VIII. BẢO HIỂM XÃ HỘ
8. Thủ tục giải quyết đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát đối với người lao động đã nghỉ việc:
động đã nghỉ việc:
* Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ từ người SD lao động hoăc người lao động;
- Kiểm tra, đối chiếu về hồ sơ, nếu đủ và đúng theo quy định thì chuyển BHXH tỉnh giải quyết;
- Nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh để trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động;
- Tổ chức thực hiện chi trả chế độ hàng tháng cho người hưởng chế độ. * Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH huyện. * Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ:
+ Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ hoặc BNN;
+ Giấy ra viện sau khi điều trị ổn định thương tật, BNN cũ tái phát (hoặc bản sao hồ sơ điều trị thương tật, bệnh tật);
+ Đơn của người lao động đề nghị giám định lại thương tật, bệnh tật (Mẫu số 11 – HSB); + Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.
- Số lượng hồ sơ: 04 (bộ) * Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. * Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm):
- Đơn đề nghị giám định lại thương tật, bệnh tật do tái phát (Mẫu số 11 – HSB). * Phí, lệ phí (nếu có): Không.
* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. * Yêu cầu; điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật BHXH ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ 01/01/2007.
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007.
- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP.
- Quyết định số 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc.