2. Dịch vụ logistics
2.4.3. Nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
■ Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển Việt Nam như sau:
■ Việc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng.
■ Đối với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ năm 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm thoát dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. ■ Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.
■ Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng .
■ Khi được ủy thác giao nhận hàng hóa XNK với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
■ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi bãi, cảng.
■ Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hóa ghi trên chứng từ. ■ Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm
2.4.4. Công việc chung của cảng biến:
■ Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng. Hợp đồng của cảng biển có hai loại:
o Hợp đồng ủy thác giao nhận.
o Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hóa.
■ Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác. ■ Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác
để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
■ Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất nhập khẩu.
■ Tiến trình việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. ■ Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá
trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
■ Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
■ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau:
o Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.
o Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn.
o Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát).
2.4.5. Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK
- Ký kết hợp đồng giao nhận với Cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hóa XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng. - Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu. Cung cấp các chứng từ
cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa: o Đối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:
■ Lược khai hàng hóa (Cargo Manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
■ Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu.
o Đối với hàng nhập khẩu: Gồm các chứng từ: ■ Lược khai hàng hóa.
■ Sơ đồ xếp hàng. ■ Chi tiết hầm tàu.
■ Vận đơn đường biển trong trường hợp ủy thác cho cảng nhận hàng.
2.4.6. Nhiệm vụ của Hải quan
Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện các việc kiểm tra, giám sát kiểm soát Hải quan đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển.
2.5. Tổng quan vận tải bằng đường biển2.5.1. Khái niệm về vận tải đường biển: 2.5.1. Khái niệm về vận tải đường biển:
Vận tải đường biển đóng vai trò quan nhất trong việc vận chuyển hàng hóa trong ngoại thương, chiếm đến 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, ngành ngoại thương đang góp phần rất lớn vào kinh tế thế giới, vì vậy vận tải đường biển như là mạch máu chính cho cả nền kinh tế thế giới hiện nay.
2.5.2. Đặc điểm:
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế là vì nó có những ưu điểm nổi bật sau:
- Vận tải đường biển có năng lực vận tải lớn: phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường.
- Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp cho các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp.
- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp vì đa phần là những tuyến đường giao thông tự nhiên, chỉ tốn chi phí vào việc xây dựng cảng biển để tàu neo đậu. - Giá thành vận tải biển thấp và thuộc loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải.
- Mức tiêu thụ nhiên liệu thấp
Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải đường biển cũng có những mặt hạn chế sau:
- Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện hàng hải. Ví dụ một vài nước không có cảng biển, hoặc các tàu thường bị rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm, cháy, đâm va vào đá ngầm, ...
- Tốc độ vận tải hàng hóa bằng đường biển tương đối thấp, khoảng chừng 14-20 hải lý/ giờ, tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu hỏa.
2.5.4. Đối tượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển :
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
-I- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
ị- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
2.5.5. Phân loại các hình thức nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển Nhập khẩu hàng nguyên container (FCL/FCL - Full Container Load) : Nhập khẩu hàng nguyên container (FCL/FCL - Full Container Load) :
Là hàng hóa khi nhập về có số lượng ít nhất là nguyên 1 container, hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất nhưng phải là cùng một chủ hàng.
Nhập khẩu hàng lẻ (LCL/LCL - Less than Container Load) :
Là hàng hóa khi nhập khẩu về có số lượng bé hơn 1 container, thường được đại lý đóng ghép chung với những hàng khác từ nhiều khách hàng. Khi hàng đến nơi, đại lý sẽ làm thủ tục mở container kèm với lệnh giao hàng của hãng tàu cho cảng. Đại lý cũng phát hành lệnh giao hàng của mình cho các khách hàng có hàng trong container của mình.
2.5.6. Phân loại container.
Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là
Container hàng rời (Bulk container)
Container khô (dry Container, viêt tăt là 20’DC hay 40’dC).
Loại Container này được sử dụng phổ biên nhất trong vận tải biển.
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng...) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).
Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
Hình bên thể hiện container hàng rời với miệng xếp hàng (phía trên) và cửa dỡ hàng (bên cạnh) đang mở.
Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống...
Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến)
Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.
Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định.
ách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn.
Container bảo ôn (Thermal Container)
Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp container lạnh (refer container).
Container ho mai (Open-top container)
Container ha mai dugc thiet ke thuan tien cho viec dong hang vao va rut hang ra qua mai container. Sau khi dong hang, mai se dugc phu kin bang vai dau. Loai container nay dung de chuyen cha hang may moc thiet bi hoac go co than dai.
Container mat bang (Platform container)
Dugc thiet ke khong vach, khong mai ma chi co san la mat bang vung chac, chuyen dung de van chuyen hang nang nhu may moc thiet bi, sat thep...
Container mat bang co loai co vach hai dau (mat truac va mat sau), vach nay co the co dinh, gap xuong, hoac co the thao rdi.
Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm... Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
2.6. Tổng quan về Cảng biển:
2.6.1.Khái niệm cảng biển:
- Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của các tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hóa, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước.
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác.
- Cảng gồm có 2 bộ phận chính: khu đất & khu nước
+ Khu nước gồm: tuyến kênh dẫn tàu vào cảng và các vùng nước để cho tàu quay trở, neo đậu tạm thời, truyền tải và neo đậu trước bến để bốc xếp hàng hóa giữa tàu với bờ. Khu nước của cảng được giới hạn bởi tuyến đê chắn sóng(nếu có).
+ Khu đất: là nơi bố trí kho, bãi, hệ thống giao thông, thiết bị xếp dỡ và các công trình phụ trợ khác như nhà làm việc, hệ thống cấp thoát nước...
> Phân cách giữa khu đất và khu nước là tuyến bến, là nơi để tàu neo đậu, bốc xếp hàng hóa giữa tàu với bờ, một cảng có thể có nhiều bến để phục vụ cho một hoặc nhiều loại hàng hóa khác nhau.
- Trên thực tế thì ta thấy cảng biển còn là nơi phục vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa X N K ., đây còn là nơi để làm thủ tục XNK.
- Có các loại cảng biển như: cảng thương mại, Cảng quân sự, Cảng cá.riêng cảng thương mại còn được chia thành các khu vực riêng như: Cảng bách hóa, cảng than, cảng Container,. Những trang thiết bị của cảng bao gồm:
-I- Trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu: Cầu tàu, luồng lạch, kè, đập chắn song, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín h iệ u .
ị- Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa gồm: cần cẩu các loại, xe nâng hàng, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng, bang chuyền, ôtô, đầu máy kéo, rờ moóc, container, pallet.
-I- Cơ sở vật chất phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hóa gồm: hệ thống kho bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, CY, C F S .
ị- Thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý như: mạng internet, máy vi tính, hệ thống thông tin, tín h iệ u .
-I- Ngoài ra để phục vụ việc làm thủ tục cho hàng hóa XNK, cảng còn trang bị thêm một số thiết bị như: Máy soi quét, máy quét mã vạch, máy cân điện tử,.cùng cơ sở vật chất, nhà văn phòng cho các cơ quan hữu quan phục vụ bên trong cảng.
2.6.2. Tính c h ấ t sản x u ấ t củ a cản g:
+ Sản xuất của cảng mang tính phục vụ, sản phẩm của cảng dưới dạng phi vật hóa và không thể dự trữ được.
+ Điều kiện làm việc không ổn định, vị trí làm việc của công nhân cũng như thiết bị xếp dỡ thường xuyên thay đổi.
+ Qúa trình sản xuất không nhịp nhàng, hàng hóa đưa đến cảng không đều đặn. + Phục vụ kỹ thuật sữa chữa cho tàu và phục vụ hàng hóa.
+ Tổ chức tránh nạn cho phương tiện vận tải trong những trường hợp thời tiết xấu.
2.6.3. Vai trò và nhiệm vụ của cảng
♦♦♦ Nhiệm vụ của cảng: Cảng được coi như là một mắc xích trong dây chuyền vận
tải, nó là nơi gặp gỡ của các phương thức vận tải khác nhau, là nơi có sự thay đổi hàng hóa và hành khách từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện vận tải còn lại và ngược lại.
♦♦♦ Vai trò của cảng:
- Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội tàu buôn và cho phép không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của các nước khác. Ngoài ra cảng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và giữ vững quan hệ ngoại thương mại với các nước khác.
- Đối với công nghiệp: Cảng là nơi tác động trong việc xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu.
- Đối với nông nghiệp: Tác động của cảng mang tính hai chiều: xuất lúa gạo, nông sản và nhập phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp.
- Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận tải nội địa, vận tải ven biển và vận tải quá cảnh, là nhân tố tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác.
- Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành các khu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho nhân dân thành phố.
2.6.4. Ch ức năng của cảng
- Đảm bảo an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động
- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa và đón trả hành khách.
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.
- Để tàu biển và các phương tiện thủy khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
2.7. Các chứng từ và văn bản pháp lý liên quan trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển: hóa bằng đường biển:
2.7.1.Những chứng từ thường gặp:
-I- Hợp đồng thương mại ( Sale Contract ): là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên ( ít nhất một bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân ) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt