5. Kết cấu của đề tài
1.4.1 Các công trình nghiên cứu trước đây
[1] Phan Thị Diệu (2017). Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Huetronics của công ty Cổ phần Huetronics trên địa bàn thành phố Huế - Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu Huetronics của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế. Các yếu tố giúp khách hàng nhận biết được thương hiệu trong nghiên cứu này là: “tên thương hiệu”,
Các yếu tố nhận biết thương hiệu
“logo”, “slogan”, “đồng phục nhân viên”, “quảng cáo thương hiệu”. Đối chiếu với nghiên cứu về mức độ nhận biết thương hiệu cà phê Đồng Xanh thì các yếu tố nhận biết thương hiệu như: “tên thương hiệu”, “logo”, “slogan”, “quảng cáo thương hiệu”có thể áp dụng vào mô hình nghiên cứu.
[2] Nguyễn Thị Bắp (2019). Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu bia Huda Ice Blast tại thành phố Huế - Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế.
Nghiên cứu đã đưa ra được mô hình nghiên cứu sáu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu bia Huda Ice Blast của khách hàng tại thành phố Huế đó là: “tên thương hiệu”, “slogan”, “bao bì”, “quảng cáo thương hiệu” và “chương trình khuyến mãi”.
Đối chiếu với nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu cà phê Đồng Xanh thì các yếu tố trên đều có thể áp dụng vào mô hình nghiên cứu.
[3] Mô hình các yếu tố nhận biết thương hiệu của Trương Đình Chiến (2005),
“Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn”
Dựa trên cơ sở lý thuyết Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn (Trương Đình Chiến, 2005) về các yếu tố nhận biết thương hiệu, đề tài tiến hành lựa chọn những yếu tố phù hợp với thực tiễn để đưa vào mô hình nghiên cứu.
Qua triết lí kinh doanh
-Khẩu hiệu
-Phương châm kinh doanh
-Cách ngôn - triết lý
Qua hoạt động của doanh nghiệp
Qua hoạt động truyền thông thị giác -Quảng cáo -Tiếp thị trực tiếp -Khuyến mãi -PR-truyền miệng -Bán hàng trực tiếp -Logo -Slogan -Hệ thống nhận diện thương hiệu
(Nguồn: Trương Đình Chiến, 2005)
Hình 2.5 Mô hình các yếu tố nhận biết thương hiệu
Mức độ nhận biết
thương hiệu
Khuyến mãi Quảng cáo thương hiệu
Bao bì Slogan
Logo Tên thương hiệu
Trong yếu tố “nhận biết qua triết lý kinh doanh” yếu tố “khẩu hiệu” (slogan) được lựa chọn bởi đây là yếu tố khá phổ biến khi nhận dạng bất kỳ thương hiệu.
Yếu tố “nhận biết qua hoạt động của doanh nghiệp” chưa phải là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến mức độ nhận biết thương hiệu của công ty nên không được lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu dự kiến.
Trong yếu tố “nhận biết qua hoạt động truyền thông thị giác” thì “quảng cáo”, “logo”,“slogan”, “khuyến mãi” được lựa chọn vì nó có ảnh hưởng mạnh đến mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu Greenfields.
Trên thực tế vẫn chưa có một mô hình nghiên cứu chuẩn nào được công nhận rộng rãi về đo lường mức độ nhận biết thương hiệu. Vì vậy, đề tài sẽ tiến hành phân tích đi từ lý thuyết đến thực tiễn để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp. Quá trình tham khảo lý thuyết được rút ra từ hai mô hình nghiên cứu của hai đề tài trên cùng với cơ sở lý thuyết từ “Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn” của thầy Trương Đình Chiến (2005). Kết hợp với thực tế thông qua quá trình thực tập tại công ty cà phê Đồng Xanh với những đánh giá, nhìn nhận từ khách quan đến chủ quan để xây dựng mô hình nghiên cứu.