Giống nhƣ những lễ hội truyền thống khác, lễ hội Bun Khoun Khoan Khao cũng có những điều kiêng kị riêng. Ở góc độ chung nhất có thể hiểu “kiêng” là sự dè chừng, cảnh giác của mọi ngƣời trong cộng đồng đối với các ự vật và hiện tƣợng diễn ra trong cuộc sống giúp cho con ngƣời sống an toàn hơn nhờ những lời cảnh báo, khuyên nhủ của thế hệ tiền nhân; “kị” là sự tránh né, dè chừng nhƣng đƣợc diễn ra có ý thức cao hơn kiêng. Nhƣ vậy trong sự kỵ đã bao hàm cả những yếu tố kiêng. Kị còn đƣợc hiểu là cấm kị - nghiêm cấm không đƣợc vi phạm. Nếu cố làm trái đi, ngƣời đó sẽ phải gánh chịu hậu quả xấu [7]. Ngƣời Việt Nam có một thuật ngữ khác, nâng tầm mức cao hơn so với “kị” là “hèm” hay “tục hèm” là một đặc sản riêng có của từng dân tộc, vùng miền gắn với đặc trƣng riêng của đối tƣợng thần thánh đƣợc thờ tụng, tạo nên đặc sắc riêng có của lễ hội mà không có sự trùng nhau. “Kiêng kị” hay “tục hèm” đã tồn tại song hành cùng với lịch sử ra đời của lễ hội, giữ cho
64
lễ hội đƣợc trang nghiêm và không bị vấy bẩn, ô tạp, nhƣ một tấm khiên chắn bảo vệ tính thiêng liêng mà ngƣời xƣa đã để lại.
Ngƣời tham gia lễ hội Khoun Khoan Khao cần tránh những điều sau đây:
Thứ nhất, trang phục của người tham gia nhất thiết phải dài và kín.Đối với phụ nữ, trang phục phải che kín toàn bộ phần thân trên và dài tới mắt cá chân.Đối với đàn ông, sarong đƣợc mặc không đƣợc ngắn hơn đầu gối. Cũng nhƣ ngƣời Lào, ngƣời Phu Thai quan niệm trên cơ thể con ngƣời trừ phần đầu thì những phần còn lại rất ô uế và không tôn quý. Do đó, khi cử hành các nghi lễ tôn nghiêm, nhất thiết phải mặc quần áo che đi những phần hở trên cơ thể để không xúc phạm tới thần linh. Ngoại lệ duy nhất ở đây là các tu sĩ với trang phục màu cam vắt chéo hở một nửa vai. Nhƣng không thể so sánh giữa ngƣời bình thƣờng với các tu sĩ vì các tu sĩ là những ngƣời hƣớng Phật, do đó, ngƣời bình thƣờng khi tham gia lễ hội đặc biệt là phần nghi lễ cần phải đảm bảo tuân thủ việc mặc trang phục dài. Với những trƣờng hợp ngƣời tham gia không biết hoặc không đảm bảo điều kiện về trang phục sẽ không đƣợc mời vào khu lễ chính của lễ hội.
Thứ hai, việc hướng mũi chân vào các tu sĩ là điều cấm kỵ. Điều này lý giải vì sao tƣ thế ngồi của ngƣời tham gia nghi lễ hay những ngƣời vào chùa để cúng bài đều hạn chế tƣ thế nhƣ quỳ, hoặc ngồi thả hông sang một bên với đầu gối cong và bàn chân hƣớng ra sau. Việc ngồi khoanh chân cũng có thể đƣợc phép, nhƣng ngƣời dân Phu Thai thƣờng rất ít khi ngồi khoanh chân. Lý giải cho kiêng kị này cũng rất đơn giản, nếu nhƣ ngƣời Phu Thai quan niệm rằng phần đầu là nơi thiêng liêng và cao quý nhất của con ngƣời thì phần chân là nơi thấp nhất và bẩn nhất. Do đó, nếu chĩa chân về phía đức Phật hay tu sĩ, điều đó có nghĩa thể hiện sự bất kính và khiếm nhã. Các nghi lễ thƣờng kéo dài hàng giờ, việc ngồi ở các tƣ thế hạn chế sẽ gây ra hiện tƣợng mỏi, ngƣời
65
Phu Thai có thể đổi qua nhiều hình thức ngồi khác nhau nhƣng tuyệt đối không bao giờ chĩa bàn chân của mình về phía tu sĩ hay pháp sƣ khi làm lễ.
Thứ ba, trời mưa là một điềm rủi. Rõ ràng, kiêng kị này không nằm trong kiểm soát của con ngƣời. Việc chọn ngày tổ chức lễ hội hoàn toàn phụ thuộc vào sự tính toán của moi yau và các chức sắc trong làng.Mƣa mặc dù đem lại sự tƣơi tốt cho mùa màng nhƣng đối với thời gian gặt hái, mƣa lại cản trở rất nhiều. Hơn nữa, trong tín ngƣỡng của ngƣời Phu Thai, ngày tổ chức lễ hội là ngày tốt, nếu hôm đó có mƣa chứng tỏ ngƣời dân đã làm gì phật lòng các thần linh, khiến thần linh trút giận xuống dân làng. Do đó, trời mƣa là một kiêng kị mang tính khách quan mà ngƣời Phu Thai không muốn xảy ra trong ngày tổ chức lễ hội của mình.