Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng đối với dịch vụ mạng di động Mobifone trên địa bàn thành phố Huế (Trang 43 - 46)

1. Tổng quan về công ty viễn thông Mobifone

1.1. Giới thiệu chung về công ty

MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông

tin di động. Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc BộThông tin và Truyền thông, kinh doanh trong các lĩnh

vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS, Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, dịch vụcông nghệ thông tin, bán lẻvà phân phối và đầu tư nước ngoài. (Nguồn: https://mobifone.vn/)

Hình 13. Thông tin chung về Tổng công ty viễn thông Mobifone

Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng diđộng lớn nhất với hơn 30% thị

phần. Chúng tôi cũng là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền. (Nguồn: https://vnr500.com.vn/)

Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có 20 Phòng, Ban chức năng và 20 đơn vịtrực thuộc khác bao gồm 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia

tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone, Trung tâm Quản lý và

điều hành mạng (NOC), Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam,

Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế

MobiFone. (Nguồn: https://mobifone.vn/)

Ngoài ra, MobiFone có bốn Công ty con bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ

thuật MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone toàn cầu, Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone, và Công ty cổphần nghe nhìn toàn cầu.

Mobifone được cục quản lý chất lượng BộTT–TT công bốlà mạng di động có chất lượng dịch vụtốt nhất và được bình chọn là Mạng di động được ưa thích nhất tại Việt Nam trong 4 năm liên tiếp (2005-2008) giải thưởng của Việt Nam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổchức.

Logo

Hình 14. Logo Mobifone

(Nguồn: Mobifone Thừa Thiên Huế)

Logo Mobifone lấy ý tưởng chính từ tên thương hiệu “Mobifone” trong đó nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc phối kết hợp 2 tone màu xanh và đỏ.

Logo Mobifone là sự kết hợp hoàn hảo của tone màu xanh dương và tone màu đỏ đơn giản nhưng hiện đại mang đến sựcân bằng, tinh tế. Một sựquyết liệt của tone

đỏ với sự mềm mại của tone xanh, đó cũng chính là sự pha trộn của sự hiện đại và truyền thống lâu đời.

Tổng thể, thiết kếlogodi động mobifone là sựthểhiện của 2 sắc thái hòa quyện,

cân đối tạo cảm nhận vềsự tin tưởng, tích cực,ấn tượng.

Với slogan “Kết nối giá trị - khơi dậy tiềm năng” mang thông điệp hướng tới sự

phát triển toàn diện, bền vững dựa trên mối quan hệ là khách hàng, đối tác và nhân viên.

Đối với khách hàng

Mobifone cam kết “kết nối giá trị” cung cấp mọi giải pháp sáng tạo, đa dạng hóa dịch vụ, cá biệt hóa khâu chăm sóc, đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của khách. “Kết nối giá trị” chính là mang tới những giá trị tốt đẹp đểcác dịch vụ ngày càng đa dạng

hơn, tốt hơn,ý nghĩa hơn.  Đối với đối tác

Mobifone cam kết “khơi dậy tiềm năng”, xây dựng sự kết nối, liên kết với các

đối tác qua các khâu từ sản xuất tới kinh doanh để hợp lực xây dựng nền tảng nhanh, hiệu quả, đi tắt đón đầu xu thể.

Ngoài ra, “Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng” còn có ý nghĩa như một tuyên ngôn gắn liền với chiến lược phát triển của Mobifone: kinh doanh đa dịch vụ.

Tầm nhìn

Với những thay đổi mang tính chiến lược, tầm nhìn 2015-2020 của MobiFone

được thểhiện rõ nét trong thông điệp “Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng”. Tầm nhìn này phản ánh cam kết của chúng tôi hướng đến sự phát triển toàn diện và bền vững dựa trên ba mối quan hệtrụcột: với khách hàng, với đối tác, và với từng nhân viên.

Sứ mệnh

Với MobiFone, sứmệnh của chúng tôi là đem lại những sản phẩm và dịch vụkết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện,đánh thức và thỏa mãn

nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc. Phát triển trong nhận thức, trong các mối quan hệ, trong cơ hội kinh doanh và hạnh phúc vìđược quan tâm, được chăm sóc, được khuyến khích và được thỏa mãn. Tăng trưởng và hạnh phúc là động lực phát triển của các cá nhân cũng như toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng khách hàng đối với dịch vụ mạng di động Mobifone trên địa bàn thành phố Huế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)