Tình hình thị trường cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu mức độ nhận biết của khách hàng thành phố Huế đối với thương hiệu cà phê Đồng Xanh (Greenfields Coffee) (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1 Tình hình thị trường cà phê Việt Nam

Những năm 80 của thế kỷ XIX, người Pháp xâm lược Việt Nam và mang theo nhiều nét văn hóa phương Tây vào thuộc địa. Người Việt làm quen với cà phê từ dạo đó. Thứ thức uống đen sánh, nhấp môi có vị đắng, đầm và khiến người ta khoan khoái sau khi uống được giới quan chức, quý tộc phong kiến lúc bấy giờ ưa chuộng.

Vùng đất Tây Nguyên được khai phá để trồng cà phê và trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước với những loại cà phê có chất lượng ngon hàng đầu. Cà phê Việt Nam không chỉ biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được các thương hiệu cà phê rất riêng của người Việt. Arabica và Rubusta là hai loại

cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam.

Những năm gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO). Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil). Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ). EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch.

Trong thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung. Đến nay, cả nước đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt.

(Nguồn:http://wasi.org.vn/ca-phe-viet-lam-gi-de-dat-muc-tieu-6-ty-usd/) Cuộc chiến của các chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam

Theo Washington Post, gã khổng lồ Starbucks du nhập vào Việt Nam chậm hơn dự kiến 5 năm sau khi gia nhập, số lượng cửa hàng Starbucks chỉ ở mức 38. Ngược lại, Thái Lan có hơn 330 Starbucks, trong khi Indonesia có hơn 320 và Malaysia có hơn 190 cửa hàng.

Một startup khác được coi là chuỗi cà phê phổ biến nhất tại Việt Nam về các cửa hàng và sự nổi tiếng về thương hiệu, Highlands Coffee. Được thành lập vào năm 2002 bởi một người Mỹ gốc Việt, Highlands Coffee mang đến một không gian thiết kế với phong cách phương Tây để thu hút giới trẻ. Các chuỗi cà phê mới hơn gồm Thức Coffee, Urban Coffee Station và Phúc Long, tất cả đều đã ra mắt trong thời gian qua, đang có mức tăng trưởng doanh thu ước tính khoảng 7% mỗi năm. Ngược lại, các

thương hiệu cũ như NYDC, Gloria Jean's Coffee thuộc sở hữu của Australia và Coffee Bene có trụ sở tại Hàn Quốc, thậm chí các chuỗi cửa hàng cà phê trong nước mới như The KAfe và Saigon Cafe, đang giảm qui mô hoặc đóng cửa do chi phí vận hành cao, gồm tiền thuê nhà, và khó tìm địa điểm.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu mức độ nhận biết của khách hàng thành phố Huế đối với thương hiệu cà phê Đồng Xanh (Greenfields Coffee) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)