lễ hội trở nên náo nhiệt.

Điểm đặc biệt của điệu nhảy truyền thống này là nó phù hợp với cả ngƣời cao tuổi. Một số nhà nghiên cứu tại Thái Lan sau khi nghiên cứu điệu nhảy truyền thống này của nhóm dân tộc Phu Thai ở Lào và Thái Lan đã chứng minh rằng 12 trên tổng số 14 tƣ thế nhảy của điệu múa dân gian này giúp ngƣời cao tuổi cải thiện đáng kể các chức năng thể chất, cân bằng sức khỏe ở ngƣời cao tuổi khi tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên ở ngƣời cao tuổi với độ tuổi trung bình từ 68,6 và 65,9 tuổi [18].

Một phần của tài liệu Luận văn biến đổi lễ hội ở lào từ đổi mới (1986) qua trường hợp lễ hội cầu mùa bun khoun khoan khao của người phu thai, huyện songkhone, tỉnh savannakhet​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)